Từ tai nạn tàu cao tốc đến sự cố tàu ngầm nguyên tử


Ngô Văn
DienDanCTM

Qua vụ tai nạn tàu cao tốc ở Trung quốc, thế giới bên ngoài không chỉ phần nào đánh giá được khả năng Trung Quốc góp nhặt và ráp nối các bí mật công nghệ cao của các quốc gia khác, mà còn có chứng cớ về cung cách làm việc của cán bộ, quan chức hữu trách trong bộ máy cầm quyền. Mọi cấp địa phương đều chỉ quan tâm tìm các cơ hội thủ lợi từ các công trình lớn. Trong khi đó, quan chức cấp tỉnh và trung ương khao khát thành tích để lên chức cao hơn đến độ xem thường cả mạng sống người dân. Và khi một tai nạn xảy ra, ngay cả loại tai nạn lớn được nhiều người trên cả nước và thế giới quan
tâm theo dõi, các bộ, ngành vẫn cố tìm cách phi tang các hiện vật có thể giúp việc điều tra nguyên nhân gây ra tai nạn. Không khí chạy tội gấp rút đến độ nhân viên được lệnh chôn vùi ngay các toa tàu bị trật đường rầy xuống lòng đất mà chẳng cần cả việc kiểm tra bên trong xem có hành khách nào còn bị kẹt hay không. Nếu không nhờ sự phát hiện của một người lính cứu hỏa thì một bé gái 2 tuổi đã bị chôn sống dưới lòng đất theo toa tàu! Khi tin tức về bé gái này lan ra qua các phương tiện Internet “ngoài luồng”, công luận Trung Quốc lại càng căm phẫn, các quan chức lại giải thích quanh co và đành đào các toa tàu lên để chính họ “điều tra”.

Chuyện quá rõ ràng như vậy mà vẫn còn muốn che giấu thì những tai nạn cho dù nguy hiểm đến cách mấy mà ít có ai biết chắc chắn Bắc Kinh tìm cách che giấu đến cùng. Sự cố hai chiếc tàu ngầm nguyên tử của Trung quốc bị rò rỉ phóng xạ vào ngày 29 tháng 7 vừa qua là một trường hợp điển hình. Điều làm cho Bắc Kinh điên đầu không phải là lý do tại sao hai chiếc tàu ngầm nguyên tử bị rò rỉ phóng xạ mà nguyên do gì khiến học viện Hải quân Trung quốc ở quân cảng Đại Liên (Dalien) tiết lộ tin tức này ra cho mọi người biết. Hiện nay chưa biết ai là người đã chuyển tin nhưng theo các quan sát viên về tình hình chính trị, quân sự Trung quốc chiếu theo kinh nghiệm quá khứ thì gần như chắc chắn sẽ có nạn nhân bị đem ra xử bắn, dù đúng tội hay chỉ là “dê tế thần”, để nhà nước trung ương chứng minh họ vẫn đang nắm quyền kiểm soát và để răn đe những ai đang có ý định chuyển tin tương tự.

Một trang mạng có tên Boxun tại Hoa Kỳ của những nhà dân chủ Trung quốc đã nhận được tin từ trong nước và loan tải rộng rãi, kể cả phát tán ngược vào Hoa lục cho mọi người cùng biết. Theo tin tức này thì hai chiếc tàu ngầm nguyên tử đang đậu ở quân cảng Đại Liên để tu sửa hệ thống điện thì phát giác tàu đã và đang rò rỉ phóng xạ. Bộ tư lịnh Hải quân ở Đại Liên phải lập tức ra “khẩu lệnh” phong tỏa một vùng biển rộng lớn xung quanh cảng Dalian (Đại Liên), không cho bất cứ tàu bè nào qua lại. Ban đầu người ta tưởng lệnh phong tỏa này nhằm giữ bí mật cho việc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc. Nhưng không ai hiểu lý do vùng biển vẫn bị cấm nghiêm ngặt sau khi Varyag đã rời bến cho tới khi trang Boxun bật mí.

Các cộng tác viên của Boxun cũng lấy được mẫu nước biển tại Đại Liên để gởi ra nước ngoài thử nghiệm. Độ ô nhiễm phóng xạ trong nước biển lên tới 0,31 milisievert, tức gấp 3 lần nước biển quanh nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản, khi xảy ra tai nạn sóng thần năm nay. Ủy ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc lập tức dốc toàn lực ra phủ nhận trên mọi báo, đài nhà nước và ngăn chận người dân Trung Quốc truy cập tin tức này trên mạng.

Một trong những cơ quan đặc biệt quan tâm là bộ Quốc phòng Nhật Bản. Tokyo đã chính thức lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh xác nhận là có chuyện hai tàu ngầm nguyên tử bị rò rỉ phóng xạ hay không. Đồng thời chính phủ Nhật cũng cảnh báo tất cả các tàu đánh cá Nhật hoạt động trong vùng. Tốt nhất là không nên thả lưới vào thời điểm này ở hải phận quốc té gần vùng biển Đại Liên. Cho đến nay, ngoài các phủ nhận trên báo, đài, Bắc Kinh vẫn không chính thức hồi đáp chính phủ Nhật. Có thể họ muốn tránh việc nói dối có văn bản và các hệ lụy trong tương lai?

Giới phân tích quân sự Nhật Bản cũng ôn lại những tai nạn tàu ngầm Trung Quốc trong quá khứ mà Bắc Kinh chưa lần nào xác nhận. Năm 1983, hai tàu ngầm nguyên tử của Trung quốc và Liên Xô đụng nhau dưới đáy biển Vladivostok (ở cực đông Nga) làm thiệt mạng 70 binh lính. 12 năm sau, Ủy ban điều tra của Nga (hậu Liên Xô) đã thú nhận về tai nạn này. Năm 1985, tàu ngầm nguyên tử Trung quốc trong cuộc tập trận bắn tên lửa đã phát nổ khiến khoảng 100 lính trên tàu bị chết, v.v… Giới bình luận Nhật Bản than phiền, khác với tai nạn tàu cao tốc, việc rò rỉ phóng xạ từ tàu ngầm Trung Quốc không còn là chuyện riêng của Trung Quốc mà là một sự cố quốc tế. Nó mang nguy cơ ảnh hưởng đến dân chúng nhiều nước khác vì các dòng chảy tại Thái Bình Dương. Lẽ ra Bắc Kinh phải báo động ngay với đầy đủ chi tiết để chận đứng sớm mức độ lan tràn. Bài học từ dịch cúm gia cầm gần 10 năm trước và những hệ lụy nặng nề của chính sách khỏa lấp nay hầu như đã bị quên lãng hoàn toàn.

Nguồn: http://dangviettan.wordpress.com/2011/08/20/tu-tai-nan-tau-cao-toc-den-su-co-tau-ngam-nguyen-t%E1%BB%AD/

2 comments:

Với tôi thì sự ém nhẹm tin tức của nhà nước Trung Quốc là không lạ, vì nếu họ công bố thì họ sẽ bị nhân dân Trung Quốc chống đối và làm ầm ỷ lên. Bên cạnh đó là những quốc gia xung quanh Thái Bình Dương cũng sẽ chất vấn và yêu cầu họ thực hiện nọ kia. Trong tình trạng đó thì họ đã cố gắng che mắt tất cả mọi người. Tuy nhiên họ quên rằng hiện nay là thế kỷ 21 và hầu hết mọi quốc gia tiên tiến điều biết những động tịnh tại một quốc gia khác, nơi mà những quốc gia nầy cần quan tâm và chú ý.

Cái gì cũng dấu kính, cái gì cũng là bí mật quốc phòng. Đó là sách lược của chế độ độc tài,đảng trị TQ nói riêng và những chế độ độc tài, đảng trị khác nói chung. Những chế độ nầy hiện nay đã hết thời và đang đi vào cỏi âm, nhưng những lảnh đạo của họ thì vẫn chưa thức tỉnh. Thật là đáng tiếc vậy !!!

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More