Nguyễn Xuân Nghiã
Quốc hội Trung Quốc trong kỳ 5 của khoá 11 vừa qua đã thông báo ba quyết định kinh tế đáng chú ý là tái quân bình cơ cấu kinh tế, gia tăng tiêu thụ nội địa và hãm đà tăng trưởng ở mức 7,5% một năm trong những năm sắp tới. Nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do lại tỏ vẻ hoài nghi khả năng giảm đà tăng trưởng như Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã trình bày và ông giải thích như sau qua cuộc trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Đại hội Đại biểu Nhân dân, tức là Quốc hội của Trung Quốc, trong 10 ngày họp của kỳ Năm thuộc Khoá 11 đã thông báo một số quyết
định về kinh tế rất đáng chú ý trong đó có chỉ tiêu hãm đà tăng trưởng xuống còn có 7,5% một năm trong mấy năm còn lại của Kế hoạch Năm năm thứ 12, từ nay đến 2015. Qua đó, giới quan sát quốc tế cho là lãnh đạo xứ này đã ý thức được yêu cầu điều chỉnh lại đường hướng kinh tế và chú trọng tới phẩm nhiều hơn lượng. Ông nghĩ sao về nhận định ấy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa tôi cho là đúng như vậy, rằng lãnh đạo Trung Quốc thấy ra nhiều nguy cơ kinh tế, xã hội và chính trị nên cố sửa theo cái hướng mà các định chế quốc tế hay giới nghiên cứu thế giới đã khuyến cáo từ nhiều năm rồi. Tuy nhiên, dù họ cố gắng, vấn đề nên tìm hiểu là liệu họ có thành công hay chăng. Câu hỏi đó cũng rất đáng quan tâm nếu chúng ta nhìn từ Việt Nam. Riêng tôi thì e rằng họ sẽ chẳng thành công, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mà vẫn khó tránh khỏi động loạn.
Vũ Hoàng: Ông vừa nêu ra nhận xét có vẻ mâu thuẫn. Thứ nhất là kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh hơn dự kiến là 7,5% một năm, thứ hai là vì thế mà nguy cơ động loạn vẫn còn. Chúng tôi xin đề nghị là mình sẽ lần lượt tìm hiểu chuyện đó vì dường như vấn đề nó không nằm ở tốc độ tăng trưởng cao hay thấp mà trong cơ chế kinh tế hay chiến lược phát triển của xứ này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, ngược với ấn tượng của nhiều người, Quốc hội Trung Quốc chưa có thực quyền, mọi quyết định vẫn nằm trong hệ thống đảng. Kế hoạch Năm năm thứ 12 do Quốc hội thông báo trong kỳ họp vừa qua ứng vào giai đoạn 2011-2015 và thật ra được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Kỳ sáu thuộc khoá 17 của đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ Tháng 10 năm ngoái. Quốc hội và cả Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người đứng hàng thứ ba trong hệ thống lãnh đạo, chỉ thông báo một nghị quyết của đảng và nhấn mạnh đến chín ưu tiên sẽ cố thực hiện năm 2012, trong đó có vụ giảm đà tăng trưởng tới mức 7,5%.
- Thứ hai, mức tăng trưởng này chỉ là biểu kiến của đảng, chứ từ bao năm qua người ta đều thấy đà tăng trưởng luôn luôn cao hơn chỉ tiêu từ một đến ba phần trăm. Tức là dù duy trì chế độ độc đảng, thật ra lãnh đạo tại trung ương không kiểm soát và quyết định được tất cả.
- Sau cùng, cũng phải nhắc lại rằng tăng trưởng không phải là phát triển, lượng không là phẩm: đà tăng trưởng thiếu phẩm chất của xứ này không là thành tích đáng mừng và lãnh đạo của họ có thấy như vậy. Chúng ta cũng cần thấy như vậy khi nhớ đến hoàn cảnh của Việt Nam.
Vũ Hoàng: Như vậy, xin đề nghị với ông là ta tìm hiểu căn nguyên sâu xa của kinh tế và chính trị Trung Quốc, nghĩa là đi lại từ cơ bản.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đầu tiên, ta trở về chiến lược kinh tế xứ này từ thời Đặng Tiểu Bình cải cách hơn 30 năm trước. Lãnh đạo Trung Quốc chỉ áp dụng chiến lược của các nước Đông Á như Nhật Bản rồi Đại Hàn, Đài Loan và các nước Đông Nam Á sau này. Đó là thu hút mức tiết kiệm rất cao của dân để đầu tư thật mạnh hầu tạo ra công ăn việc làm mà không lý tới hiệu năng của đầu tư. Kết quả là đạt mức tăng trưởng rất cao và được thế giới gọi là phép lạ. Nhưng càng tăng trưởng thì càng đào sâu nhiều thất quân bình và sẽ khủng hoảng. Nhật bị khủng hoảng năm 1990, các nước Đông Á khác thì bị vào năm 1997-1998. Giới đầu tư quốc tế có thể trục lợi trong chiến lược tăng trưởng đó và ngợi ca sự kỳ diệu của Trung Quốc, như đã từng ngợi ca các nước Đông Á trước đó. Lãnh đạo Bắc Kinh và Hà Nội cũng dựa vào đấy mà tuyên truyền về sự sáng suốt của đảng. Nhưng ta nên lạnh lùng bình tĩnh nhìn vào sự thật.
Vũ Hoàng: Ông nói đến nhiều thất quân bình có thể đưa tới khủng hoảng. Thưa ông, đâu là cơ sở của những lý luận này? Và liệu lãnh đạo Bắc Kinh có biết hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta nhớ lãnh đạo thuộc thế hệ thứ ba là Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ có thấy sự mất cân đối giữa các địa phương và muốn san xẻ tiềm lực phát triển cho các tỉnh bị khoá trong lục địa ở miền Tây mà không thành. Lên lãnh đạo từ đầu năm 2003, thế hệ thứ tư là Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo cũng ý thức được là lối tăng trưởng bề mặt nhờ các tỉnh duyên hải hội nhập vào kinh tế thế giới để xuất khẩu bằng mọi giá lại hàm chứa nhiều mầm bất công nguy hiểm bên trong. Họ muốn tập trung quyền lực về trung ương, chấp nhận đà tăng trưởng thấp hơn và phần nào tái phân lợi tức cho các địa phương hay thành phần bần cùng trong xã hội trong một nỗ lực cải cách sâu rộng. Mà họ thất bại.
Vũ Hoàng: Theo như ông trình bày thì việc cải cách theo phẩm hơn lượng được nói tới ngày nay thật ra đã có lúc là nỗ lực của lãnh đạo Trung Quốc mà rốt cuộc thì họ thất bại. Vì sao như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nên lùi về một chút để nhìn thấy cái tôi gọi là "điểm lật" là vào năm 2008.
- Sau cả chục năm tăng trưởng mạnh, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001, kinh tế Trung Quốc bị hiện tượng nóng máy, bất công xã hội gia tăng, môi sinh bị hủy hoại. Lãnh đạo tại Bắc Kinh có thấy nguy cơ động loạn xuất phát từ chiến lược vét tiền tiết kiệm rất cao của người dân để ào ạt đầu tư mà thiếu phẩm chất, an toàn và cân đối.
- Năm 2007, như ngày nay, tranh luận xảy ra trên thượng tầng và yêu cầu phẩm hơn lượng có lúc được đề ra, phản ảnh qua chủ trương gọi là "xã hội hài hòa" của ông Hồ Cẩm Đào trong Đại hội khoá 17. Nhưng năm 2008 thì thế giới lại gặp nạn Tổng suy trầm và kinh tế xứ này bị hiệu ứng bất lợi vì vẫn quá lệ thuộc vào xuất khẩu. Tháng 11 năm 2008, Bắc Kinh quyết định tăng chi một ngân khoản tương đương với gần 600 tỷ Mỹ kim. Khi đà tăng trưởng của quý một năm 2009 sụt từ 6,8 xuống 6,1%, họ ào ạt bơm ra lượng tín dụng khổng lồ để kích thích kinh tế . Thành thử họ đẩy lui yêu cầu hạ nhiệt để cải thiện cơ chế kinh tế cho quân bình và bền vững.
- Nhưng ngược lại, việc kích thích kinh tế qua hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước từ trung ương đến các địa phương qua một lượng tiền tương đương với 40% Tổng sản lượng GDP đã dẫn tới ba tai họa. Thứ nhất là lạm phát, thứ hai là bong bóng đầu cơ và thứ ba là sản xuất dư thừa để chất đống. Đó là tình trạng ngày nay khi chính quyền phải kềm hãm tín dụng, hạn chế đà tăng giá bất động sản và đang sợ là nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, các ngân hàng sụp đổ dưới một núi nợ xấu, trong khi ấy, những rủi ro xã hội chỉ tăng chứ không giảm.
Vũ Hoàng: Thưa ông, vì vậy mà đảng và nhà nước Trung Quốc mới đề ra những đường hướng gọi là cải cách trong thời gian tới. Theo như ông tìm hiểu thì những đường hướng ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước khi nói đến đường hướng cải cách đang được lãnh đạo Bắc Kinh đề ra, tôi lại xin nhắc đến bối cảnh chung để ta nhìn ra nỗi lo của họ.
- Vì tâm lý bất an và kinh nghiệm loạn lạc nằm trong tiềm thức, dân Á châu nói chung có sức tiết kiệm rất cao, mà có lẽ cao nhất là một xứ bị loạn nhiều nhất trong cả trăm năm, là Trung Quốc. Mức tiết kiệm đến 40% lợi tức được trút vào ngân hàng với lãi suất thật ra là số âm nếu so với lạm phát. Lãnh đạo xứ này huy động vốn từ đó và đầu tư rất mạnh để đạt tốc độ tăng trưởng cao theo cái kiểu tôi cứ ví von là uống thuốc bổ để đạp xe cho mạnh vì nếu không, xe đạp sẽ đổ. Năm 2009 thì còm bơm thêm thuốc bổ tới kỷ lục và đấy là liều thuốc dổ bệnh như tại Việt Nam.
- Khi sản xuất ồ ạt như vậy cho một thị trường nội địa thật ra còn nghèo, Trung Quốc phải xuất khẩu, tức là vẫn theo chiến lược Đông Á cố hữu thời xưa. Nhưng thu nhập về ngoại tệ lại do nhà nước độc quyền quản lý với tỷ giá thấp vì cần xuất khẩu cho rẻ. Kết quả là lãnh đạo có một dự trữ ngoại tệ rất cao để có thể hù doạ thế giới, nhưng người dân lại không được hưởng kết quả lao động. Mà hậu quả của tiến trình đầu tư và xuất khẩu ồ ạt lại dẫn tới lạm phát, sản xuất thừa, bong bóng đầu cơ, nạn chiếm đất mà không bồi thường thoả đáng, v.v...
- Trong khi ấy, người dân lại phẫn nộ vì bất công chồng chất, tham nhũng tràn lan. Nghiêm trọng nhất về kinh tế là hiệu năng và mức lời của đầu tư thật ra rất thấp nên nhiều doanh nghiệp bị mấp mé nguy cơ phá sản. Khi toàn cầu bị suy trầm, ba thị trường xuất khẩu cố hữu là Âu-Mỹ-Nhật đều giảm sút, là tình trạng ngày nay, lãnh đạo phải quyết định điều chỉnh.
Vũ Hoàng: Hồi nãy, ông có nói đến chín ưu tiên trong Kế hoạch Năm năm thứ 12 của Trung Quốc, có phải đó là đường hướng điều chỉnh hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đường hướng này là đảm bảo một đà tăng trưởng ổn định và bền vững hơn, với trọng tâm nhắm vào lợi tức người dân để nâng mức tiêu thụ nội địa còn quá thấp, hiện mới chỉ ở khoảng 35% Tổng sản lượng GDP. Cụ thể thì có ưu tiên là tạo thêm chín triệu việc làm, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội như y tế giáo dục, xây dựng nhà rẻ tiền cho dân nghèo và giúp đỡ người dân nông thôn. Chỉ vì nguy cơ động loạn xã hội đang lan rộng, những hướng ấy thật ra là đúng đắn và cần thiết, nhưng khó thực hiện về thực tế.
- Trong khi đó, dư luận chỉ để ý tới con số 7,5% là chỉ tiêu tăng trưởng của mấy năm tới so với chỉ tiêu 8% của tám năm qua. Tôi nghĩ rằng đấy cũng là ấn tượng mà Bắc Kinh muốn phóng ra ngoài và quả nhiên là các thị trường quốc tế đều giật mình e rằng nếu kinh tế xứ này giảm đà sản xuất thì cả thế giới cũng gặp bất lợi, nhất là các nước bán nguyên nhiên vật liệu cho Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Bây giờ ta đi đến phần cuối, vì sao ông cho rằng Bắc Kinh khó đạt chỉ tiêu 7,5%?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, lãnh đạo Trung Quốc biết là đà tăng trưởng sẽ giảm vì xuất khẩu không tăng - và tháng Hai vừa qua, kinh tế xứ này lại bị nhập siêu, tức là nhập nhiều hơn xuất, là điều chưa từng xảy ra từ 22 năm qua. Thứ hai, đà tăng trưởng sẽ giảm vì đầu tư theo kiểu duy ý chí và tốn kém dẫn tới nạn sản xuất thừa và chưa biết làm sao giải tỏa một lượng tồn kho quá lớn hoặc giải quyết nạn thành phố ma dựng lên mà chẳng có ai ở. Thứ ba, đà tăng trưởng còn giảm vì tiêu thụ nội địa chưa thể tăng lập tức trong vài năm tới. Vì vậy, họ làm như lãnh đạo có viễn kiến nên quyết định hãm đà tăng trưởng và chỉ thị các địa phương là hạ chỉ tiêu sản xuất.
- Bây giờ ta đi vào thực tế. Các đảng bộ địa phương đều có nhu cầu tăng sản xuất vì tạo ra việc làm cho cư dân, nếu không thì họ gặp loạn và điều ấy cản trở việc thăng quan tiến chức, nhất là năm nay lại có Đại hội đảng và 370 ghế Trung ương Ủy viên và Dự khuyết sẽ được bầu lại. Họ càng muốn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất vì việc ấy có lợi cho bản thân cùng tay chân thân tộc qua số thu về thuế khóa cho ngân sách địa phương và đặc lợi tài chính cho cá nhân khi phê duyệt các dự án. Trong khi ấy, từ trên chí dưới đều biết nếu cỗ xe đạp kinh tế không lăn bánh quá cái đà sinh tử là 8% một năm thì nó sẽ đổ vì động loạn! Vì vậy lại tiếp tục tăng trưởng mạnh, theo lối thiếu cân đối, bất công và không bền. Đấy là nghịch lý của mô hình kinh tế chính trị xứ này.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, nếu gác qua một bên cái chỉ tiêu 7-8% này thì có cách nào ta kiểm chứng được sự thành công hay thất bại của nỗ lực chuyển hướng mà lãnh đạo Bắc Kinh đã đề ra hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi chú ý đến một yếu tố khả dĩ phản ảnh ý chí và khả năng cải tổ của họ, đấy là tỷ giá đồng Nguyên mà họ cứ gọi là Nhân dân tệ.
- Khi duy trì tỷ giá thấp để cạnh tranh về ngoại thương, họ không cho người dân được hưởng và khó nâng mức tiêu thụ nội địa. Thế rồi năm ngoái, lần đầu tiên mà Bắc Kinh cho phát hành trái phiếu bằng đồng Nguyên trên thị trường Hong Kong. Thí nghiệm ấy có nghĩa là ai buôn bán với Trung Quốc có thể lưu giữ tài sản dưới dạng đồng bạc Trung Quốc, tương tự như dưới dạng Mỹ kim, Euro hay đồng Yen Nhật. Nhưng thiên hạ chỉ đổi ra tiền Tầu nếu đồng bạc này phản ảnh giá trị thật của nó và nếu người ta có quyền tự do đầu tư trên thị trường tài chính Trung Quốc. Nôm na là nếu Bắc Kinh giải tỏa chế độ kiểm soát ngoại hối và đầu tư tài chính.
- Đấy mới là cách thiết thực cải tổ cơ chế kinh tế cho quân bình và thông thoáng, hơn là đề ra những chỉ tiêu biểu kiến mà thực chất là vô giá trị. Xuyên qua tranh chấp gay gắt và mờ ám về quyền lực và quyền lợi nhân Đại hội 18, ta cũng nên theo dõi chuyện rất chuyên môn là cách định giá và trao đổi đồng Nguyên.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng RFA
Quốc hội Trung Quốc trong kỳ 5 của khoá 11 vừa qua đã thông báo ba quyết định kinh tế đáng chú ý là tái quân bình cơ cấu kinh tế, gia tăng tiêu thụ nội địa và hãm đà tăng trưởng ở mức 7,5% một năm trong những năm sắp tới. Nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do lại tỏ vẻ hoài nghi khả năng giảm đà tăng trưởng như Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã trình bày và ông giải thích như sau qua cuộc trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Đại hội Đại biểu Nhân dân, tức là Quốc hội của Trung Quốc, trong 10 ngày họp của kỳ Năm thuộc Khoá 11 đã thông báo một số quyết
định về kinh tế rất đáng chú ý trong đó có chỉ tiêu hãm đà tăng trưởng xuống còn có 7,5% một năm trong mấy năm còn lại của Kế hoạch Năm năm thứ 12, từ nay đến 2015. Qua đó, giới quan sát quốc tế cho là lãnh đạo xứ này đã ý thức được yêu cầu điều chỉnh lại đường hướng kinh tế và chú trọng tới phẩm nhiều hơn lượng. Ông nghĩ sao về nhận định ấy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa tôi cho là đúng như vậy, rằng lãnh đạo Trung Quốc thấy ra nhiều nguy cơ kinh tế, xã hội và chính trị nên cố sửa theo cái hướng mà các định chế quốc tế hay giới nghiên cứu thế giới đã khuyến cáo từ nhiều năm rồi. Tuy nhiên, dù họ cố gắng, vấn đề nên tìm hiểu là liệu họ có thành công hay chăng. Câu hỏi đó cũng rất đáng quan tâm nếu chúng ta nhìn từ Việt Nam. Riêng tôi thì e rằng họ sẽ chẳng thành công, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mà vẫn khó tránh khỏi động loạn.
Vũ Hoàng: Ông vừa nêu ra nhận xét có vẻ mâu thuẫn. Thứ nhất là kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh hơn dự kiến là 7,5% một năm, thứ hai là vì thế mà nguy cơ động loạn vẫn còn. Chúng tôi xin đề nghị là mình sẽ lần lượt tìm hiểu chuyện đó vì dường như vấn đề nó không nằm ở tốc độ tăng trưởng cao hay thấp mà trong cơ chế kinh tế hay chiến lược phát triển của xứ này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, ngược với ấn tượng của nhiều người, Quốc hội Trung Quốc chưa có thực quyền, mọi quyết định vẫn nằm trong hệ thống đảng. Kế hoạch Năm năm thứ 12 do Quốc hội thông báo trong kỳ họp vừa qua ứng vào giai đoạn 2011-2015 và thật ra được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Kỳ sáu thuộc khoá 17 của đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ Tháng 10 năm ngoái. Quốc hội và cả Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người đứng hàng thứ ba trong hệ thống lãnh đạo, chỉ thông báo một nghị quyết của đảng và nhấn mạnh đến chín ưu tiên sẽ cố thực hiện năm 2012, trong đó có vụ giảm đà tăng trưởng tới mức 7,5%.
- Thứ hai, mức tăng trưởng này chỉ là biểu kiến của đảng, chứ từ bao năm qua người ta đều thấy đà tăng trưởng luôn luôn cao hơn chỉ tiêu từ một đến ba phần trăm. Tức là dù duy trì chế độ độc đảng, thật ra lãnh đạo tại trung ương không kiểm soát và quyết định được tất cả.
- Sau cùng, cũng phải nhắc lại rằng tăng trưởng không phải là phát triển, lượng không là phẩm: đà tăng trưởng thiếu phẩm chất của xứ này không là thành tích đáng mừng và lãnh đạo của họ có thấy như vậy. Chúng ta cũng cần thấy như vậy khi nhớ đến hoàn cảnh của Việt Nam.
Vũ Hoàng: Như vậy, xin đề nghị với ông là ta tìm hiểu căn nguyên sâu xa của kinh tế và chính trị Trung Quốc, nghĩa là đi lại từ cơ bản.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đầu tiên, ta trở về chiến lược kinh tế xứ này từ thời Đặng Tiểu Bình cải cách hơn 30 năm trước. Lãnh đạo Trung Quốc chỉ áp dụng chiến lược của các nước Đông Á như Nhật Bản rồi Đại Hàn, Đài Loan và các nước Đông Nam Á sau này. Đó là thu hút mức tiết kiệm rất cao của dân để đầu tư thật mạnh hầu tạo ra công ăn việc làm mà không lý tới hiệu năng của đầu tư. Kết quả là đạt mức tăng trưởng rất cao và được thế giới gọi là phép lạ. Nhưng càng tăng trưởng thì càng đào sâu nhiều thất quân bình và sẽ khủng hoảng. Nhật bị khủng hoảng năm 1990, các nước Đông Á khác thì bị vào năm 1997-1998. Giới đầu tư quốc tế có thể trục lợi trong chiến lược tăng trưởng đó và ngợi ca sự kỳ diệu của Trung Quốc, như đã từng ngợi ca các nước Đông Á trước đó. Lãnh đạo Bắc Kinh và Hà Nội cũng dựa vào đấy mà tuyên truyền về sự sáng suốt của đảng. Nhưng ta nên lạnh lùng bình tĩnh nhìn vào sự thật.
Vũ Hoàng: Ông nói đến nhiều thất quân bình có thể đưa tới khủng hoảng. Thưa ông, đâu là cơ sở của những lý luận này? Và liệu lãnh đạo Bắc Kinh có biết hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta nhớ lãnh đạo thuộc thế hệ thứ ba là Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ có thấy sự mất cân đối giữa các địa phương và muốn san xẻ tiềm lực phát triển cho các tỉnh bị khoá trong lục địa ở miền Tây mà không thành. Lên lãnh đạo từ đầu năm 2003, thế hệ thứ tư là Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo cũng ý thức được là lối tăng trưởng bề mặt nhờ các tỉnh duyên hải hội nhập vào kinh tế thế giới để xuất khẩu bằng mọi giá lại hàm chứa nhiều mầm bất công nguy hiểm bên trong. Họ muốn tập trung quyền lực về trung ương, chấp nhận đà tăng trưởng thấp hơn và phần nào tái phân lợi tức cho các địa phương hay thành phần bần cùng trong xã hội trong một nỗ lực cải cách sâu rộng. Mà họ thất bại.
Vũ Hoàng: Theo như ông trình bày thì việc cải cách theo phẩm hơn lượng được nói tới ngày nay thật ra đã có lúc là nỗ lực của lãnh đạo Trung Quốc mà rốt cuộc thì họ thất bại. Vì sao như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nên lùi về một chút để nhìn thấy cái tôi gọi là "điểm lật" là vào năm 2008.
- Sau cả chục năm tăng trưởng mạnh, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001, kinh tế Trung Quốc bị hiện tượng nóng máy, bất công xã hội gia tăng, môi sinh bị hủy hoại. Lãnh đạo tại Bắc Kinh có thấy nguy cơ động loạn xuất phát từ chiến lược vét tiền tiết kiệm rất cao của người dân để ào ạt đầu tư mà thiếu phẩm chất, an toàn và cân đối.
- Năm 2007, như ngày nay, tranh luận xảy ra trên thượng tầng và yêu cầu phẩm hơn lượng có lúc được đề ra, phản ảnh qua chủ trương gọi là "xã hội hài hòa" của ông Hồ Cẩm Đào trong Đại hội khoá 17. Nhưng năm 2008 thì thế giới lại gặp nạn Tổng suy trầm và kinh tế xứ này bị hiệu ứng bất lợi vì vẫn quá lệ thuộc vào xuất khẩu. Tháng 11 năm 2008, Bắc Kinh quyết định tăng chi một ngân khoản tương đương với gần 600 tỷ Mỹ kim. Khi đà tăng trưởng của quý một năm 2009 sụt từ 6,8 xuống 6,1%, họ ào ạt bơm ra lượng tín dụng khổng lồ để kích thích kinh tế . Thành thử họ đẩy lui yêu cầu hạ nhiệt để cải thiện cơ chế kinh tế cho quân bình và bền vững.
- Nhưng ngược lại, việc kích thích kinh tế qua hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước từ trung ương đến các địa phương qua một lượng tiền tương đương với 40% Tổng sản lượng GDP đã dẫn tới ba tai họa. Thứ nhất là lạm phát, thứ hai là bong bóng đầu cơ và thứ ba là sản xuất dư thừa để chất đống. Đó là tình trạng ngày nay khi chính quyền phải kềm hãm tín dụng, hạn chế đà tăng giá bất động sản và đang sợ là nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, các ngân hàng sụp đổ dưới một núi nợ xấu, trong khi ấy, những rủi ro xã hội chỉ tăng chứ không giảm.
Vũ Hoàng: Thưa ông, vì vậy mà đảng và nhà nước Trung Quốc mới đề ra những đường hướng gọi là cải cách trong thời gian tới. Theo như ông tìm hiểu thì những đường hướng ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước khi nói đến đường hướng cải cách đang được lãnh đạo Bắc Kinh đề ra, tôi lại xin nhắc đến bối cảnh chung để ta nhìn ra nỗi lo của họ.
- Vì tâm lý bất an và kinh nghiệm loạn lạc nằm trong tiềm thức, dân Á châu nói chung có sức tiết kiệm rất cao, mà có lẽ cao nhất là một xứ bị loạn nhiều nhất trong cả trăm năm, là Trung Quốc. Mức tiết kiệm đến 40% lợi tức được trút vào ngân hàng với lãi suất thật ra là số âm nếu so với lạm phát. Lãnh đạo xứ này huy động vốn từ đó và đầu tư rất mạnh để đạt tốc độ tăng trưởng cao theo cái kiểu tôi cứ ví von là uống thuốc bổ để đạp xe cho mạnh vì nếu không, xe đạp sẽ đổ. Năm 2009 thì còm bơm thêm thuốc bổ tới kỷ lục và đấy là liều thuốc dổ bệnh như tại Việt Nam.
- Khi sản xuất ồ ạt như vậy cho một thị trường nội địa thật ra còn nghèo, Trung Quốc phải xuất khẩu, tức là vẫn theo chiến lược Đông Á cố hữu thời xưa. Nhưng thu nhập về ngoại tệ lại do nhà nước độc quyền quản lý với tỷ giá thấp vì cần xuất khẩu cho rẻ. Kết quả là lãnh đạo có một dự trữ ngoại tệ rất cao để có thể hù doạ thế giới, nhưng người dân lại không được hưởng kết quả lao động. Mà hậu quả của tiến trình đầu tư và xuất khẩu ồ ạt lại dẫn tới lạm phát, sản xuất thừa, bong bóng đầu cơ, nạn chiếm đất mà không bồi thường thoả đáng, v.v...
- Trong khi ấy, người dân lại phẫn nộ vì bất công chồng chất, tham nhũng tràn lan. Nghiêm trọng nhất về kinh tế là hiệu năng và mức lời của đầu tư thật ra rất thấp nên nhiều doanh nghiệp bị mấp mé nguy cơ phá sản. Khi toàn cầu bị suy trầm, ba thị trường xuất khẩu cố hữu là Âu-Mỹ-Nhật đều giảm sút, là tình trạng ngày nay, lãnh đạo phải quyết định điều chỉnh.
Vũ Hoàng: Hồi nãy, ông có nói đến chín ưu tiên trong Kế hoạch Năm năm thứ 12 của Trung Quốc, có phải đó là đường hướng điều chỉnh hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đường hướng này là đảm bảo một đà tăng trưởng ổn định và bền vững hơn, với trọng tâm nhắm vào lợi tức người dân để nâng mức tiêu thụ nội địa còn quá thấp, hiện mới chỉ ở khoảng 35% Tổng sản lượng GDP. Cụ thể thì có ưu tiên là tạo thêm chín triệu việc làm, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội như y tế giáo dục, xây dựng nhà rẻ tiền cho dân nghèo và giúp đỡ người dân nông thôn. Chỉ vì nguy cơ động loạn xã hội đang lan rộng, những hướng ấy thật ra là đúng đắn và cần thiết, nhưng khó thực hiện về thực tế.
- Trong khi đó, dư luận chỉ để ý tới con số 7,5% là chỉ tiêu tăng trưởng của mấy năm tới so với chỉ tiêu 8% của tám năm qua. Tôi nghĩ rằng đấy cũng là ấn tượng mà Bắc Kinh muốn phóng ra ngoài và quả nhiên là các thị trường quốc tế đều giật mình e rằng nếu kinh tế xứ này giảm đà sản xuất thì cả thế giới cũng gặp bất lợi, nhất là các nước bán nguyên nhiên vật liệu cho Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Bây giờ ta đi đến phần cuối, vì sao ông cho rằng Bắc Kinh khó đạt chỉ tiêu 7,5%?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, lãnh đạo Trung Quốc biết là đà tăng trưởng sẽ giảm vì xuất khẩu không tăng - và tháng Hai vừa qua, kinh tế xứ này lại bị nhập siêu, tức là nhập nhiều hơn xuất, là điều chưa từng xảy ra từ 22 năm qua. Thứ hai, đà tăng trưởng sẽ giảm vì đầu tư theo kiểu duy ý chí và tốn kém dẫn tới nạn sản xuất thừa và chưa biết làm sao giải tỏa một lượng tồn kho quá lớn hoặc giải quyết nạn thành phố ma dựng lên mà chẳng có ai ở. Thứ ba, đà tăng trưởng còn giảm vì tiêu thụ nội địa chưa thể tăng lập tức trong vài năm tới. Vì vậy, họ làm như lãnh đạo có viễn kiến nên quyết định hãm đà tăng trưởng và chỉ thị các địa phương là hạ chỉ tiêu sản xuất.
- Bây giờ ta đi vào thực tế. Các đảng bộ địa phương đều có nhu cầu tăng sản xuất vì tạo ra việc làm cho cư dân, nếu không thì họ gặp loạn và điều ấy cản trở việc thăng quan tiến chức, nhất là năm nay lại có Đại hội đảng và 370 ghế Trung ương Ủy viên và Dự khuyết sẽ được bầu lại. Họ càng muốn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất vì việc ấy có lợi cho bản thân cùng tay chân thân tộc qua số thu về thuế khóa cho ngân sách địa phương và đặc lợi tài chính cho cá nhân khi phê duyệt các dự án. Trong khi ấy, từ trên chí dưới đều biết nếu cỗ xe đạp kinh tế không lăn bánh quá cái đà sinh tử là 8% một năm thì nó sẽ đổ vì động loạn! Vì vậy lại tiếp tục tăng trưởng mạnh, theo lối thiếu cân đối, bất công và không bền. Đấy là nghịch lý của mô hình kinh tế chính trị xứ này.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, nếu gác qua một bên cái chỉ tiêu 7-8% này thì có cách nào ta kiểm chứng được sự thành công hay thất bại của nỗ lực chuyển hướng mà lãnh đạo Bắc Kinh đã đề ra hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi chú ý đến một yếu tố khả dĩ phản ảnh ý chí và khả năng cải tổ của họ, đấy là tỷ giá đồng Nguyên mà họ cứ gọi là Nhân dân tệ.
- Khi duy trì tỷ giá thấp để cạnh tranh về ngoại thương, họ không cho người dân được hưởng và khó nâng mức tiêu thụ nội địa. Thế rồi năm ngoái, lần đầu tiên mà Bắc Kinh cho phát hành trái phiếu bằng đồng Nguyên trên thị trường Hong Kong. Thí nghiệm ấy có nghĩa là ai buôn bán với Trung Quốc có thể lưu giữ tài sản dưới dạng đồng bạc Trung Quốc, tương tự như dưới dạng Mỹ kim, Euro hay đồng Yen Nhật. Nhưng thiên hạ chỉ đổi ra tiền Tầu nếu đồng bạc này phản ảnh giá trị thật của nó và nếu người ta có quyền tự do đầu tư trên thị trường tài chính Trung Quốc. Nôm na là nếu Bắc Kinh giải tỏa chế độ kiểm soát ngoại hối và đầu tư tài chính.
- Đấy mới là cách thiết thực cải tổ cơ chế kinh tế cho quân bình và thông thoáng, hơn là đề ra những chỉ tiêu biểu kiến mà thực chất là vô giá trị. Xuyên qua tranh chấp gay gắt và mờ ám về quyền lực và quyền lợi nhân Đại hội 18, ta cũng nên theo dõi chuyện rất chuyên môn là cách định giá và trao đổi đồng Nguyên.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng RFA
0 comments:
Đăng nhận xét