Việt Nam: Trận chiến cuối cùng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Gs. Carlyle Thayer - RFI trích dịch

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong ngày bế mạc
Đại hội ĐCSVN lần thứ 11, ngày 19/1/11 tại Hà Nội. (Reuters)
Nhân sự kiện đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, ngày 02/10/2012, có bài nhận định về cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng, với đối tượng chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài viết có tựa « Việt Nam: Trận chiến cuối cùng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những người ủng hộ ông ? - Showdown for Prime Minister Nguyen Tan Dung and his Supporters? ». RFI trích dịch.

Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 6 (Khoá 11)

Ngày 01/10/2012, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 6. Hội nghị này có thể kéo dài đến tận ngày 15/10. Theo bài diễn văn khai mạc của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị sẽ xem xét nhiều vấn đề trong đó có tình hình xã hội-kinh tế, cải cách năng lực các doanh nghiệp Nhà nước, báo cáo phê và tự phê của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và xây dựng quy hoạch Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính Trị, Ban Bí thư và các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Đảng và Nhà nước sẽ được quyết định trong Đại hội lần thứ 12 (2016-2021). *


Tên chính thức của Ban Trung ương này là Ban Chấp hành Trung ương. Danh từ “chấp hành” có nghĩa là Ban này là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian 5 năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị đều là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và từng ủy viên Bộ Chính trị cũng như Bộ Chính trị với tư cách là một tập thể phải chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương.

Điều này quan trọng bởi vì đa số các bài viết của các phóng viên nước ngoài và giới quan sát, khi nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng ở Việt Nam chỉ tập trung vào những lãnh đạo cấp cao – thủ tướng, chủ tịch nước và tổng bí thư đảng. Ngược lại, truyền thông ngoại quốc ít chú ý đến Ban Chấp hành Trung ương.

Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương có quyền bãi miễn bất kỳ ủy viên nào trong hàng ngũ Đảng cũng như trong Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương cũng có quyền bổ sung ủy viên mới, chỉ định các ủy viên mới trong Bộ Chính trị. Điều lệ của Đảng quy định là Ban Chấp hành Trung ương họp hội nghị ít nhất mỗi năm 2 lần. Các Hội nghị Trung ương được họp kín.

Truyền thông Việt Nam sẽ khá im lặng về những thảo luận của Ban Chấp hành Trung ương trong 15 ngày tới. Thông thường, truyền thông chính thức chỉ nói về bài diễn văn trong lễ khai mạc và bế mạc của tổng bí thư Đảng, về các nghị quyết được thông qua và thông cáo cuối cùng của Hội nghị. Dường như các bài diễn văn và tài liệu được soạn thảo lại. Một số nghị quyết quan trọng có thể không được công bố trong một thời gian dài.

Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 được gọi là một hội nghị bất thường. Hội nghị được tổ chức vào thời điểm đang có đợt phê và tự phê trong nội bộ Đảng. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị được yêu cầu phê và tự phê trách nhiệm của mình. Ban Chấp hành Trung ương sẽ nhận được bản báo cáo về kết quả sơ bộ của chiến dịch phê và tự phê. Các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, trong đó có ủy viên Bộ Chính trị, có quyền chất vấn về bản báo cáo này và về tính trung thực của việc tự phê bình của cá nhân và/hoặc đề nghị phải có biện pháp khắc phục.

Hội nghị toàn thể lần thứ 6 họp vào lúc đang có đấu tranh quyết liệt trong nội bộ Đảng về việc ai phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng lan tràn trong các tập đoàn của Nhà nước, trong các doanh nghiệp Nhà nước và tình trạng yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng và kinh tế.

Những vụ việc xấu xa của Việt Nam được phát tán trên các blog cung cấp những chi tiết công khai về nạn tham nhũng và tình trạng thiên vị do mạng lưới thân hữu và các thành viên trong gia đình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiến hành. Tính xác thực của những thông tin được đăng tải trên các website này không thể kiểm chứng được, nhưng đa số mọi người đều nghĩ rằng chỉ có những người trong Đảng thì mới tiếp cận được loại thông tin này. Có tin đồn đại là một số thông tin này thuộc các hồ sơ đang do bộ Công an nắm giữ.

Cho đến nay, đa số những nhân vật hàng đầu bị cáo buộc tham nhũng là do thủ tướng bổ nhiệm, nằm dưới quyền của ông hoặc được nhận diện là trong số những người ủng hộ ông.

Các câu chuyện xuất hiện trên các websites có tiếng tăm dường như nhằm triệt hạ quyền uy của thủ tướng Dũng. Ông đã phản công lại bằng cách ra chỉ thị cấm các websites có liên quan, như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông. Có thể Hội nghị Trung ương 6 sẽ chứng kiến một cuộc đọ sức giữa thủ tướng và những người chỉ trích ông. Ít ra thì đảng Cộng sản Việt Nam dường như sẽ tìm cách giảm bớt quyền lực rất lớn tập trung trong tay thủ tướng và văn phòng của ông. Ví dụ, diễn văn khai mạc Hội nghị của ông Nguyễn Phú Trọng nói đến khả năng tái lập các ban kinh tế trung ương dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ban Chấp hành Trung ương dường như sẽ kỷ luật một số ủy viên. Một số tin báo chí đã nói rằng nhiều ủy viên Trung ương đã bị kỷ luật hoặc bị chuyển sang các công tác mới trong tháng qua. Có nhiều tin đồn rằng thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình có thể bị mất chức.

Khi Bộ Chính trị được bầu ra trong Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011, các nguồn tin Việt Nam đã đánh giá là « không ổn định » bởi vì có 14 ủy viên hoặc một số chẵn các ủy viên, làm nẩy sinh khả năng cân bằng số phiếu đối với những vấn đề tranh cãi. Có thể Hội nghị Trung ương 6 bầu thêm một ủy viên Trung ương vào Bộ Chính trị.

Câu hỏi lớn nhất là liệu những người chỉ trích thủ tướng sẽ ép ông phải từ chức hay không. Tụy nhiên, mọi việc phụ thuộc nhiều vào việc liệu đa số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương không chỉ chấp nhận việc tự phê bình của thủ tướng Dũng là trung thực mà còn đồng ý với các đề nghị của ông về những biện pháp khắc phục. Trong quá khứ, ông thủ tướng đã chứng minh có đủ khả năng nhận trách nhiệm về vụ tham nhũng ở Vinashin và « hy sinh » chính những người mà ông đã bổ nhiệm.

Bãi nhiệm thủ tướng Dũng sẽ là việc chưa từng có tiền lệ. Điều này cũng có thể gây mất ổn định cho nền kinh tế và phản tác dụng đối với các mục đích của những người chỉ trích ông.

(*)Các chủ đề khác sẽ được thảo luận tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 6 là kế hoạch phát triển xã hội-kinh tế, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, cải cách giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ và « một số vấn đề quan trọng khác ».

Ai có thể thay Nguyễn Tấn Dũng nếu ông bị bãi nhiệm?

Kể từ khi thống nhất đất nước, phó thủ tướng thứ nhất luôn luôn trở thành thủ tướng khi vị thủ tướng về hưu. Hiện nay có bốn phó thủ tướng, tất cả đều do thủ tướng Dũng lựa chọn : Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh. Không một ai trong số bốn người này được chỉ định làm phó thủ tướng thứ nhất. Đứng đầu danh sách này, ông Phúc, nguyên chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, là người thân cận với thủ tướng và cũng là phó thủ tướng duy nhất là ủy viên Bộ Chính trị.

Nếu thủ tướng Dũng bị loại, liệu những người chỉ trích ông có chấp nhận việc bổ nhiệm một trong những người được ông đỡ đầu hay không ? Có tin đồn là cựu phó thủ tướng, hiện là chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được chỉ định làm quyền thủ tướng. Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới được bổ nhiệm, ông đã tìm cách giảm số lượng phó thủ tướng và bổ nhiệm thêm hai ứng viên của ông (Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân). Đề xuất của ông Dũng đã gây ra bất đồng và cuối cùng, số lượng phó thủ tướng tăng từ ba lên thành năm. Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách gạt bỏ là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, theo tin báo chí, ông Hùng là người chỉ trích cách thức xử lý của ông Dũng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 ; cuộc khủng hoảng này bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

2 comments:

Ở ĐỜI THỰC CHẤT CHỈ CÓ HAI KẺ THÙ LỚN NHẤT TRONG XÃ HỘI ĐÓ LÀ:

-MỘOOOOOOOOOOOOOOOOOOT: LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ TÂM, CÓ TƯỚNG CÓ TÂM( CHIẾM KHOẢNG 10% VỀ DÂN SÓ)

- HAAAAAAAAAAAAAAAAAI: LÀ NHỮNG KẺ VÔ TÂM, CÓ TƯỚNG VÔ TÂM.(CHIẾM 90% DAN SỐ) - LÀ ĐẦU NGUỒN CỦA MỌI TỘI LỖI.



ôi xin đặt mấy câu hỏi:

- Đâu là nguyên nhân của lạm phát?
–> + nền kinh tế nhạy cảm với thông tin? (tiền lương, giá nhiêu liệu, tăng trưởng)
+ hệ thống kinh tế thị trường là một khốii có sức ảnh hưởng tác động lẫn nhau chặt chẽ, phức tạp? (chỉ một thay đổi ở một bộ phận, lĩnh vực sẽ tác động đến hệ thống có tính hiệu ứng)
+ hệ thống quản lí, điều hành, dự báo, phản ứng của cấp lãnh đạo?

- Lạm phát có phải biểu hiện ban đầu của khủng hoảng kinh tế lâu dài?

–> + Năng lực lãnh đạo hiện nay có chèo lái được nền kinh tế thị trường luôn biến động?
+ Đâu là giải pháp mang tính triệt để cốt lõi?
+ Kinh tế tư nhân sẽ phải thể hiện vai trò lớn hơn trong nền kt?
+ Đâu là giải pháp của các nước trong khu vực? (TQ có lâm vào hoàn cảnh tương tự, có phải Mỹ đang là 1 điển hình của khủng hoảng nền kinh tế thị trường)

CỔ PHẦN HÓA-NHÀ NƯỚC NẮM 51% CÓ LÀM MẤT Ý NGHĨA CPH HAY KNG? VÌ CHỈ CÓ CỔ Đ.G MỚI LỰA CHỌN RA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỐT NHẤT – KỂ NHƯ TQ NNUOC CHỈ NẮM TỐI ĐA LÀ 40% VÌ ĐỂ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ TRONG CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ,CẠNH TRANH CỦA CUỘC CM CPH.
CAN LÀM NGAY BẦU CỬ TRỰC TIEP NHÂN SỰ CẤP CAOO VỀ HÀNH, LAP, TƯ PHÁP- VÀI NĂM MỘT LẦN. AI LÀM KHONG TỐT PHẢI XỬ LÝ NGAY, KHÔNG KIÊNG NỂ, KHOANH VÙNG BẤT CỨ CẤP NÀO, ĐÓ HOÀN TOANF VII LỢI ÍCH NWỚC NHÀ. KO ĐỂ DAN CHỊU ĐỰNG THÊM NỮA.
BàI TOÁN KINH TẾ – ĐI TÌM LÝ THUYẾT,THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ,KINH TẾ PHÙ HỢP TÍNH CÁCH CON NGƯỜI VN
VĂN PHÒNG CÔNG – SỐNG BẨN MỚI TRỤ VỮNG
BỎ THI ĐẠI HỌC – ĐƯỜNG TIỂU NHÂN RỘNG THÊNH THANG
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP – CÓ PHẢI BẢN CHẤT THÂM ĐỘC CUẢ NÓ LÀ ĐỂ LÀM NGU MUỘI VÀ KIỀM HÃM NHÂN TÀI HAY LÀ ĐỒNG HOÁ TRÍ TUỆ VIỆT.

THỦ ĐÔ – ĐÃ KHÔNG CÒN ĐẤT SỐNG CHO NGƯỜI HIỀN
LÃNH ĐẠO – CÀNG “SÁN GTẠO” NHIỀU DỰ ÁN CÀNG TỐT-CŨNG KHÔNG Q.TRỌNG VẤN ĐỀ L.ÍCH ĐÂU -CHỈ CẦN NGHE HỢP LÝ ĐỂ BỊT DÂN LÀ ĐƯƠC
ĐỪNG KHI NÀO TRÔNG ĐỢI VÀO SỰ THAY ĐỔI,ĐÓ LÀ SAI LẦM TRONG PHÂN TÍCH

THẾ GIỚI ĐANG DẦN BỎ VÌ ĐANG DẦN NHẬN THỨC RA, CÁI KÉM, PHẢN CM CỦA CH. ĐỘ ĐCS, XHCN(KHÁCH CŨNG ÍT DẦN), LÀM MẤT HÌNH ẢNH DÂN TỘC VN ANH HÙNG NHÂN NGHĨA.
(MÀ CŨNG CHẲNG PHẢI LÀ ĐCS, LÀ CNXH . HI HI)

PHONG TRÀO HỌC TẬP BÁC HỒ – LÀ ĐỂ MỊ DÂN LÀ MUỐN NÓI RẰNG CHÓP BU “ĐCS” LÀ CÓ ĐẠO ĐỨC. KE KE – BÁC HỒ CÓ NÓI BẦU CỬ DÂN CHỦ ĐÓ…?

ĐẢNG CỘNG SẢN HAY CNXH- THỰC RA KO TỒN TẠI Ở BẤT CỨ QUỐC GIA NÀO Ở THỜI ĐIỂM NÀY, VÌ AI CŨNG BIK RĂGN NÓ QUÁ CỰC ĐOAN, LÝ TƯỞNG VÀ MÂU THUẪN – KỂ CẢ TRUNG QUỐC CŨNG GỌI LÀ “CNXH MÀU SẮC TQ” NÓI THẾ VÌ KINH TẾ LÀ CỦA TƯ BẢN , CÒN CS LÀ ĐỂ CẦM QUYỀN THUI. TUI NÓI THẾ OKE CUH. KE KE
MỊ DÂN VÀ THEM LEM

CÓ PHẢI BẢN CHẤT CUẢ TIỂU NHÂN BẮC HÀ LÀ MỊ DÂN, GIẢ NHÂN NGHĨA, CƠ HỘI, THAM DANH LỢI VÀ ĐẶC BIỆT CỤC BỘ VÀ HUỶ DIỆT GIAI CẤP.
“CỘNG SẢN VN” ĐÚNG LÀ MẢNH ĐẤT MÀU MỠ NUÔI DƯỠNG TÍNH CÁCH BỌN BẮC VIỆT.CỎ THỂ NÓI CS = DÂN BẮC

[U]AI NÊN XEM “CS MANG MÀU SẮC VIỆT NAM” LÀ KẺ THÙ CUẢ MÌNH:[/U]

1. ĐẶC BIỆT. LÀ TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MANG HỌ NGUYỄN.
KHAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU CHO THẤY HỌ NGUYỄN VỚI NGUỒN GỐC TỪ QUAN LẠI SƠN ĐÔNG – TQ. BỊ ĐÀY XUỐNG NƯỚC TA TRƯỚC THỜI VUA HÙNG VƯƠNG. TRONG GIA PHẢ HỌ NGUYỄN CÓ TUYÊN TRUYỀN MỘT ÂM MƯU MUỐN ĐỘC CHIẾM MIỀN BẮC VIỆT NAM LÀM NƯỚC RIÊNG CUẢ HỌ MÌNH. ĐÂY CŨNG LÀ QUAN NIỆM RẤT PHỔ BIẾN TRONG CÁC DÒNG HỌ Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ XƯA. VÀ QUẢ THẬT ĐIỀU NÀY PHẦN NÀO ĐÃ LÀM GIA TĂNG DÂN SỐ CUẢ MÌNH Ở MIỀN BẮC. – MẶC DÙ HỌ NGUYỄN SAU NÀY MỚI DỰNG NGHIỆP NHƯNG Ở MIỀN BẮC LƯỢNG ĐÃ RẤT ĐÔNG BỞI VÌ TÍNH CÁCH ĐẶC TRƯNG CUẢ HỌ NÀY LÀ RẤT BỈ ỔI VÀ THÂM ĐỘC.
SAU NÀY NÊN ĐỔI HỌ CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI HỌ NGUYỄN SANG HỌ KHÁC ĐỂ ĐỒNG HOÁ HỌ NÀY.

http://aotrangoi.com/2011/02/16/bac-kinh-ham-doa-dich-danh-vn-theo-my-la-chong-trung-quoc/

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More