Từ thất nghiệp đến “bão nổi can qua”…

Bảo Nam
+ theo dõi (1225)
Thất nghiệp, từng tốp thanh niên kéo nhau đi phá tan hoang rừng núi để tìm vận may từ khai vàng

Theo các báo trong nước, hiện  nay hơn 1 triệu người bị thất nghiệp, chỉ 3 tháng đầu năm, có tới hơn 200 nghìn người có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Đây là thực trạng báo động. Tuy nhiên, chỉ tính riêng ở tỉnh Nghệ An, từ việc thu hồi hàng chục nghìn ha đất để  nuôi bò sữa và làm hai đập thủy điện lớn (Bản Vẽ và Hủa Na) dân không có đất sản suất, thất nghiệp đã kéo theo hàng vạn người đang ở tuổi lao động.






Đua nhau thất nghiệp.


Ngô Cao Sơn, sinh năm 1985 (quê Hà Tĩnh) tốt nghiệp bằng khá trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương Hà Nội. Để có cơ hội việc làm, Sơn nộp đơn xin học liên thông lên Trường ĐH
Sư phạm 1 Hà Nội. Sau khi ra trường, Sơn đi khắp thành phố nộp hồ sơ xin việc nhưng không ai nhận. Hết làm nhân viên quán cà phê đến nhân viên trông giữ xe đạp, cuối cùng, Sơn cũng được nhận dạy hợp đồng tại một trường THCS thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội). Tuy nhiên, vì lương thấp, không đủ tiền ăn, xăng xe, tiền nhà…, Sơn quyết định rời Hà Nội về quê. 

Tưởng về quê sẽ dễ kiếm việc, ai ngờ hồ sơ gửi đi nhưng không một đơn vị nào chịu nhận. Cha mẹ Sơn làm nông, nhà nghèo “rớt mồng tơi”. Dù đã ngoài tuổi 60, nhưng cha Sơn vẫn hằng ngày dùng xe thồ chở muối đi đổi khoai, sắn, gạo, thóc. Vất vả từ sáng tinh mơ đến tối mịt, đi hàng chục kilômét cũng chỉ kiếm được vài chục nghìn đồng. Thương cha, Sơn đành bỏ sự nghiệp làm thầy, xin làm cộng tác viên ở phòng văn hóa huyện. 


“Tất cả các chương trình nghệ thuật, hội, họp của huyện… đều do mình thiết kế phông chữ, chương trình, nhưng suốt 3 năm miệt mài cống hiến Sơn vẫn không được ký hợp đồng”, Sơn cho biết. Theo Sơn, dù có làm tốt đến mấy cũng không được ký hợp đồng chỉ vì cha mẹ nghèo không có tiền  “chạy chọt” như người khác. 


Thực ra, không phải chỉ có Sơn thất nghiệp, mà hiện nay, có hàng trăm nghìn sinh viên ra trường chưa có việc làm. Theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH (công bố ngày 1/7), trong quý I năm 2014, cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145,8 nghìn người so với quý 4 năm 2013.  


Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, nhóm lao động trình độ cao tiếp tục khó khăn khi tìm việc làm. Cụ thể, trong quý đầu năm, có 162,4 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp, tăng 4,3 nghìn người so với quý 4 năm ngoái. Ngoài ra, có 79,1 nghìn người có trình độ cao đẳng bị thất nghiệp, tăng 7,5 nghìn người so với quý 4 năm 2013.


Ông Nguyễn Văn Liệu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, với thực trạng số liệu thanh niên thất nghiệp gia tăng như hiện nay, câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, là phải làm sao cải thiện tốt hơn hệ thống giáo dục đào tạo. Một lãnh đạo Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng, các số liệu công bố của Bộ LĐ-TB&XH khá nóng hổi về thực trạng thanh niên thất nghiệp hiện nay. Theo vị lãnh đạo này, thực tế, trong ba tháng đầu năm, cả nước đã có tới 8,6 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 0,4 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái.


Một chút nguyên nhân.


Có quá nhiều nguyên nhân thất nghiệp, đó là đất đai sản xuất ngày càng bị teo tóp để các dự án, cái gọi là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phình ra, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải phá sản. Hơn thế nạn chạy chức chạy quyền (thuộc tầng lớp giàu có, con ông cháu cha) đang tiềm ẩn một mối họa đỏ xuống đầu dân nghèo , dù rằng con em họ học giỏi giang, tốt nghiệp ra trường bằng loại khá… Nhìn bằng trực giác, nông thôn Việt Nam hôm nay đã “thay da đổi thịt”, phần lớn nhà ngói tường xây, có xe máy, có tivi, đường xá đổ bê tông (nông thôn mới) từ những mồ hôi nước mắt một nắng hai sương, từ những con cái ly hương làm thuê khắp nơi chắt bóp.  Nhưng ngoài “da thịt” “gân cốt, xương tủy” của người nông dân đang rệu rã bởi nợ nần chồng chất. Có nhiều người quá cùng kiệt đã thốt lên một cách vô vọng “ Rồi cũng đến ngày trái đất bị hủy diệt, lúc đó đứa nào cũng như nhau”. Nạn trộm cắp, cướp giật, giết người xẩy ra khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, đó là một trong nhiều nguyên nhân của nạn thấp nghiệp. 

Có câu “ Nhà giột từ nóc”, hoặc “Thượng bất chính thì hạ tất loạn”, những cán bộ đầu ngành, đầu chính quyền đang ngày càng giàu lên, con cái, cháu chắt họ học dột mấy khi ra trường đều có việc làm. Còn con em nông dân nghèo thì học xong phải gác tầm bằng đi làm thuê khắp đây đó. Tham nhũng, cậy chức, cậy quyền, không công bằng trong xã hội cũng là yếu tố góp sức đẩy thất nghiệp ngày một tăng cao.


Bão nổi can qua.


Thật buồn khi nghĩ đến câu ca dao xa xưa “ Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa lại quét lá đa” vẫn nóng bỏng tính thời sự. Nhưng không thể thế mãi bởi lịch sử có chiều dài đi tới đích, bằng tổng chiều dài của mỗi chúng ta đi. Đó là ngày vui, là ngày “Bão nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa”. Dù chưa thành bão, nhưng đất nước đã có một làn gió mới nổi lên, đó là nhà văn Nguyên Ngọc (trưởng ban văn đàn độc lập), nhà văn Võ Thị Hảo, luật sư Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Thục Vy, Tạ phong Tần…mới đây nữa là Bùi Thị Minh Hằng mà cả thế giới đều biết đến như một vị anh hùng. Tất cả họ là ngọn gió báo hiệu “Bão nổi can qua”…


Bảo Nam
DienDanCTM

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More