Hàng chục ngàn sinh mạng người dân bị đe dọa vì các dự án thủy điện

RadioCTM

Theo báo điện tử Một Thế Giới, 3 dự án thủy điện Ðakđrinh 2, Sơn Trà 1, Trà Khúc 1 nếu được xây tiếp tục xây dựng thì hậu quả không dừng ở việc làng mạc ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi sẽ bị nhấn chìm, mà rừng bị phá vô tội vạ, ảnh hưởng trầm trọng đến môi sinh, thiếu nước…

Không dừng lại ở đó, quy hoạch của thủy điện Ðakđrinh 2 chiếm dụng gần 200 hecta, trong đó có 5.38 hecta rừng phòng hộ. Thủy điện Trà Khúc 1 chiếm dụng diện tích hơn 290 hecta…

Vài năm trước, tỉnh Quảng Ngãi đã phải vật vã đi “đòi nước” vì thủy điện Ðakđrinh tích nước gây khô hạn hàng chục hecta cây trồng ở hạ du sông Trà Khúc. Viễn cảnh sẽ tồi tệ hơn khi tiếp tục rừng bị phá, thủy điện mới mọc lên đua nhau tích nước…

Bên cạnh đó, dân tái định cư vì thủy điện “trở nên nghèo đói hơn, nhiều nhóm dân cư buộc phải xâm hại tài nguyên rừng, di cư tự do tìm nguồn sinh kế mới”. Và một điều ẩn họa hơn, vào đầu năm nay, đã có nhiều rung chấn và tiếng nổ tại lòng hồ thủy điện Ðakđrinh phía huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi và Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Ðiều này không chỉ riêng Quảng Ngãi mà toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên cần phải được nhà cầm quyền CSVN xem xét lại.

Xin nhắc lại, hiện nay hàng ngàn người cư trú tại thị trấn Đầm Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, vẫn đang bị cô lập giữa biển nước sau khi đập phụ của hồ Đầm Hà bị vỡ vào rạng sáng 30 Tháng Mười.

Sức nước đã làm bật nóc nhiều căn nhà, nhiều căn khác bị sập, hàng ngàn người bị cô lập. Chủ các ao, hồ nuôi cá, tôm trắng tay. Sự kiện đập phụ của hồ Đầm Hà bị vỡ gây lo âu cho hàng triệu người vì tại Việt Nam hiện có hơn 30 quả bom nước mà sức công phá có thể gấp hàng chục lần hồ Đầm Hà.

Hồi Tháng Chín năm ngoái, Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn loan báo, Việt Nam có khoảng 7,000 hồ, cung cấp nước cho thủy lợi và thủy điện, Trong số này, có 317 hồ chứa nước đang trong tình trạng “không an toàn”, vì được xây dựng theo phương pháp thủ công, hoặc khả năng khảo sát thiết kế của chủ đầu tư kém cỏi về hiểu biết kỹ thuật. Mỗi hồ chứa nước đó có dung tích hàng triệu khối nước nên được ví von là “bom nước”.

Theo kết quả điều tra, các hồ, đập đã vỡ đều mắc một số lỗi nghiêm trọng, không đủ khả năng chống lũ, đập không đảm bảo kích thước, tràn thiếu khả năng xả, hoặc đập bị xuống cấp, tràn xả lũ bị hư nhưng không được sửa chữa, cống hư, nước thấm qua thân đập, mối xâm hại thân đập…

Điểm đáng chú ý là ngay sau khi các viên chức cao cấp của nhà cầm quyền trung ương, cảnh báo về thảm họa “bom nước” và  yêu cầu nhà cầm quyền các địa phương phải kiểm tra, sửa chữa gấp những hồ, đập dành cho thủy lợi, thủy điện thì các viên chức cầm quyền địa phương không muốn nhận trách nhiệm.

1 comments:

Thật khổ. Chỉ mới các hồ nước thủy điện, thủy lợi thế này mà đã làm chết người liên tục hàng năm mà các ngài cứ đòi làm nhà máy điện hạt nhân là sao ???? Có biết nó nguy hiểm tới mức nào không với dàn lãnh đạo và nhân viên kiểu này ????

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More