Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc: 'Con cháu các cụ cả, Cụ cứ cơ cấu'

Bảo Nam

Những câu chuyện dân gian này đang phổ biến ở nhiều nơi, ở huyện Sông Lô mới tách ra từ huyện Lập Thạch mấy năm nay cũng không phải là noại lệ. Nhưng làm gì thì cũng phải một vừa hai phải, nhưng câu chuyện sau đây quả là chướng tai gai mắt gây bức xúc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Sông Lô.  


Từ một bản án xử như đùa.

Ngày 12/11/2011, TAND huyện Lập Thạch đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự sơ thẩm với 10 bị cáo bị VKSND huyện Lập Thạch truy tố về tội danh đánh bạc, gá bạc theo điều 248, 249 Bộ luật Hình sự trong số bị số này có tới 7 người là cán bộ đảng viên, công chức đang công tác tại UBND huyện Lập thạch và huyện Sông Lô và đều là con em của lãnh đạo hai huyện Lập Thạch và Sông Lô số tiền thu được tại chiếu bạc là 7.967.000đ và nhiều và nhiều tài sản khác bị cấm.

Biên bản xét xử sơ thẩm vụ án của TAND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

 
Tại bản án số 65/2011/HSST thẩm phán Trần Văn Sơn nhận định tính chất vụ án này là nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xậm phạm an toàn trật tự công cộng tại địa phương làm ảnh hưởng đến kinh tế và hạnh phúc gia đình là một nguyên làm nảy sinh một số tội phạm khác, dư luận nhân dân không đồng tình, các bị cáo có sức khỏe nhưng không chịu lao động chân chính chỉ nhằm sống làm giàu bằng tiền người khác, thể hiện ý thức coi thường pháp luật do vậy phải xử lý nghiêm.

Thế nhưng, Hội đồng xét xử đã xử phạt các bị cáo một cách quá nhẹ nhàng, không hề nghiêm minh chút nào, bất chấp qui định tại điều 30 Bộ luật hình sự qui định về hình phạt (hình phạt tiền chỉ áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác mà bộ luật này qui định).

Hội đồng  xét xử đã ra quyết định xử phạt duy nhất một bị cáo Đỗ Ngọc Lân sinh năm 1971 mức án 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, 9 bị có còn lại đều được xử phạt bằng tiền hai người cao nhất là 13.000.000đ, 7 bị cáo còn lại là 10.000.000đ.

Sau phiên tòa các bị cáo là cán bộ, công chức như Đào Đức Thịnh lái xe cho UBND huyện Lập Thạch, Nguyễn Đình Lập, sinh năm 1981 cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lập Thạch, Lê Hồng Long sinh năm 1977, Phó Trưởng Ban quản lý dự án UBND huyện Lập Thạch, Nguyễn Đức Thắng sinh năm 1984 cán bộ Công ty Cổ phần Miền núi Vĩnh Phúc, Trần Hữu Trang sinh năm 1982 cán bộ Hội người mù, Nguyễn Đức Cảnh cán bộ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy huyện Sông Lô trở lại cơ quan làm việc và tiếp tục sinh hoạt Đảng. Cũng tại Tòa án nhân dân huyện Lập Thạch với nhiều vụ đánh bạc, gá bạc với số tiền thu được chỉ bằng 1/2, 1/3 số tiền thu được ở vụ án này nhưng các bị cáo đều bị xử phạt tù, khéo lo thì được hưởng án treo. Bản án số 65/2011/HSST ngày 12/11/2011 là bản án “nhẹ nhàng” nhất trong lịch sử tố tụng của địa phương này.

Không bị kháng cáo, kháng nghị, không nói ra nhưng ai cũng hiểu là nhờ phần lớn các bị cáo là cán bộ, công chức là con cháu các cụ cả. Lê Hồng Long là con rể Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Sông Lô, Nguyễn Đình Lập là con trai cố Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch, Đỗ Đức Cảnh là con cháu của một vị chức sắc Công an tỉnh Vĩnh Phúc nên chủ nhà Đỗ Ngọc Lân mới được hưởng án treo tuy là một chủ gá bạc chuyên nghiệp.
Đến việc thuyên chuyển, bổ nhiệm cán bộ:

Sau vụ án các bị cáo cũng chịu ít nhiều thiệt thòi như Lê Hồng Long từ Phó Trưởng ban quản lý dự án xuống làm cán bộ, nhân viên Phòng Công thương huyện Lập Thạch, Nguyễn Đình Lập mất cơ hội trở thành lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đỗ Đức Cảnh... Riêng Lê Hồng Long, cuối năm 2012 đã được bố vợ ra tay cứu vớt. Lê Hồng Long được chuyển từ Phòng Công thương huyện Lập Thạch ra Ban Quản lý dự án huyện Sông Lô. Đầu năm 2013 đã được bổ nhiệm chức Phó Trưởng Ban quản lý dự án huyện Sông Lô.

Câu hỏi đặt ra, nếu Lê Hồng Long không phải là con rể Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện Sông Lô, thì một người vừa có tiền án, một đảng viên, công chức vừa mới bị kỷ luật về chuyện đánh bạc, chưa được rèn luyện, giáo dục thử thách đã lại được bổ nhiệm vào những vị trí nhạy cảm liên quan đến quản lý kinh tế, tại chính. Ngoài trường hợp Lê Hồng Long thì tại UBND huyện Sông Lô nhiều cán bộ công chức vừa thiếu, vừa yếu năng lực chuyên môn nhưng thuộc thành phần con cháu các cụ nên các cụ vẫn cứ cơ cấu vào các vị trí lãnh đạo phòng chuẩn bị cho Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020.
 
Câu chuyện về “Phò mã” của Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Sông Lô mà chúng tôi vừa nêu chỉ là một ví dụ cho thấy một khi người lãnh đạo không vì lợi ích chung của xã hội của địa phương mà chỉ lo cho cá nhân, gia đình dòng họ theo kiểu “vinh thân phì da”, theo phương châm thứ nhất hậu duệ, thứ nhì tiền tệ, thứ ba quan hệ, thú tư mới quan tâm đến trí tuệ của cán bộ công chức để tuyển chọn rèn luyện. bổ nhiệm thì quả là để lại một hậu quả khôn lường cho đất nước.

Bảo Nam
Tác giả gửi đến DienDanCTM

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More