Trung quốc âm thầm chiếm "yết hầu" Hải Vân

DienDanCTM - tổng hợp
Vị trí dự án Trung Quốc được cấp phép xây dựng trên núi
Hải Vân (vòng đỏ), sẽ nắm rõ tàu bè ra vào cảng Đà Nẵng
và cảng Vùng 3 Hải quân (ở vị trí vòng vàng) (Ảnh: HC)
Sau các dự án trọng yếu như rừng phòng hộ phía Bắc, Bauxite Tây Nguyên, Formasa Vũng Áng...  bị rơi vào tay TQ, các tham quan địa phương tiếp tục tiếp tay cho Trung quốc chiếm cứ các địa thế trọng yếu về an ninh quốc phòng Việt Nam. Mới đây, sau khi chính thức có văn bản "kiến nghị Chính phủ yêu cầu tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo thu hồi giấy chứng nhận đầu tư" mà tỉnh này đã cấp cho phía Trung quốc, dự án Trung quốc trên núi Hải Vân đã bị giới chức địa phương Đà Nẵng lên tiếng báo động cho rằng dự án này "nằm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng", 

Được biết dự án nói trên có tên "Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô – Việt Nam” do Công ty cổ phần Thế Diệu của Trung quốc đầu tư, chiếm lấy diện tích khoảng 200ha tại khu vực mũi Cửa Khẻm, trên phần núi Hải Vân đâm ra biển. Công ty Thế Diệu đăng ký và được cấp giấy phép đầu tư tại Thừa Thiên - Huế từ tháng 10/2013 với thời hạn 50 năm.
Tại đây sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao (450 phòng), trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng (220 căn hộ cao cấp), 350 căn hộ biệt thự và khu dịch vụ du lịch, nhà hàng, bãi tắm... với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD.

Dự án này được triển khai theo ba giai đoạn trong thời gian 10 năm (2013 - 2023). Trong đó giai đoạn 1 kéo dài đến tháng 12-2017, nhằm triển khai xây dựng các khu biệt thự và khách sạn tiêu chuẩn 5 sao với tổng vốn đầu tư khoảng 115 triệu USD.

Ngày 13/3/2014. BQL Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã cho phép Công ty CP Thế Diệu xây dựng nhà tạm và lán trại ngoài phạm vi dự án, trên khu đất trống và chưa sử dụng, do BQL rừng phòng hộ Bắc Hải Vân (thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế) quản lý, và nói là sẽ tháo dỡ sau khi hoàn thành thi công khu nghỉ dưỡng. Theo chứng nhận của BQL Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Tổng Giám đốc Công ty TNHH World Shine Hong Kong kiêm Giám đốc Công ty CP Thế Diệu là ông Lu Wang Sheng, công ty bỏ vốn và thực hiện dự án, cùng những người Trung quốc khác đứng tên dự án hiện cư ngụ tại lô số 8, đường Trường Sa, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Theo ảnh vị trí trên bản đồ được công bố, khu dự án trên của Trung quốc nằm ở vị trí (vòng đỏ), sẽ theo dõi nắm rõ tình hình tàu bè ra vào cảng Đà Nẵng và cảng Vùng 3 Hải quân (ở vị trí vòng vàng). Trước sự kiện này, dư luận đang có nhận định rằng "Trung quốc đã kề dao vào yết hầu của Việt nam để khống chế"

Đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu
chiến binh TP Đà Nẵng, nguyên Chỉ huy phó Bộ
chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
Chính Đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, sau này là phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, đã xác nhận với báo chí hôm 10-11-vừa qua rằng: “Nắm vị trí đó là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng”

Theo ông, đây là vị trí chiến lược, là địa bàn trọng điểm, "toàn bộ vùng rừng núi và đèo Hải Vân là khu vực phòng thủ của TP Đà Nẵng... Nếu để cho đối tác nước ngoài, chưa nói là Trung Quốc, vào xây dựng, chiếm lĩnh vị trí trọng yếu đó sẽ không bảo đảm được khu vực phòng thủ cho cả nước nói chung, đặc biệt là đối với TP Đà Nẵng…"  Hơn nữa, cũng theo ông, "vị trí tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp cho phía Trung Quốc xây khu du lịch lại nằm ngay mũi Cửa Khẻm coi như bao trùm cả hòn Sơn Trà con cách đó không xa. Khu vực này chính là “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng với núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà tạo thành hình cánh cung trấn giữ phía Bắc và phía Đông Bắc. Mà vịnh Đà Nẵng là một trong những khu vực cực kỳ trọng yếu trên dọc tuyến biển Việt Nam."

Lên tiếng trong vụ này, ông Nguyễn Thương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng cho biết vụ “Bè cá ngoài đảo Sơn Trà và khu du lịch trên núi Hải Vân chỉ là một!”, và "ai cũng biết, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ngoài làm kinh tế thì còn có những động cơ khác nữa. Không hà cớ chi họ đi mua móng chân trâu, móng chân bò. Đặc biệt là họ tìm những khu vực trọng điểm để làm kinh tế nhưng thực chất là nắm tình hình diễn biến của ta. Không bỗng dưng họ đi nuôi cá ngay trong khu vực cảng Cam Ranh. Ở Đà Nẵng cũng không ngoại lệ." Ông nhấn mạnh "Bè cá ngoài đảo Sơn Trà với khu du lịch trên núi Hải Vân đều nằm ở vị trị “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng, nhắm ngay vào khu vực cảng Vùng 3 Hải quân, và đều chung "tập đoàn” chứ không ai khác. chứ không phải chuyện đơn giản như một số người cố tình nghĩ."

Các viên chức địa phương và dư luận người dân địa phương cũng biểu lộ quan tâm và đồng tình, cho rằng "Đây là chuyện chủ quyền đất nước”. Phải khẳng định đây là một đội quân thứ 5 luôn luôn được bổ xung và phát triển, vậy mà tỉnh Thừa Thiên-Huế lại để cho chúng vào đầu tư tại đây, coi thường an ninh quốc gia. Trong xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước đều quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là bảo vệ đất nước. Nếu không cảnh giác trước bọn bành trướng Trung quốc, bọn nham hiểm luôn luôn có ý tưởng rình mò xâm chiếm đất nước Việt Nam bằng bất cứ giá nào.

Người dân cũng đặt nghi vấn có phải tại chính phủ trung ương yếu kém nên xảy ra tình trạng cát cứ địa phương đang lộng hành, hay vì các quan chức chính quyền, cơ quan ban nghành các cấp tham nhũng có hệ thống, làm ngơ bao che cho tham quan địa phương thao túng buôn bán đất đai tổ tiên miễn là có tiền đấy tiền là được. Người ta chờ xem ở trên giải quyết ra sao kiến nghị của Tp. Đà Nẵng về vụ việc này.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More