Trục xuất ngoại giao. Chỉ còn là vấn đề thời gian?

Hàng Xanh

Phát ngôn viên BNG Việt Nam Nguyễn Phương Nga

Phát ngôn viên BNG Trung Quốc Hồng Lỗi



Trục xuất ngoại giao được xem như là “vũ khí” chiến lược trên mặt trận ngoại giao giữa những quốc gia có xảy ra mâu thuẫn nhưng không thể giải quyết bằng con đường đối thoại thông thường. Nó xảy ra là tất yếu đánh dấu cho sự thất bại của hàng loạt cuộc gặp gỡ trực tiếp (song phương), gián tiếp (qua điện đàm và khẩu chiến của phát ngôn viên) hoặc bắc cầu (thông qua trung gian một nước thứ ba). Cuối cùng để trừng
phạt lẫn nhau thì các viên chức ngoại giao được xem như là con tốt thí phải thu xếp đồ đạc trở về nước trong vòng 24 giờ đồng hồ. Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao hai nước cũng chỉ vài dòng vắn tắt ngụ ý rằng đối tượng bị trục xuất do có những hoạt động vượt quá giới hạn lãnh sự. Nếu quốc gia A trục xuất viên chức phụ trách an ninh thì quốc gia B cũng làm tương tự. Sau đó, nếu còn tức tối hoặc bị sức ép của công chúng, quốc gia B sẽ kiếm lý do khác để nâng cấp trục xuất, và quốc gia A cũng làm tương tự. Nếu các màn phản công qua lại này cứ tiếp diễn, thì mức cuối cùng là thu hồi đại sứ để phản đối.

Vậy mối quan hệ cơm không lành, canh không ngọt giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ở vào giai đoạn nào như kịch bản nêu trên.

Tàu Bình Minh 02 Việt Nam

Tàu Viking 2 Việt Nam

Sợi cáp bị đứt

Tàu Hải giám Trung Quốc
Tàu ngư chính Trung Quốc
Hội đàm quân sự Việt - Trung bên lề diễn đàn Shangri-La.

Phiên đối thoại về Chính trị - An ninh - Quốc phòng Mỹ-Việt Nam lần thứ tư.
 

Tình huống kịch bản:
Thứ nhất, gặp gỡ song phương: ngay sau khi sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngày 26/5/2011, hai nước chưa có cuộc gặp cấp cao chính thức nào của người đứng đầu. Tuy nhiên thông qua diễn đàn an ninh Sangri_La, Bộ Quốc Phòng hai nước đã có cuộc hội đàm bên lề với nhau. Tại sao chỉ gọi là “bên lề” vì Trung Quốc không thừa nhận hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, do đó khi Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm phản đối cho Đai sứ Trung Quốc tại Việt Nam để phản ứng và đề nghị làm rõ vụ việc trên thì vị đại sứ im lặng theo kiểu phớt lờ chờ ý kiến chỉ đạo từ bên nước. Không những vậy, có lẽ do bị Việt Nam và một số nước ASEAN làm bẻ mặt tại diễn đàn trên nên Trung Quốc trả đũa bằng việc cho tàu đánh cá của mình dựng lên màn kịch cắt đứt cáp của tàu Viking 2 ngày 9/6/2011. Đây là liều thuốc thử rất “độc” của Trung Quốc nhằm thăm dò thái độ phản ứng của Việt Nam và những nước có liên quan “cắn răng chịu đựng đến đâu”. Việt Nam tiếp tục phản ứng bị động và lo lắng cho sự kiện cắt cáp lần 3 có thể tái diễn trong thời gian tới mà chưa đưa ra được hướng giải quyết như thế nào là hợp lý. Bên cạnh đó, Trung Quốc tuyệt nhiên không muốn có cuộc gặp cấp chính phủ. Điều này cho thấy sợi dây quan hệ Việt – Trung đang trong tình trạng già néo đứt dây.


Thứ hai, gặp gỡ gián tiếp: giữa Việt Nam và Trung Quốc có thiết lập đường dây nóng cấp chính phủ để trao đổi những vấn đề cấp bách. Thế những hội đàm qua điện thoại không thích hợp trong lúc này nên đôi bên đều không sử dụng vì có gọi cũng không ai thèm nhấc ống nghe. Vì vậy phát ngôn viên trở thành công cụ thích hợp để “lên gân, nắn cốt” (đấu võ mồm) đả kích lẫn nhau. Tuy nhiên cách thức này như châm thêm dầu vào lửa, không có tác dụng gì chỉ dẫn đến bế tắc đối thoại ngoại giao mà thôi.

Thứ ba, thông qua trung gian giải quyết mâu thuẫn: Việt Nam muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông, trong khi đó Trung Quốc nhất định đơn phương hóa giải quyết vấn đề này; không cho phép bất cứ nước thứ ba nào can thiệp (theo kiểu chỉ đồng ý đánh tay đôi giữa con voi và châu chấu).

Dự kiến tình huống đánh nhau: rất khó xảy ra vì vấp phải nhiều vấn đề liên quan đối nội và đối ngoại giữa hai nước.

Kết luận: trục xuất ngoại giao chỉ còn là vấn đề thời gian của đôi bên.

8 comments:

Tác giả đưa ra nhận xét rất đúng về mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Không cần lý luận, chỉ cần hình ảnh sợi dây cáp bị đứt đã nói lên thực tiễn. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải tống cổ đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam trước khi họ hành động trả đũa.
1 - 0 cho Việt Nam.

@Hoàng: Liệu Việt Nam có dám làm chuyện đó không? Hay là chẳng thà để dàn anh xoa đầu vuốt tóc mà còn giữ được Đảng. Đuổi ông anh Trung Quốc về Tàu thì còn ai bảo vệ đảng nữa đây?

chính trị của cộng sản việt nam thà để trung quốc giết người dân việt và bán đất cho trung quốc.chứ không bao giờ dám mạnh mẽ đòi hỏi về ngư dân chết oan và vi phạm chủ quyền trên biển đảo. còn cộng sản trung quốc thì cộng sản việt nam dể cai trị người dân trong nước từ cái tù dày đói khát thất học và xiềng xích tinh thần của người dân trong ngục tù lao lý. tôi noi lên dây là sự thật chúa jesus đã khóc cho những người bị oan do cộng sản gây ra và khóc cho những người có học thức tranh đấu cho sự thật công lý.

"Ai về nhắn với người dân Việt
Thà mất lòng dân được bụng Tàu!"
(Xin lỗi cụ Tôn Thọ Tường trước)

Không cần trục xuất. Duy trì Đại sứ Tàu tại Hà Nội để thỉnh thoảng ta có dịp đến yết kiến và trao công hàm ngọai giao cực lực phản đối.

Nếu bất cứ ai mà vẫn còn nghĩ rằng csvn sẽ trục xuất nhân viên ngoại giao của Tàu cộng khi tình huống xảy ra xấu nhất cho VN thì thật là qúa ngây thơ và vẫn còn tin đảng csvn. Đối với lãnh đạo csvn, tình huống xấu nhất cho VN là đảng csvn không còn nắm quyền, chứ không phải là VN mất đất, mất biển, mất dân (dân bị giết mà cứ làm ngơ , Mặc Kệ Nó, MACKENO).

Những người CSVN xin đừng cho mình là người tài giỏi và số MỘT nữa .!Hãy kêu gọi toàn bộ tầng các tầng lớp Nhân Sĩ, Trí Thức và mọi người Dân không phân biệt Đảng phái giai cấp trong và ngoài nước. Lập hội nghị bàn tròn bàn mưu tính kế chống giặc Bắc Triều...















t5

ĐÃ HẾT RỒI THỜI ĐẠI LŨ CUỒNG NGÔNG.ĐÒN THẾ KỶ ĐÒN LƯƠNG TRI NHÂN LOẠI. Ý CHÍ TA BỐN NGÀN NĂM GÓP LẠI.NHỮNG CON TIM LÒNG YÊU NƯỚC CHÂN THÀNH.CÓ NƯỚC NÀO RỬA ĐƯỢC NHỤC THANH DANH. ĐỪNG THEO VẾT BÁNH XE HÀNG THẾ KỶ. TẶNG BỌN BÁ QUYỀN.

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More