Tạp chí khoa học Nature lật tẩy đường lưỡi bò Trung Quốc

TS Lê Văn Út, ĐH Oulou, Phần Lan
*Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò
Tạp chí lừng danh Nature
"lật tẩy" đường lưỡi bò
 Hôm nay (20/10), tôi xin phép được “mãn nguyện” vì một tạp chí lừng danh không kém gì Science, Nature đã lên tiếng chính thức, thẳng thắn về tính phi lý và phản khoa học của "đường lưỡi bò" trong bản đồ của Trung Quốc  - TS Lê Văn Út thông báo từ Phần Lan.

Việc làm của Nature được thực hiện thông qua hai bài viết: một thông báo chính thức của ban biên tập  (article) và một bản tin.

1. Bài dạng tin tức: David Cyranoski, Angry words over East Asian seas, Nature 478, 293-294 (2011), 19 October 2011.

2. Thông báo chính thức (article),tác giả là toàn ban biên tập: Editorial, Uncharted territory, Nature 478, 285 (20 October 2011)
  
Trong bài thứ nhất, phóng viên David Cyranoski của Nature, hiện phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương viết:

1. Các nhà nghiên cứu và các tạp chí khoa học Trung Quốc đang bị kéo vào việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực.

2. Trong khi các vụ chạm trán giữa các tàu thăm dò đang gây căng thẳng trong khu vực thì chính phủ Trung Quốc lại đang bị tố cáo về việc dùng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học của họ để tiếp sức cho việc tuyên bố chủ quyền của nước này.

3. Vụ tranh chấp biển đảo đang tràn lên các tạp chí khoa học. Nhiều ý kiến phê bình cho rằng các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đang cố tình giúp nước họ chiếm trọn biển Đông bằng việc sử dụng các bản đồ có đường biên mở rộng ra biển. Ví dụ, trong bài “Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010)”, có bản đồ của Trung Quốc bao trọn Biển Đông.
4. Hành động của Science: khẳng định không đứng về bên nào, không nhận sai nhưng hứa sẽ xem lại quy trình xét duyệt để không dính dáng tới các vụ tranh chấp lãnh thổ.
5. Ông Michael Oppenheimer, ĐH Princeton và là tổng biên tập tạp chí Climate Change, đã vô tâm với phản đối của các tri thức Việt. Lời lẽ nhẫn tâm của Oppenheimer: “đó không phải là vấn đề mà một tạp chí như của chúng tôi muốn đề cập tới”.
6. Trích lời của hai giáo sư Australia, Nguyễn Văn Tuấn và Phạm Quang Tuấn khẳng tính phi pháp của đường lưỡi bò và thái độ thiếu trách nhiệm của các tạp chí khoa học như Science và Climate Change.

Trong thông báo chính thức, bài thứ 2, Ban biên tập của Nature khẳng định:

1. Các quan chức Trung Quốc lúc nào cũng nói khu vực biển Đông là của Trung Quốc và "đường lưỡi bò" cũng nằm trong mục tiêu này. Tuy nhiên chưa có một công ước quốc tế nào khẳng định vấn đề này.
2. Việc các nhà khoa học Trung Quốc đưa bản đồ có đường chín đoạn vào các công bố khoa học là một hành vi phản khoa học.
3. Trong nhiều trường hợp, bản đồ có đường chín đoạn không liên quan gì đến nội dung khoa học của các bài báo.
4. Các tác giả khi đăng bài trên Nature phải tránh đưa các vấn đề chính trị vào đó.
5. Tác giả phải tránh đưa các bản đồ dính đến các vùng còn trong tình trạng tranh chấp vào các ấn phẩm khoa học. Nếu tác giả không tránh được điều này thì tác giả phải ghi rõ “khu vực đang tranh chấp”. Đối với các bài trên Nature, ban biên tập của Nature sẽ dùng quyền của mình để làm thế nếu tác giả vi phạm.

Tóm lại:

1. Nature đã lên án và có hành động cụ thể về việc làm phản khoa học của Trung Quốc.
2. Nature cũng đã "ngầm chê trách" các tạp chí và cá biên tập viên đã có thái độ vô trách nhiệm với việc phản đối của các tri thức Việt.
3. Nature đã khẳng định: không chấp nhận các bản đồ dính các vùng đang trong vòng tranh chấp xuất hiện trên tạp chí của họ. Nếu có thì phải có ghi chú: vùng đang tranh chấp. Và nếu tác giả không thực hiện điều đó chính ban biên tập sẽ dùng quyền của họ để thực hiện nguyên tắc này.
4. Việc đấu tranh của các tri thức Việt vừa qua nhìn chung đã thắng lợi. Thắng lợi này là một món quà rất ý nghĩa cho tổ quốc Việt Nam thân yêu.
5. Tuy nhiên, một cuộc chiến mới cũng đã bắt đầu – tri thức Việt đang đấu với gã khổng lồ Google về tấm bản đồ  đường 10 đoạn trong phiên bản tiếng Hoa của bản đồ Trung Quốc trên Google chiếm trọn biển Đông.

Xin chân thành cảm ơn và khâm phục tinh thần khoa học, tính bền bỉ và tình yêu quê hương sâu nặng của các tri thức Việt. Chúng ta đôi lúc cũng có những bất đồng nhưng tấm lòng với quê hương, với nước Việt thương yêu đã kết dính chúng ta lại với nhau.
TS Lê Văn Út, ĐH Oulou, Phần Lan

* Sơ lược về Tạp chí Nature
Nature là một tạp chí tổng quát, có thể nhận đăng bài trong tất cả các lĩnh vực. Và tạp chí này chỉ nhận đăng những kết quả mang tính khám phá, những phát minh lớn. Những người có bài đăng trên tạp chí này, cũng như Science, thường có cơ hội nhận được giải thưởng cao trong khoa học (ngày hôm qua tôi được biết Viện Hàn Lâm Phần Lan đã yêu cầu trong hội đồng khoa học của họ làm một so sánh về số lượng bài đăng của Phần Lan trên hai tạp chí Science và Nature với các nước trong khu vực Bắc Âu). Chỉ số trích dẫn, impact factor, của Nature hiện tại là 36.104, xếp thứ 6 trong 7170 tạp chí của ISI (cao hơn Science 5 bậc).

* Thắng lợi có tính quyết định
GS Nguyễn Đăng Hưng, GS danh dự thực thụ trường ĐH Liège, Bỉ

Một tờ báo khoa học danh giá vào bậc nhất trên thế giới đã khẳng định quan điểm một cách đanh thép như vậy thì chúng ta có thể nói ra hôm nay là chiến dịch phản đối đường lưỡi bò của trí thức chuyên gia trong và ngoài nước khởi động  từ đâu năm đã đem lại thắng lợi có tính quyết định. Ít ra trên bình diện khoa học, trên báo chí khoa học quốc tế âm mưu đen tối chiếm biển Đông Nam Á của Trung Quốc đang ở trên đường phá sản.
Phải nói đây là thành quả đáng khích lệ, niềm vui xứng đáng của người Việt Nam, của trí thức chuyên gia Việt Nam, đã chung vai sát cánh, đấu tranh không ngừng nghĩ vì tiền đồ của dân tộc.

Khi chúng ta có chính nghĩa, khi chúng ta nắm vững luật pháp quốc tế, tính khách quan vô tư của khoa học, ta sẽ đi đến chiến thắng dù đối phương có thế lực đến đâu chăng nữa.

Xin chúc mừng các nhân sỹ, các đồng nghiệp, các bằng hữu đã quen lâu hay mới bước vào trận tuyến, từ nhiều nơi trên quả địa cầu, đã góp sức cho thắng lợi ban đầu này.

* Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò thế nào?

 "Không thể đưa vào các bài báo khoa học những bản đồ mang tính chính trị nhằm hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở những khu vực còn đang tranh chấp. Các nhà nghiên cứu nên giữ sự hòa hiếu bằng cách tránh đưa chính trị vào công việc khoa học của mình".
Bee.net.vn giới thiệu bản dịch bài báo Uncharted territory/Vùng hoang, một trong hai bài viết nói rõ sự thật về đường lưỡi bò trên tạp chí Nature. Bản dịch của báo Tia sáng, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Xưa kia, Muhammad Ali – một nhà quân sự am hiểu về chiến tranh – từng nói rằng chiến tranh giữa các quốc gia là nhằm thay đổi bản đồ. Nhưng ngày nay, có những cách thay đổi các bản đồ một cách kín đáo hơn. Ví dụ như đối với Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên một phần lớn diện tích mặt nước, dù không căn cứ vào bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào, và điều này gây xung đột với tuyên bố chủ quyền của các nước khác.

Điều này thì liên quan gì tới khoa học và những tạp chí như Nature? Không hề - ngoại trừ rằng những xung đột lãnh thổ trong đó có Biển Đông, đang rò rỉ vào các trang tạp chí khoa học. Theo một xu hướng đáng lo ngại, ngày càng có nhiều các bản đồ đi kèm với các bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu Trung Quốc trong đó mô tả một đường đứt khúc trùm lên đa số Biển Đông nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Có thể hiểu được sự giận dữ từ các nhà khoa học và công dân những nước láng giềng liên quan đối với các bản đồ này, và đa phần là chúng không hề liên quan tới đề tài bài nghiên cứu được công bố. Việc đưa vào đường đứt khúc này không thể là một thông điệp mang tính khoa học, mà hẳn là một thông điệp mang tính chính trị, được gửi theo yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc. Đây là một tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, được đưa vào không đúng chỗ.

Khi có sự pha trộn giữa nghiên cứu và chính trị, thì khoa học nên là một công cụ để cải thiện quan hệ, thay vì nhằm bành trướng lãnh thổ. Ngay cả trong những môi trường nặng tính thù địch chính trị thì khoa học vẫn có thể nuôi dưỡng được sự hợp tác. Ngày càng nhiều nhà nghiên cứu từ Đài Loan tham gia nghiên cứu cùng các đồng nghiệp từ Trung Quốc, cho dù Bắc Kinh và Đài Bắc vẫn tiếp tục có những bất đồng cơ bản. Theo số liệu từ Lou-Chuang Lee, trưởng Hội đồng Khoa học Đài Loan, số lượng các bài nghiên cứu là kết quả của sự hợp tác như vậy tăng từ 521 năm 2005 lên 1.207 vào năm ngoái.

Những quan hệ hợp tác như vậy tạo cơ sở để cùng đạt được những lợi ích chung, và như chúng ta mong muốn, giúp phần nào hòa giải những khác biệt về chính trị. Ít nhất thì chúng cũng giúp giảm bớt sự căng thẳng.

Tuy nhiên, chính trị vẫn thường tìm ra cách thâm nhập. Ví dụ như tháng 8 vừa rồi, Ann-Shyn Chiang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Não tại trường đại học Tsing Hua ở Hsinchu, Đài Loan, đã bị bất ngờ khi nhận được yêu cầu từ Yi Rao, một nhà khoa học thần kinh từ đại học Bắc Kinh, người cùng ông viết một bài báo khoa học. Rao muốn phần thân thế quốc tịch của Chiang là “Đài Loan, Trung Quốc”, cách gọi theo đúng ý của chính quyền Trung Quốc. Chiang đã đáp lại Rao rằng, hoặc là dùng Đài Loan, hay Cộng hòa Đài Loan, hoặc là gỡ tên mình khỏi danh sách tên tác giả. Cuối cùng, họ tìm ra một giải pháp thỏa hiệp, với cách ghi là “Đài Loan, Cộng hòa Trung Hoa”.

Nhưng đối với Biển Đông, nơi có những nguồn tài nguyên và lợi thế địa chính trị đáng kể, vấn đề không dễ giải quyết như vậy.

Liên quan tới vấn đề này và các xung đột chính trị khác, quan điểm của Nature là các nhà khoa học nên tập trung vào chuyên môn khoa học. Các tác giả nên tối đa tránh đưa chính trị vào các bài báo khoa học của mình, bằng cách tránh những nhận xét kích động, những thông điệp và những bản đồ gây tranh cãi. Trong trường hợp những điều này là bất khả kháng, ví dụ như khi một nghiên cứu về tài nguyên của một quốc gia đòi hỏi phải tính đến sự hiện hữu hay không hiện hữu chủ quyền của quốc gia này đối với một hòn đảo nào đó, thì bản đồ này nên chú thích kèm là “đang tranh chấp”, hoặc chú thích bằng nội dung nào khác tương tự. Nếu các tác giả không làm như vậy cho các bài báo đăng trên Nature, thì tòa soạn sẽ bảo lưu quyền bổ sung vào những chú thích cần thiết.

Bằng cách tránh xung đột, các nhà nghiên cứu tránh được để cho chính trị làm ô nhiễm khoa học của họ, giúp cơ hội hợp tác được mở rộng, từ đó các nghiên cứu của họ sẽ được hưởng lợi. Các nhà nghiên cứu cũng có thể, [thông qua khoa học] giúp làm giảm bớt những căng thẳng chính trị, tìm ra con đường đạt được những lợi ích chung, và thực hiện được việc cải thiện quan hệ.

Các nhà nghiên cứu từ các phía đều có nhiều lợi ích chung, những điều cũng được trân trọng chia sẻ từ nhiều nhà khoa học từ các nơi khác đang bất ổn vì những cuộc xung đột. Thật không hợp lý nếu người ta hủy hoại tình đoàn kết này bằng [việc đưa vào khoa học] những vấn đề chính trị và lãnh thổ không liên quan.
Tác giả: Ban biên tập Nature

nguồn: http://bee.net.vn/channel/2981/201110/Tap-chi-lung-danh-Nature-lat-tay-duong-luoi-bo-1814972/

5 comments:

vui quá nhìn thấy lối sống chính trị láo xạo của VN TQ không thoát khỏi bàn tay khoa học!

việt nam từ ông tổ trưởng cho đến ông chủ tịch nước,cách thức làm việc đảm trách văn hóa đạo đức văn minh chưa bao giờ có một người nào làm việc được.đến lúc phải cần người việt nước ngoài về làm tổng thống xây dựng lại cho con cháu mai sau tươi đẹp.

Đã chấp nhận lập trường giải quyết song phương với Trung Cộng thì dù với bằng chứng nào, Việt Nam cũng sẽ lép vế.

Nguyen tan Dung la mot thang ngu dung dau dam ban nuoc ,lich su se ket toi nguoi,va be lu nguoi,that xau ho cho nguoi me Viet Nam da sinh ra mot nhung nguoi tham lam va dot nat nhu vay.

cac ban nhan xet rat dung. lich su 1000 nam do ho giac Tau lai do chinh ban tay cua bon be lu ngu dot NTD lat lai va da lam cho dan toc VN phai tang thuong... tuy nhien ta phai tranh thu tang may thang ngu nay truoc thi se tot hon...

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More