Ông Quân bị cáo buộc kích động biểu tình trong dịp kỷ niệm ngày 30/4 |
BBC
Bộ Công an Việt Nam vừa loan báo bắt tạm giam
bốn tháng ông Nguyễn Quốc Quân, một thành viên của của Đảng Việt Tân,
với cáo buộc ‘khủng bố chống chính quyền nhân dân’.
Theo
đó, cơ quan an ninh - điều tra của công an ra quyết định khởi tố vụ
án, khởi tố bị can đối với ông Quân để điều tra về tội danh này theo
điều 84 của Bộ luật hình sự.
Ông
Quân, 59 tuổi, là Việt kiều Mỹ cư trú tại Garden
Grove, bang California.
Ông có bằng tiến sỹ về toán tại Đại học North Carolina.
Ông bị bắt và khám xét khẩn cấp vào ngày 17/4 khi ông làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất dưới tên Richard Nguyễn.
Khủng bố hay bất bạo động?
Theo Bộ Công an Việt Nam thì ông Quân nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện ý đồ ‘kích động biểu tình, khủng bố nhằm phá hoại lễ kỷ niệm 30/4’ tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác.
Chính
quyền Việt Nam cũng thông báo là đã tìm thấy nhiều tài liệu về
‘huấn luyện khủng bố’ trong hành lý của ông Quân.
Theo
điều 84 Bộ luật hình sự Việt Nam, mức án cao nhất dành cho tội danh
‘khủng bố chống lại chính quyền nhân dân’ lên đến tử hình. Tuy nhiên
chính quyền cộng sản Việt Nam chưa từng hành quyết công dân nước
ngoài nào về các tội danh chính trị.
Tất cả báo chí trong nước đưa tin về ông Quân đều gọi ông là ‘khủng bố’ nhưng đồng thời cũng mô tả ông là người có đường lối ‘đấu tranh bất bạo động’.
Ngay sau công an Việt Nam thông báo bắt tạm giam ông Nguyễn Quốc Quân, từ Hoa Kỳ, Đảng Việt Tân, tức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, đã ra thông cáo báo chí phản đối.
“Cáo buộc của chính quyền Việt Nam đối với TS Quân hoàn toàn là ngụy tạo và không có cơ sở nào,” thông cáo viết, “Việc bắt giữ TS Quân là bằng chứng mới nhất cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục cuộc đàn áp những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền.”
Đảng
này cũng “thách chế độ Hà Nội chứng minh cho lời cáo buộc của mình
trong phiên tòa ở Việt Nam và trong công luận quốc tế.”
Việt Tân cũng yêu cầu ông Quân và ‘những tiếng nói lương tâm’ khác phải được phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện.
“Chúng
ta phải làm thất bại nỗ lực của chế độ này trong việc đàn áp
những người vận động chính trị một cách hòa bình dưới chiêu bài an
ninh quốc gia,” thông cáo dẫn lời Chủ tịch Đảng Việt Tân Đỗ Hoàng
Điềm cho biết.
“Các
đảng viên Việt Tân và các nhà vận động dân chủ trên toàn thế giới
sẽ tiếp tục đồng hành cùng với nhân dân Việt Nam để vượt qua những
bất công xã hội và chế độ cai trị độc tài,” ông Điềm nói.
Việt Nam thường buộc tội những nhà bất đồng là 'xâm phạm an ninh quốc gia' hoặc 'khủng bố' |
‘Khẳng định vô tội’
Việt
Tân thừa nhận ông Quân đã có một số chuyến đi đến Việt Nam trong nỗ
lực thúc đẩy những ‘thay đổi dân chủ’ ở Việt Nam thông qua các hoạt
động dân sự hòa bình của người dân và cho đến chuyến đi ngày 17/4
thì ông bị bắt giữ.
Vợ
ông Quân cho biết một đại diện của Tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố
Hồ Chí Minh đã đến thăm ông tại trại tạm giam của Bộ Công an hôm thứ
Sáu ngày 27/4. Trong cuộc gặp này, ông Quân đã khẳng định ông vô tội.
Trong
khi đó, Thông tấn xã nhà nước của Việt Nam đưa tin ông Quân đã ‘có
thái độ thành khẩn... và thừa nhận hành vi phạm tội của mình và
đồng bọn’.
Việt
Tân mô tả ông Quân, vốn từng là thầy giáo dạy toán trung học ở Việt
Nam, là ‘một nhà vận động dân chủ lâu năm’.
Ông
từng bị nhà chức trách Việt Nam bắt giữ vào tháng 11/2007 và bị
cầm tù 6 tháng vì tội phát tán tài liệu hướng dẫn chiến thuật đấu
tranh bất bạo động.
Ông
bị trục xuất khỏi Việt Nam. Sau đó, ông đã đi Thái Lan và Malaysia để
tổ chức các khóa huấn luyện của Việt Tân về các phương pháp ‘đấu
tranh bất bạo động’, theo truyền thông trong nước.
Hà
Nội thường xuyên sử dụng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia để
buộc tội các nhà hoạt động dân chủ là ‘khủng bố’.
Tuy
nhiên chính phủ Hoa Kỳ nói họ không thấy có bằng chứng về việc Đảng
Việt Tân, vốn có trụ sở ở bang California,
là một tổ chức khủng bố.
Đảng Việt Tân tự nêu tôn chỉ của mình là ‘thiết lập nền dân chủ và cải cách Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình’.
Các nhà vận động nhân quyền cho biết cáo buộc âm mưu lật đổ ‘chính quyền nhân dân’ thường được chính quyền Việt Nam sử dụng để đối phó với những nhà bất đồng trong chế độ toàn trị của Đảng cộng sản vốn cấm đoán các ý kiến chính trị khác biệt.
BBC
đã liên lạc với quan chức Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nhưng phía
Hoa Kỳ từ chối bình luận do bị chế tài bởi Luật về quyền riêng tư
(Privacy Act) của nước này vốn không cho phép tiết lộ thông tin nếu
không có sự đồng ý bằng văn bản của đương sự.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại sử dụng điều 84 mơ hồ của Bộ luật hình sự để chụp mũ ông Nguyễn Quốc Quân là "khủng bố",thật là chế độ độc tài,quỉ quyệt.
Trả lờiXóa