Thùy
An xin thân ái chào quý thính giả đài Chân Trời Mới.
Kính thưa quý vị, trước khi mời quý vị tìm hiểu thêm về sự việc tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị CSVN bắt giữ, chúng tôi xin mạn phép có đôi dòng giới thiệu về ông.
Tiến sĩ Toán học Nguyễn Quốc Quân là một nhà giáo và cũng là nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam suốt 3 thập niên qua. Trong chuyến về Việt Nam để quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động vào cuối năm 2007, ông bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ đến tháng 5/2008. Sau khi ra khỏi tù, ông tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình và đã thực hiện một số chuyến đi vào Việt Nam trong những năm qua. Trong chuyến đi ngày 17/4/2012, ông đã bị chận giữ tại phi trường Tân Sơn Nhất. Báo chí CSVN loan tin ông bị truy tố với tội danh “khủng bố” theo điều 84 luật hình sự CSVN.
Sau đây, Thùy An xin kính mời quý vị theo dõi buổi tiếp xúc của chúng tôi với ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng.
Thùy An: Dạ, xin kính chào ông Đỗ Hoàng Điềm. Xin mời ông lên tiếng cùng quý thính giả ạ.
Đỗ Hoàng Điềm: Vâng, chúng tôi xin kính chào quý vị thính giả.
Thùy An: Thưa ông, khoảng thời gian sau này có một dư luận cho rằng là Việt Tân đưa người về vào lúc này là chỉ tạo thêm vấn đề cho các nhà dân chủ trong nước, thí dụ như là cung cấp lý cớ cho công an đàn áp dân. Ông nghĩ sao về lập luận này, thưa ông?
Đỗ Hoàng Điềm: Vâng, theo chúng tôi nghĩ thì thực sự đàn áp, khủng bố là chính sách của chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Bất cứ khi nào họ thấy cần phải đàn áp là họ thực hiện điều đó ngay. Điều mà tôi nghĩ đáng lo ở đây là từ năm 2007 cho tới nay, chế độ đã và đang tiến hành nhiều đợt đàn áp, bắt bớ những người tranh đấu cho dân chủ. Theo tôi nghĩ, đây là cả một kế hoạch vì nhu cầu tồn tại của chế độ, bất kể có sự hiện diện của đảng Việt Tân hay là không. Hay nói cách khác, chế độ đàn áp vì nhu cầu mà không cần phải mượn bất kỳ một lý cớ nào khác cả. Vì vậy nếu nói rằng là vì có sự tham dự của đảng viên Việt Tân mà khiến cho chế độ có lý cớ để đàn áp thì vừa không chính xác, vừa biến Việt Tân trở thành quan trọng quá. Theo tôi nghĩ trái lại, sự nhập cuộc của đảng viên Việt Tân thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ cùng đồng bào và các nhà dân chủ khác tranh đấu cho đất nước. Và chính nhiều đảng viên Việt Tân ở trong nước cũng đã phải chịu sự đàn áp, như trường hợp của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy hay Giảng viên Phạm Minh Hoàng trước đây; và ngay bây giờ đang có những người đảng viên Việt Tân ở trong tù như Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy hay là ông Nguyễn Thành Tâm.
Thùy An: Thưa ông, lại cũng có một vài dư luận cho rằng cao trào đấu tranh của dân oan hiện nay đang lên rất cao, như tại Tiên Lãng hay Văn Giang, thì việc bắt người của Việt Tân đã giúp cho phía nhà cầm quyền chuyển hướng sự chú ý của dư luận và có người còn diễn giải xa và tiêu cực hơn nữa. Xin ông có thể giải thích thêm về luận điểm đó như thế nào ạ?
Đỗ Hoàng Điềm: Vâng, như tôi đã nói ở trên, điểm này hoàn toàn không chính xác và còn làm cho đảng Việt Tân trở nên quan trọng quá. Ai cũng thấy rõ là những biến sự tại Tiên Lãng hay Văn Giang vẫn còn đang là những điểm nóng, có được sự chú ý của dư luận, không những của mọi người Việt Nam mà chính quốc tế cũng quan tâm và theo dõi. Việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ đảng viên Việt Tân thật sự không ảnh hưởng gì đến sự quan tâm của dư luận đối với vấn nạn dân oan bị mất đất ở Việt Nam. Trái lại, tôi nghĩ việc bắt giữ những người tranh đấu ôn hòa, như trường hợp đảng viên Việt Tân lại chính là cơ hội để chúng ta tấn công chế độ, vạch trần bản chất độc tài và bất công của chế độ CSVN.
Thưa quý vị, thực ra ai cũng nhìn thấy tình trạng bất công, cướp đất và ức hiếp người dân là một vấn đề rất lớn tại Việt Nam hiện nay. Tiên Lãng hay Văn Giang cũng mới chỉ là một vài biểu hiện của cả một tệ nạn to lớn ảnh hưởng đến cả một tầng lớp nhân dân, và chế độ CSVN khó lòng giải quyết được vì nguyên nhân của tệ nạn này đến từ chính bản chất của chế độ; từ chính hàng ngũ cán bộ quan chức của chế độ. Vì vậy tôi nghĩ chế độ khó lòng mà có thể chuyển hướng được sự chú ý của dư luận, vì có quá nhiều người là nạn nhân của tệ nạn này. Và cái sự bất công quá nghiêm trọng nên không thể nào che đậy được nữa.
Thùy An: Thưa ông, việc đảng viên Việt Tân về nước lúc này, ông nghĩ rằng có mang đến điều gì lợi ích cho lực lượng dân chủ hay nỗ lực đòi công lý của người dân không, thưa ông?
Đỗ Hoàng Điềm: Tôi nghĩ là một công việc to lớn như việc vận động dân chủ và tranh đấu đòi công lý của dân tộc Việt Nam, thực sự cần phải đòi hỏi sự tham gia và đóng góp công sức của rất nhiều người. Đặc biệt là sự tham dự của những người hoạt động đấu tranh, nắm vững những quy luật hoạt động và hiểu rõ phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động (ĐTBBĐ). Những đảng viên Việt Tân, dù từ hải ngoại về hay ở trong nước, chính là những nhân tố tích cực đó.
Họ có khả năng và sự dấn thân để đóng góp sức mạnh cho lực lượng dân chủ và yểm trợ hữu hiệu cho các nỗ lực đấu tranh của đồng bào. Đó là về mặt con người. Nếu chúng ta nhìn xa hơn, về mặt tổ chức, thì với một quá trình hoạt động đấu tranh gần 30 năm qua, đảng Việt Tân ít nhiều gì cũng có được chút kinh nghiệm và phương tiện để hoạt động. Ngoài ra, đảng Việt Tân cũng đã xây dựng được quan hệ tốt đẹp với quốc tế trên nhiều mặt khác nhau, từ quan hệ với chính quyền của nhiều quốc gia cho tới quan hệ với giới truyền thông ngoại quốc cho đến các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền trên thế giới v.v... Chúng tôi quan niệm rằng tất cả những kinh nghiệm, những quan hệ hay những phương tiện này đều là những vốn liếng chung và chúng tôi sẵn sàng đóng góp cái vốn liếng chung đó cho công cuộc đấu tranh của toàn dân tộc.
Thùy An: Dạ, qua những điều ông trình bày thì việc bắt bớ này có ảnh hưởng hay thay đổi gì kế sách của Việt Tân không vậy, thưa ông?
Đỗ Hoàng Điềm: Tôi xin nói ngay, cho tới nay việc bắt bớ này không có ảnh hưởng gì tới kế hoạch hay phương hướng hoạt động của đảng Việt Tân. Ở đây, tôi muốn chia sẻ một điều, đó là đảng Việt Tân có một vài quan niệm hoạt động căn bản. Thứ nhất là xử dụng phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động để vận động sự tham gia của nhiều người, giảm thiểu thiệt hại cho đất nước và đem lại những thay đổi cần thiết một cách ôn hòa. Quan niệm của chúng tôi là mỗi đảng viên Việt Tân đều là những con dân Việt Nam, đều có bổn phận phải đóng góp cho đất nước, và nhất là phải có tinh thần sẵn sàng dấn thân cùng đồng bào tranh đấu cho công lý và Dân Chủ. Đây là tinh thần, không phải chỉ đứng bên lề để cổ võ hay hỗ trợ, mà thật sự phải nhập giòng, sát cánh đấu tranh cùng đồng bào. Đối với chúng tôi việc bắt bớ như hiện nay càng cho chúng tôi thấy những quan niệm này là đúng, và chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa những quan niệm và những phương hướng đấu tranh như vậy.
Thùy An: Thưa, câu hỏi cuối cùng, là ông có muốn chia sẻ gì thêm với quý thính giả cũng như đồng bào trong nước qua đài Chân Trời Mới không ạ?
Đỗ Hoàng Điềm: Dạ vâng, tôi chỉ xin có một điều để xin thưa cùng quý thính giả và đồng bào. Thực sự phải nói là tình hình đất nước chúng ta đã có một số những chuyển động trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng nhìn thấy hàng hà sa số những điều bất toàn trong xã hội, từ tình trạng nhũng lạm tham ô của giới cán bộ, quan chức trong đảng CSVN; cho đến những tình trạng bất công trong xã hội như vấn đề mất đất mất đai, cho đến hiểm họa nguy cơ đất nước chúng ta bị Trung Quốc xâm lấn.
Tất cả những vấn nạn này đều bắt nguồn chính từ sự cai trị sai lầm của đảng CSVN. Hơn bao giờ hết, chúng ta có nhu cầu phải cố gắng làm sao nhanh chóng chấm dứt cái ách cai trị độc tài của đảng CSVN. Chúng ta để chậm ngày nào thì sự bất công sẽ còn kéo dài thêm ngày đó cho đất nước Việt Nam.
Chúng ta để chậm ngày nào mà chưa có được dân chủ, tự do thì những hiểm họa mất đất, mất biển, những hiểm họa thất thoát tài nguyên đất nước sẽ tiếp tục tái diễn, sẽ tiếp tục xảy ra càng nhiều hơn nữa. Thành ra chúng tôi chỉ mong một điều là để có sự thay đổi này, chúng ta cố gắng hợp sức lại với nhau. Đảng Việt Tân cũng như mọi người cần phải làm việc với nhau để làm sao đem sự thay đổi đến một cách nhanh chóng, và đặc biệt là trong tinh thần đấu tranh ôn hòa bất bạo động để giảm thiểu mọi đổ vỡ cho Dân Tộc. Đó là ước nguyện của chúng tôi, và chúng tôi cũng chỉ mong có được cơ hội cùng toàn dân thực hiện cái ước nguyện này trong thời gian nhanh nhất.
Thùy An: Dạ, cám ơn ông Đỗ Hoàng Điềm đã cho CTM có buổi tiếp xúc ngày hôm nay. Xin kính chào ông.
Đỗ Hoàng Điềm: Xin chào chị Thùy An, và xin kính chào quý vị thính giả.
Kính thưa quý vị, trước khi mời quý vị tìm hiểu thêm về sự việc tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị CSVN bắt giữ, chúng tôi xin mạn phép có đôi dòng giới thiệu về ông.
Tiến sĩ Toán học Nguyễn Quốc Quân là một nhà giáo và cũng là nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam suốt 3 thập niên qua. Trong chuyến về Việt Nam để quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động vào cuối năm 2007, ông bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ đến tháng 5/2008. Sau khi ra khỏi tù, ông tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình và đã thực hiện một số chuyến đi vào Việt Nam trong những năm qua. Trong chuyến đi ngày 17/4/2012, ông đã bị chận giữ tại phi trường Tân Sơn Nhất. Báo chí CSVN loan tin ông bị truy tố với tội danh “khủng bố” theo điều 84 luật hình sự CSVN.
Sau đây, Thùy An xin kính mời quý vị theo dõi buổi tiếp xúc của chúng tôi với ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng.
Thùy An: Dạ, xin kính chào ông Đỗ Hoàng Điềm. Xin mời ông lên tiếng cùng quý thính giả ạ.
Đỗ Hoàng Điềm: Vâng, chúng tôi xin kính chào quý vị thính giả.
Thùy An: Thưa ông, khoảng thời gian sau này có một dư luận cho rằng là Việt Tân đưa người về vào lúc này là chỉ tạo thêm vấn đề cho các nhà dân chủ trong nước, thí dụ như là cung cấp lý cớ cho công an đàn áp dân. Ông nghĩ sao về lập luận này, thưa ông?
Đỗ Hoàng Điềm: Vâng, theo chúng tôi nghĩ thì thực sự đàn áp, khủng bố là chính sách của chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Bất cứ khi nào họ thấy cần phải đàn áp là họ thực hiện điều đó ngay. Điều mà tôi nghĩ đáng lo ở đây là từ năm 2007 cho tới nay, chế độ đã và đang tiến hành nhiều đợt đàn áp, bắt bớ những người tranh đấu cho dân chủ. Theo tôi nghĩ, đây là cả một kế hoạch vì nhu cầu tồn tại của chế độ, bất kể có sự hiện diện của đảng Việt Tân hay là không. Hay nói cách khác, chế độ đàn áp vì nhu cầu mà không cần phải mượn bất kỳ một lý cớ nào khác cả. Vì vậy nếu nói rằng là vì có sự tham dự của đảng viên Việt Tân mà khiến cho chế độ có lý cớ để đàn áp thì vừa không chính xác, vừa biến Việt Tân trở thành quan trọng quá. Theo tôi nghĩ trái lại, sự nhập cuộc của đảng viên Việt Tân thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ cùng đồng bào và các nhà dân chủ khác tranh đấu cho đất nước. Và chính nhiều đảng viên Việt Tân ở trong nước cũng đã phải chịu sự đàn áp, như trường hợp của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy hay Giảng viên Phạm Minh Hoàng trước đây; và ngay bây giờ đang có những người đảng viên Việt Tân ở trong tù như Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy hay là ông Nguyễn Thành Tâm.
Thùy An: Thưa ông, lại cũng có một vài dư luận cho rằng cao trào đấu tranh của dân oan hiện nay đang lên rất cao, như tại Tiên Lãng hay Văn Giang, thì việc bắt người của Việt Tân đã giúp cho phía nhà cầm quyền chuyển hướng sự chú ý của dư luận và có người còn diễn giải xa và tiêu cực hơn nữa. Xin ông có thể giải thích thêm về luận điểm đó như thế nào ạ?
Đỗ Hoàng Điềm: Vâng, như tôi đã nói ở trên, điểm này hoàn toàn không chính xác và còn làm cho đảng Việt Tân trở nên quan trọng quá. Ai cũng thấy rõ là những biến sự tại Tiên Lãng hay Văn Giang vẫn còn đang là những điểm nóng, có được sự chú ý của dư luận, không những của mọi người Việt Nam mà chính quốc tế cũng quan tâm và theo dõi. Việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ đảng viên Việt Tân thật sự không ảnh hưởng gì đến sự quan tâm của dư luận đối với vấn nạn dân oan bị mất đất ở Việt Nam. Trái lại, tôi nghĩ việc bắt giữ những người tranh đấu ôn hòa, như trường hợp đảng viên Việt Tân lại chính là cơ hội để chúng ta tấn công chế độ, vạch trần bản chất độc tài và bất công của chế độ CSVN.
Thưa quý vị, thực ra ai cũng nhìn thấy tình trạng bất công, cướp đất và ức hiếp người dân là một vấn đề rất lớn tại Việt Nam hiện nay. Tiên Lãng hay Văn Giang cũng mới chỉ là một vài biểu hiện của cả một tệ nạn to lớn ảnh hưởng đến cả một tầng lớp nhân dân, và chế độ CSVN khó lòng giải quyết được vì nguyên nhân của tệ nạn này đến từ chính bản chất của chế độ; từ chính hàng ngũ cán bộ quan chức của chế độ. Vì vậy tôi nghĩ chế độ khó lòng mà có thể chuyển hướng được sự chú ý của dư luận, vì có quá nhiều người là nạn nhân của tệ nạn này. Và cái sự bất công quá nghiêm trọng nên không thể nào che đậy được nữa.
Thùy An: Thưa ông, việc đảng viên Việt Tân về nước lúc này, ông nghĩ rằng có mang đến điều gì lợi ích cho lực lượng dân chủ hay nỗ lực đòi công lý của người dân không, thưa ông?
Đỗ Hoàng Điềm: Tôi nghĩ là một công việc to lớn như việc vận động dân chủ và tranh đấu đòi công lý của dân tộc Việt Nam, thực sự cần phải đòi hỏi sự tham gia và đóng góp công sức của rất nhiều người. Đặc biệt là sự tham dự của những người hoạt động đấu tranh, nắm vững những quy luật hoạt động và hiểu rõ phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động (ĐTBBĐ). Những đảng viên Việt Tân, dù từ hải ngoại về hay ở trong nước, chính là những nhân tố tích cực đó.
Họ có khả năng và sự dấn thân để đóng góp sức mạnh cho lực lượng dân chủ và yểm trợ hữu hiệu cho các nỗ lực đấu tranh của đồng bào. Đó là về mặt con người. Nếu chúng ta nhìn xa hơn, về mặt tổ chức, thì với một quá trình hoạt động đấu tranh gần 30 năm qua, đảng Việt Tân ít nhiều gì cũng có được chút kinh nghiệm và phương tiện để hoạt động. Ngoài ra, đảng Việt Tân cũng đã xây dựng được quan hệ tốt đẹp với quốc tế trên nhiều mặt khác nhau, từ quan hệ với chính quyền của nhiều quốc gia cho tới quan hệ với giới truyền thông ngoại quốc cho đến các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền trên thế giới v.v... Chúng tôi quan niệm rằng tất cả những kinh nghiệm, những quan hệ hay những phương tiện này đều là những vốn liếng chung và chúng tôi sẵn sàng đóng góp cái vốn liếng chung đó cho công cuộc đấu tranh của toàn dân tộc.
Thùy An: Dạ, qua những điều ông trình bày thì việc bắt bớ này có ảnh hưởng hay thay đổi gì kế sách của Việt Tân không vậy, thưa ông?
Đỗ Hoàng Điềm: Tôi xin nói ngay, cho tới nay việc bắt bớ này không có ảnh hưởng gì tới kế hoạch hay phương hướng hoạt động của đảng Việt Tân. Ở đây, tôi muốn chia sẻ một điều, đó là đảng Việt Tân có một vài quan niệm hoạt động căn bản. Thứ nhất là xử dụng phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động để vận động sự tham gia của nhiều người, giảm thiểu thiệt hại cho đất nước và đem lại những thay đổi cần thiết một cách ôn hòa. Quan niệm của chúng tôi là mỗi đảng viên Việt Tân đều là những con dân Việt Nam, đều có bổn phận phải đóng góp cho đất nước, và nhất là phải có tinh thần sẵn sàng dấn thân cùng đồng bào tranh đấu cho công lý và Dân Chủ. Đây là tinh thần, không phải chỉ đứng bên lề để cổ võ hay hỗ trợ, mà thật sự phải nhập giòng, sát cánh đấu tranh cùng đồng bào. Đối với chúng tôi việc bắt bớ như hiện nay càng cho chúng tôi thấy những quan niệm này là đúng, và chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa những quan niệm và những phương hướng đấu tranh như vậy.
Thùy An: Thưa, câu hỏi cuối cùng, là ông có muốn chia sẻ gì thêm với quý thính giả cũng như đồng bào trong nước qua đài Chân Trời Mới không ạ?
Đỗ Hoàng Điềm: Dạ vâng, tôi chỉ xin có một điều để xin thưa cùng quý thính giả và đồng bào. Thực sự phải nói là tình hình đất nước chúng ta đã có một số những chuyển động trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng nhìn thấy hàng hà sa số những điều bất toàn trong xã hội, từ tình trạng nhũng lạm tham ô của giới cán bộ, quan chức trong đảng CSVN; cho đến những tình trạng bất công trong xã hội như vấn đề mất đất mất đai, cho đến hiểm họa nguy cơ đất nước chúng ta bị Trung Quốc xâm lấn.
Tất cả những vấn nạn này đều bắt nguồn chính từ sự cai trị sai lầm của đảng CSVN. Hơn bao giờ hết, chúng ta có nhu cầu phải cố gắng làm sao nhanh chóng chấm dứt cái ách cai trị độc tài của đảng CSVN. Chúng ta để chậm ngày nào thì sự bất công sẽ còn kéo dài thêm ngày đó cho đất nước Việt Nam.
Chúng ta để chậm ngày nào mà chưa có được dân chủ, tự do thì những hiểm họa mất đất, mất biển, những hiểm họa thất thoát tài nguyên đất nước sẽ tiếp tục tái diễn, sẽ tiếp tục xảy ra càng nhiều hơn nữa. Thành ra chúng tôi chỉ mong một điều là để có sự thay đổi này, chúng ta cố gắng hợp sức lại với nhau. Đảng Việt Tân cũng như mọi người cần phải làm việc với nhau để làm sao đem sự thay đổi đến một cách nhanh chóng, và đặc biệt là trong tinh thần đấu tranh ôn hòa bất bạo động để giảm thiểu mọi đổ vỡ cho Dân Tộc. Đó là ước nguyện của chúng tôi, và chúng tôi cũng chỉ mong có được cơ hội cùng toàn dân thực hiện cái ước nguyện này trong thời gian nhanh nhất.
Thùy An: Dạ, cám ơn ông Đỗ Hoàng Điềm đã cho CTM có buổi tiếp xúc ngày hôm nay. Xin kính chào ông.
Đỗ Hoàng Điềm: Xin chào chị Thùy An, và xin kính chào quý vị thính giả.
Mỗi một người Việt Nam đều có bổn phận và trách nhiệm đối với đất nước, nhất là khi đất nước đang bị lâm nguy bởi vô vàn vấn nạn như hiện nay mà ai cũng rõ. Bảo vệ đất nước không chỉ là bổn phận, mà còn là một vinh dự. Đảng viên Việt Tân hay tổ chức nào cũng là người Việt Nam, điều quan trọng là có lòng hay không.
Trả lờiXóa