Các tin tức hậu trường từ cuộc hội đàm giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng
Noda hôm 30/4 vừa rồi tại Tòa Bạch Ốc bắt
đầu được truyền ra giới báo chí Nhật Bản. Các chủ đề đã được đồng ý từ trước để
đưa vào nghị trình bao gồm các vấn đề mậu dịch giữa hai nước, vấn đề căn cứ
quân sự Mỹ tại Nhật, và Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng
vào giờ chót, Thủ tướng Nhật đã đưa ra thêm một chủ đề nữa vì tính hệ trọng và
gấp rút của nó. Đó là vấn nạn Trung quốc tại Thái Bình Dương.
Theo tiết lộ từ các quan chức có mặt trong cuộc hội đàm, cả 2 vị nguyên
thủ quốc gia đã dành một phần lớn thời giờ cho vấn nạn Trung Quốc. Cuộc hội đàm,
vì vậy, đã kéo dài hơn dự trù đến 40 phút.
Cả 2 nước có cùng nhận định về thái độ của Trung Quốc ngày một xem thường
luật pháp và các giao ước Quốc tế mà Bắc Kinh đã đặt bút ký kết. Hai vị nguyên
thủ quốc gia chia sẻ quan ngại về hiện tượng Trung Quốc bành trướng lực lượng
quân sự để thao túng ở biển Đông, bất chấp luật Hàng hải Quốc tế và luật lệ quy
định về lãnh hải. Thủ tướng Noda liệt kê những lần Trung quốc đưa tàu hải giám,
tàu thăm dò hải dương, tàu đánh cá và cả tàu ngầm xâm phạm lãnh hải Nhật Bản.
Trong nhiều trường hợp, tàu Trung Quốc cố tình gây hấn để tạo sự cố quốc tế.
Cách hành xử của Bắc Kinh sẽ không chỉ tạo bất ổn trong vùng, mà còn ảnh
hưởng đến nền kinh tế toàn cầu vì ngăn chận một tuyến đường hàng hải quan trọng
xuyên qua biển Đông.
Chính phủ Obama cũng nhìn sự việc dưới lăng kính luật pháp. Dù là hiếu
chiến trên biển Đông hay tìm đủ mọi cách qua mặt các quyền sở hữu trí tuệ của các
công ty Hoa Kỳ thì Bắc Kinh đều đang vi phạm các luật lệ quốc tế và không xứng đáng
đứng ngang hàng với các cường quốc khác.
Sau hội đàm, một bản lên tiếng chung giữa hai nước Mỹ-Nhật có đoạn viết
rằng: Khi một nước kinh tế phát triển mạnh thì chắc chắn sẽ có tầm ảnh hưởng
lớn đối với cả thế giới. Đây là một điều tốt nhưng với điều kiện cường quốc đó
phải tuân thủ luật pháp Quốc tế mà chính họ đã đặt bút ký.
Đặc biệt trong năm bầu cử 2012 này, ứng viên đảng Dân Chủ, tổng thống
Obama, càng bị áp suất phải có chính sách đối phó cứng rắn với Bắc Kinh. Đối thủ
của ông từ phía đảng Cộng Hòa, Mitt Romney, đang ráo riết phê phán đối sách với
Bắc Kinh hiện nay là quá mềm yếu, đặc biệt qua các vụ cựu trưởng công an Trùng
Khánh là ông Vương Lập Quân và luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành xin trú ẩn
tại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Nhiều bình luận gia cho rằng Nhật Bản đang rất khôn khéo trong việc tận
dụng tình hình chính trị trên đất Hoa Kỳ để kéo chính quyền Obama vào cùng giải
quyết vấn nạn Trung Quốc.
Còn các lãnh đạo Hà Nội thì sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét