Cách đây 2 tuần, một người bạn tên là Nguyễn Tiến Nam nhắn
tin cho tôi biết ngày 17-6 là ngày mất của nhà cách mạng, anh hùng Nguyễn Thái
Học. Không rủ được ai, cuối tuần tôi dong duổi xe máy lên thành phố Yên Bái chủ
đích đến viếng khu lăng mộ Nguyễn Thái Học. Thật ra thì tôi cũng đi qua TP.Yên
Bái vài lần nhưng chỉ là đi ngang qua trên lộ trình thăm thú đó đây ở những địa
danh, khung cảnh nên thơ, hùng vĩ của miền Tây Bắc Việt Nam.
Thành thực mà nói nếu Tiến Nam không nhắc nhở thì tôi cũng
không biết, nhưng không phải chỉ có mình tôi lãng quên mà phần lớn mọi người ít
ai chú ý, đặc biệt dân ở Yên Bái cũng không có tổ chức lễ lạt, cũng chỉ là một
ngày bình thường như bao ngày mà thôi.
Cũng thành thực mà nói hiện nay ở Việt Nam trong sinh hoạt
chính trị chỉ duy nhất có đơn đảng hoạt động là ĐCSVN, nếu đa đảng chắc chắn
tôi sẽ nộp đơn xin gia nhập đảng phái nào có thiên hướng quốc gia. Không những
thế nếu có điều kiện, sức khỏe tôi sẽ đi vận động (chiêu hồi) những anh-em là đảng
viên ĐCSVN nhưng có tư tưởng dân tộc mạnh mẽ cùng tham gia. Cố nhiên đến lúc đó
những đảng phái dân chủ, xã hội, những liên đoàn bảo vệ quyền lợi của các nhóm
đối tượng người lao động cũng sẽ xuất hiện, những hội đoàn cải cách xã hội có
màu sắc tôn giáo cũng sẽ có chỗ đứng để phát huy ảnh hưởng.
Lần giở những trang lịch sử về cuộc đời của anh hùng Nguyễn
Thái Học, người sáng lập và là Đảng Trưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ)
phải nói Ông là người rất có hùng tâm-đại chí, cương cường quả cảm, tình cảm
yêu nước mãnh liệt, có viễn kiến mặc dù đang tuổi thanh niên. Cố nhiên vì nhiều
lý do như nhân sự, tổ chức không chặt chẽ, bối cảnh trong nước – quốc tế chưa
thuận lợi, nôn nóng gấp gáp cho nên cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc
Dân Đảng lãnh đạo đã thất bại khiến cho nhân sự của Đảng này bị tổn thất lớn và
cuối cùng đã bị Việt Minh thanh toán trong vụ án Ôn Như Hầu vào tháng 7/1946 kể
từ đây vai trò chính trị của VNQDĐ đã hoàn toàn chấm dứt ở miền Bắc. Không
riêng gì VNQDĐ mà một số lãnh tụ đảng phái/tôn giáo yêu nước vào giai đoạn đó
cũng bị mất tích một cách đầy bí ẩn.
Cách đây mấy năm, 1 người bà con của tôi là đảng viên ĐCSVN
có nhận xét đáng nhẽ ra lịch sử Việt Nam phải có 1 người tầm cỡ như cụ Phan Bội
Châu/Phan Chu Trinh làm lãnh tụ, tổng thống thì dân tộc sẽ giảm bớt nạn binh
đao, đất nước đã phú cường, thực sự dân chủ từ lâu rồi. Nhưng tôi có nhận xét
khác: nếu vào những năm 1946 kể cả Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học…
những người yêu nước mà không theo quan điểm của Cộng Sản nếu còn sống cũng sẽ
bị thủ tiêu nếu không họ sẽ bị khống chế, triệt hạ chỉ còn có cách vào Nam mà
thôi. Nếu họ ở lại miền Bắc thì bắt buộc phải vào các hội đoàn do Đảng Lao Động
(ĐCSVN) dựng lên huặc giả phải chết dần chết mòn trong đau khổ vì không thể thực
hiện tâm nguyện, hoài bão của mình cho dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên lịch sử không
bao giờ có chữ “Nếu”!
Chỉ vì muốn “Độc bá” mà ĐCSVN không những tàn độc với các đảng
phái yêu nước khác mà ngay trong đồng chí của mình cũng tàn độc không kém kể từ
khi ĐCSVN ra đời năm 1930 cho đến nay. Điều này lịch sử đã chứng minh qua các sự
kiện và hi vọng sẽ còn được tiếp tục bạch hóa qua những cựu ủy viên BCT, TW của
ĐCSVN phản tỉnh đứng về dân tộc.
Sở dĩ tôi tóm lược sơ sơ những gì tôi hiểu/phân tích về lịch
sử VNQDĐ ở trên vì hiện nay điều này vẫn được thể hiện một cách bàng bạc đâu đó
nhưng những điều mà tôi được biết sau đây:
Dò hỏi một số người dân địa phương một cách ngẫu nhiên, tôi
được biết trước đây Việt Kiều (hậu duệ của các tiền bối VNQDĐ) muốn mang tiền về
xây dựng khu lăng mộ, công viên tưởng niệm Nguyễn Thái Học và các đ/c của VNQDĐ
bị xử chém cho khang trang hơn nhưng chính quyền không đồng ý. Trong khi chính
quyền chẳng màng huặc giả không có tiền xây dựng, trùng tu công viên cho hoành
tráng, thậm chí không có lời giới thiệu lịch sử để học sinh tìm hiểu nhằm giáo
dục tinh thần yêu nước, bất khuất của các tiền nhân. Lăng mộ – Tượng đài Nguyễn
Thái Học chỉ là nơi hữu ích cho dân chích choác, xì ke ma túy tác túc vào ban
đêm.
Còn chỗ mà anh hùng Nguyễn Thái Học bị chém lại ở một nơi
khác, chỉ là 1 cái miếu nhỏ đơn sơn nằm trong khuôn viên của một Cty Chè nào
đó, sau lưng cái miếu là nhà thờ Yên Bái. Thế hệ trẻ Việt Nam sau này rồi sẽ
lãng quên những anh hùng như Nguyễn Thái Học mà thay vào đó là những thần tượng
ngoại quốc như các nam/nữ ca sĩ xinh đẹp K-Pop của Hàn Quốc, các nam/nữ người mẫu
chân dài đầy quyến rũ, sành điệu-hàng hiệu nhưng cũng đầy bạc nhược về bản lãnh
và kiến thức Việt Nam. Nguyên nhân sâu xa không phải lỗi của thế hệ trẻ nhưng
là lỗi tại ai?
Một số người dân có hiểu biết do tìm hiểu lịch sử huặc do
cha mẹ là dân thổ địa ở Yên Bái thì họ hiểu Nguyễn Thái Học là một nhà cách mạng,
một anh hùng dân tộc chứ không chỉ thuần túy là một Liệt Sĩ thông thường như
nhiều đài tưởng niệm Tổ quốc ghi công các liệt sĩ mà chủ yếu là quân nhân của
QĐNDVN.
Buồn cười nhất là tôi có hỏi 1 người đàn ông “Nếu Nguyễn
Thái Học thành công thì sao nhỉ?“. Anh này nửa đùa nửa thật nói “Nếu thành công
thì Việt Nam giờ phải như Hàn Quốc, Đài Loan rồi. Cũng chẳng có Hồ Chí Minh nữa!“
Gây chú ý một cách thích thú cho tôi là một bia đá có dòng
chữ :
“Đây là điều nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc
mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ” – Louis Aragon,
Nhà thơ Cộng Sản Pháp
Thật trớ trêu tác giả lại là một người Cộng Sản Pháp nhận
xét thay cho dân tộc Việt Nam. Thật cay đắng làm sao điều này vẫn có giá trị thời
sự, duy chỉ có khác biệt trước đây chính quyền thực dân Pháp bịt miệng dân tộc
Việt Nam thì ngày nay chính quyền Cộng Sản Việt Nam bằng cách này hay cách khác
đã-đang-và sẽ bóp cổ chính dân tộc mình trước họa ngoại xâm của Tàu Khựa trên
các mặt quân sự, kinh tế, văn hóa. Dân tộc đã phải khốn khổ, mòn mỏi chịu đựng
hi sinh để ĐCSVN đứng trên vũ đài lịch sử nhưng ngày nay một vài kẻ/nhóm cầm đầu
trong ĐCSVN thao túng chính phủ, quốc hội đã mạt sát, dẫm đạp lên chính nhân
dân của dân tộc mình.
Chúng mày hãy đi chết đi ! Nhưng dân tộc này vẫn bất khuất tồn
tại!
Quả thật, ĐCSVN – Đảng mà tôi hiện nay đang là thành viên
đang tự chết dần chết mòn (chưa sụp đổ) bởi 2 lẽ :
- Làm thui chột tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt
Nam
Cái mà những kẻ cầm đầu trong ĐCSVN muốn níu kéo chẳng qua
vì quyền lợi ích kỷ của thiểu số rất nhỏ trong nội bộ. Tôi đã bỏ công chú ý
trong nhiều năm và kết luận tình yêu quê hương, đất nước của những nhà lý luận,
tư tưởng, tuyên giáo của CSVN rất yếu ớt, nhạt nhòa phản ảnh rõ nét qua những
bài lý luận, khẩu ngữ của họ khi phát biểu. Chán ngắt và hô hào suông trái ngược
với thực tế đang diễn ra!
- Xa rời với mục tiêu lý tưởng của cộng sản.
Không còn tha thiết bảo vệ quyền lợi của nông dân, công
nhân, ngư dân; Không còn sôi sục đấu tranh vì bất công xã hội mà do chính hệ thống
chính trị của ĐCSVN gây ra cho nhân dân. Cái này rõ như ban ngày, chẳng cần đến
những người quan tâm đến xã hội, chính trị, những trí thức/luật sư phải lên tiếng
chỉ cần ngẫu nhiên hỏi bất kì một người dân lao động bình thường như bác xe ôm,
bà bán hàng rong, anh thợ cắt tóc… sẽ phản ảnh suy tư, tình cảm của người dân đối
với Chế độ cầm quyền hiện nay như thế nào.
Cố nhiên trong quá khứ và hiện nay có rất nhiều tấm gương
người tốt, việc tốt trong ĐCSVN tuy nhiên họ không đại diện cho những bông hoa
tươi thắm do Cộng Sản sản sinh. Tự thân họ là những tinh hoa, bất khuất, anh dũng
của dân tộc Việt. Họ đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN thì tốt đẹp và có lợi cho Đảng
chứ kì thực ĐCSVN không và không thể đào tạo ra những con người xã hội chủ
nghĩa, sống vô vụ lợi cho nhân quần, xã hội. Đặc biệt chính ĐCSVN làm thui chột
tình yêu quê hương, đất nước, làm tha hóa không những các thành viên cao cấp và
hàng triệu đảng viên thường mà làm băng hoại toàn xã hội. Ai mới chuẩn bị gia
nhập ĐCSVN đều đầy hoài bão, nhiệt huyết, tâm hồn trong sáng như chỉ một thời
gian sau tất cả (bao gồm cả tôi) ít nhiều đều bị tha hóa, chán nản, bị nhồi sọ,
bị ám ảnh bởi quyền lực tuyệt đối mà sinh ra tàn độc, thủ đoạn với đ/c của mình
nói riêng và dân tộc nói chung.
Một phiến đá khiến tôi không khỏi suy tư đối với những ai
đang quan tâm đến vận mệnh dân tộc hiện nay.
Câu thơ “Chết vì tổ quốc Chết vinh quang” mà Nguyễn Thái Học
đọc tại pháp trường khi thực dân Pháp xử chém ngày 17/6/1930 thể hiện khí phách
can đảm của người anh hùng hy sinh cho đất nước, toát lên thần thái của người tử
tù hiên ngang đón nhận cái chết trước mặt kẻ thù. Câu thơ đó cũng làm tôi liên
tưởng đến bài thơ “CHẾT” của cụ Phan Bội Châu:
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
Tất nhiên thời buổi này đất nước đã thống nhất trọn vẹn thì
việc quả cảm hi sinh mạng sống của mình để giành độc lập cho dân tộc là không cần
thiết. Dù muốn hay không chúng ta phải thừa nhận công lao và hi sinh của những
người Cộng Sản tiền bối đã là tác nhân cuối cùng giành độc lập cho dân tộc, mặc
dù như trên tôi đã viết có những việc tàn độc đối với những đảng phái yêu nước
khác. Nhưng với quan điểm chính thống của người theo chủ nghĩa dân tộc, với tôi
những ai/tổ chức nào đã có công trong việc đánh đuổi ngoại xâm sẽ được lịch sử
và người dân tưởng nhớ đời đời. Những ai hoạt động chính trị có ý định tuyên
truyền nhằm bôi nhọ, phủ nhận công sức, hi sinh của những người CSVN đời đầu nhằm
đề cao tính chính danh của mình theo kiểu “đạp người xuống nhằm tôn mình lên”
là những kẻ không lương thiện trong chính trị.
Tuy nhiên không vì thế mà ĐCSVN cứ ngồi lì mãi trên ngai
vàng, ăn mày dĩ vãng vào hào quang quá khứ nếu thế có khác chi các triều đại
phong kiến khác cũng đánh đuổi quân xâm lược và trị vì cho đến khi suy yếu huặc
bị ngoại bang xâm lược, rồi lại tiếp tục một chu trình mới. Trong khi ĐCSVN lúc
nào cũng ra rả tuyên truyền về cách mạng, về văn minh, về dân chủ, về tự do.
Còn đối với những người quan tâm đến thời sự, chính trị của
Việt Nam thì sao?
Tôi có cảm giác những người muốn thay đổi xã hội hiện nay
cho tốt đẹp hơn có lẽ cũng đang lâm vào tình trạng bế tắc, chán nản, chờ thời
theo kiểu “trí thức trùm chăn nhưng vẫn vểnh tai nghe ngóng“. Tôi nghĩ về trình
độ chuyên môn, khả năng phân tích của họ có thừa nhưng bản lãnh dấn thân nhập
cuộc thì còn khiêm tốn. Cố nhiên cũng có những nhà hoạt động về dân chủ, trí thức
dân thân đã từng phải ngồi tù, bị sách nhiễu nhưng họ không đại diện cho tất cả
giới trí thức của Việt Nam đông đến hàng vạn người.
Những người tốt trong ĐCSVN nhất là những thành phần đã về
hưu, ít nhiều đã có cống hiến cho chế độ cũng chỉ có thể phản biện suông mà
không tác động vào những đối tượng cầm quyền là bậc hậu bối, có khi họ đành phải
khuất mắt trông coi, nhắm mắt làm ngơ trước những tiêu cực. Còn những vị đang cầm
quyền, tại chức thì thôi đừng mất công phân tích làm gì, TIỀN mới là động lực
chính của họ. Có những công việc tưởng như giúp dân, giúp nước nhưng bản chất
chỉ là những công việc nghề nghiệp chuyên nghành, sâu xa động lực chính cũng họ
chỉ là TIỀN và TIỀN mà thôi.
LỜI CUỐI : Thực sự bài viết của tôi cũng hơi lan man, việc
ca ngợi anh hùng Nguyễn Thái Học cũng bằng thừa vì hiển nhiên ai cũng biết
nhưng qua bài viết này tôi mong rằng những người quan tâm đến chính trị, xã hội
đặc biệt là các trí thức đang còn tại vị, làm việc trong các công sở, xí nghiệp,
cao hơn là quan chức trong Chính Phủ/Quốc Hội, những sỹ quan trong các lực lượng
vũ trang hãy can đảm và suy tư đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết quyền lợi của
phe nhóm, tổ chức đảng (bất luận là đảng nào). Chỉ cần mỗi người can đảm, hi
sinh bằng 1/10 anh hùng Nguyễn Thái Học có khi sẽ tác động lớn đến sự biến chuyển
của đất nước mạnh mẽ. Mong rằng đến một lúc nào đó khi chúng ta nhìn lại, chúng
ta sẽ thấy quyết định của mình là đúng và tự hào vì điều đó huặc sẽ ôm hận
thiên thu vì hèn nhát, bạc nhược để rồi dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam vào vòng
cương tỏa của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt đó là TÀU KHỰA.
Ảnh chụp Nguyễn Tiến Nam đầu năm 2008 – Người đã nhắc nhở
cho tôi biết ngày 17/6/1930 là ngày gì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét