Chuẩn Bị Tâm Lý Trước Khi Bị Kêu Lên Thẩm Vấn Hay “Mời Đi
Làm Việc.”
TNCG - 25.4.2013: Để đóng góp vào sự chuẩn bị tâm lý cho quảng
đại quần chúng nói chung, và cho tuổi trẻ nói riêng, cho các phong trào đấu
tranh đòi Công Lý - Sự Thật và Dân Chủ - Nhân Quyền, BBT - TNCG xin giới thiệu
đến quý vị bài viết của "Nhóm Tâm Lý Hướng Dương". Hy vọng, nội dung
bài viết sẽ giúp đỡ chúng ta ngày càng "giảm bớt sự sợ hãi", thay vào
đó bằng sự "can đảm, tự tin và hành động". Xin chân thành cám ơn
"Nhóm Tâm Lý Hướng Dương".
Các bạn thân mến, trước tình hình hiện nay, khi nhân dân mạnh
dạn hơn để thực hiện quyền công dân bị nhà nước tước đoạt thì nhà nước càng sợ
hãi, do đó việc hù dọa, răn đe, kêu lên làm việc, và bắt bớ gia tăng. Việc bị
kêu lên thẩm vấn hay “mời đi làm việc” sẽ dần là chuyện bình thường, có thể nói
sẽ như..... cơm bữa. Chúng ta cần chuẩn bị tâm lý để dần quen thuộc điều này và
có “cơm bữa” theo đúng ý mình.
Đầu tiên, chúng ta ai cũng muốn là làm sao giữ bình tĩnh trước
áp lực của công an. Sự bình tĩnh thường không đến một cách tự nhiên, nhất là nếu
chúng ta thường xuyên có khủng hoảng chấn động bất ngờ trong cuộc sống và đưa đến
tình trạng dễ bị hồi hộp lo sợ. Dù đây là phản ứng tự vệ tự nhiên nhưng lâu
ngày không kiểm soát, dễ thành thói quen sợ. Điều này cộng hưởng với phản ứng tự
động sinh tồn của cơ thể dễ làm tăng thêm nỗi sợ khi bị áp lực. Các phản ứng tự
nhiên này là tim đễ đập mạnh, thở hụt hơi, chân tay lạnh, đầu óc mất tập trung,
không suy nghĩ vững vàng, v.v...Vì vậy để có sự tự tại bình tĩnh, ngay từ bây
giờ chúng ta cần thường xuyên tập thói quen tịnh tâm cho chính mình, để khi bị
áp lực chúng ta tự động có thói quen bình tĩnh.
Có ba yếu tố gợi ý có thể giúp chúng ta phát huy thói quen
bình tĩnh, điều chế cảm xúc, và lựa chọn chính chắn trước áp lực:
I.Tâm Tịnh
Để tâm được tịnh, chúng ta có thể tập từ bây giờ:
1. Cầu nguyện thường xuyên. Thật sự lắng lòng và để tâm vào
ý nguyện.
2. Tập hít thở thư giãn hàng ngày. Lúc này ta tập trung vào
hít thở sâu, lắng nghe tiếng thở của chính mình hay những âm thanh chung quanh.
3. Thường xuyên lập lại trong đầu những lời hay ý đẹp trong
giáo lý hay ngoài đời gìúp định hướng hoặc động viên ta.
4. Hay làm những cách thư giãn hay tịnh tâm khác mà chúng ta
học hỏi được và thích hợp cho bản thân.
Nghiên cứu cho thấy những người tập tịnh tâm sâu và thường
xuyên trong một thời gian có thể làm thành não của phần tiền não dày hơn và hoạt
động tích cực hơn. Tiền não là nơi giúp chúng ta phán đoán, lấy quyền định, tự
chế, kiểm soát xúc cảm, điều chế sợ hãi, và kiểm soát lời ăn tiếng nói của bản
thân.
II. Mường tượng thường xuyên sự bình tĩnh tự tin của bản
thân và những điều chủ động muốn làm khi bị thẩm vấn để dồn năng lượng vào điều
ta muốn xảy ra.
Sự mường tượng đưa chính mình vào thực tế trước trong trí
não là cơ hội thao dợt để nắm vừng phản ứng (suy nghĩ cảm xúc) của chính bản
thân và phần nào trong tư thế sẵn sàng ứng phó trước áp lực. Khi chúng ta chú ý
lưu tâm vào đâu thì tâm não của chúng ta sẽ dồn năng lượng vào đó. Chúng ta hướng
về những suy nghĩ tích cực và sự tự tin, chúng ta sẽ tự tin.
Bốn điều ta có thể mường tượng và tập trước là:
1. Lắng nghe và quan sát đối phương. Chúng ta cần biết rất
rõ những gì đang diễn ra. Họ nói gì, hỏi gì. Quan sát cử chỉ của họ và quan sát
điều họ nói.
2. Giữ im lặng. Điều này giúp ta dễ kiểm soát chính mình, có
thời gian để lựa chọn đối thoại theo ý muốn, kiểm soát chính bản thân và từ đó
thêm tự tin. Như kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh có nhắn nhủ: “Nên nhớ một quyền là
chúng ta có quyền im lặng, từ chối trả lời. Không cần thiêt là hỏi gì trả lời
đó. Công an có tính cù nhầy và hay nói nhiều câu rất vớ vẩn.”
3. Không sợ hãi: Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh chia sẻ: “....không
có gì phải sợ....Nếu pháp trị thì phải có bằng chứng chứ không thể dùng “cảm
tính” nghi ngờ được.” Các bạn có thể kham thảo thêm chia sẻ của kỹ sư Nguyễn
Văn Thạnh tại:
4.
Chủ động đối thoại. Như chia sẻ của TS Nguyễn Quốc Quân sau khi ra tù: “Luôn
nói điều mình muốn nói. Không cung cấp điều họ muốn biết.” Hay “Cho họ biết
giao ước 3 không, tức không cung cấp con số, không cung cấp nơi chốn, và không
cung cấp tên người.” Tập quen những trả lời như: “Tôi không biết.” “Tôi không
nhớ” hay “Xin phép tôi không nói.” Hiều là người thẩm vấn chỉ đang làm nhiệm vụ
của họ.
III. Thuộc nằm lòng và biết rất rõ QUYỀN của chúng ta theo
pháp luật hiện nay và dùng hiểu biết này để đối thoại chỉ ra những sai trái của
việc thẩm vấn hay bắt bớ.
Các bạn hãy tham khảo thêm Cẩm Nang Luật- Tập 1 trên blog Luật
Của Sự Thật: http://luatcuasuthat.blogspot.com.au/p/tap-1.htmli
Sau đây là những kiến thức căn bản về luật pháp mà chúng ta cần
nắm vững để giúp ta có thêm tự tin, đối thoại chủ động, và định hướng kinh nghiệm
bị thẩm vấn.
Khi bị CA đòi bắt đem về đồn, bạn có quyền hỏi lý do và có
quyền từ chối không đi cho tới khi có lý do chính đáng không? Nên đi theo CA về
đồn hay là không?
Theo qui định tại Điều 71 Hiến pháp 1992 “Công dân có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân
dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm
tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi
hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.
Và tại Điều 6 Bộ luật TTHS: “Không ai bị bắt, nếu không có
quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường
hợp phạm tội quả tang.”
Như vậy theo qui định tại Hiến pháp và Bộ luật TTHS, thì
công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai bị bắt nếu không có
quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát. Do đó khi bạn
tham gia biểu tình mà bị cảnh sát hay an ninh đòi bắt giữ thì bạn có quyền yêu
cầu họ nói rõ lý do bắt bạn, yêu cầu họ cho biết họ cho biết bạn vi phạm luật
nào và điều bao nhiêu?
Trong trường hợp họ sử dụng vũ lực để cưỡng bức bạn về đồn cảnh
sát, bạn nên tạm thời chấp hành để trách việc họ vu khống cho bạn chống người
thì hành công vụ. Nhưng khi họ làm việc thì bạn cương quyết yêu cầu họ nói rõ
lý do bắt bạn.
CA có quyền tạm giam bạn bao lâu trong tiến trình điều tra?
Bạn có quyền yêu cầu để được gặp luật sư của bạn không?
Theo qui định của Bộ luât TTHS tại Điều 87 về thời hạn tạm
giữ:
1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ
quan điều tra nhận người bị bắt.
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ
có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người
ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba
ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê
chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu
liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn
hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì
phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Như vậy thời hạn tạm giữ tối đa là 9 ngày.
Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 120 về thời hạn tạm
giam để điều tra:
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng
đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng,
không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần
phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc
huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm
giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm
giam một lần không quá một tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm
giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một
tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm
giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn
tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
Như vậy thời hạn tạm giam tối đa là 16 tháng.
Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 11 về việc bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: “Người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực
hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.”
Như vậy bạn có quyền yêu cầu gặp luật sư của bạn ngay từ khi
bạn bị tạm giữ. Bạn có quyền không trả lời bất cứ câu hỏi nào của cơ quan cảnh
sát và bạn cũng có quyền từ chối làm việc với Cơ quan cảnh sát cho đến khi bạn
gặp được luật sư của bạn. Bạn có quyền yêu cầu luật sư của bạn có mặt trong mọi
cuộc làm việc với Cơ quan cảnh sát, trong mỗi bản lời khai đều phải có chữ ký của
luật sư. Lý do của bạn là bạn không có đủ kiến thức pháp luật khi làm việc cũng
như khi trả lời câu hỏi của Cơ quan cảnh sát và pháp luật cho bạn có quyền có
luật sư từ khi bạn bị tạm giữ. Bạn có quyền không chấp nhận bất cứ lý do nào mà
Cơ quan cảnh sát đưa ra để từ chối quyền có luật sư của bạn. Quyền tối cao của
bạn là giữ im lặng cho tới khi bị đưa ra Tòa.
Nếu bị CA đánh thì bạn nên làm gì? Nếu bị CA la lối, sỉ nhục
thì bạn nên làm sao?
Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 7 về việc bảo hộ
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân: “Công dân có quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi
hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý
theo pháp luật.”
Như vậy khi công an đánh bạn, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm
của bạn thì họ đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật, và những hành vi đó của họ sẽ
bị xử lý theo pháp luật. Bạn cần học thuộc điều này để khi những người công an
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với bạn, thì bạn nhắc nhở họ. Bạn yêu cầu gặp
cấp trên của họ để khiếu nại. Sau khi được tự do, bạn có quyền làm đơn tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật của những công an đó với Viện kiểm sát hoặc kiện họ
ra Tòa.
Bạn có quyền yêu cầu liên lạc với gia đình của bạn khi bị CA
giam giữ hay không?
Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 85: thông báo về việc
bắt:
“Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải
thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn
hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản
trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ
quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay.”
Như vậy bạn có quyền yêu Cơ quan đang giam giữ bạn phải
thông báo cho gia đình bạn biết về việc bạn bị bắt. Tương tự như quyền có luật
sư của bạn, bạn có quyền từ chối làm việc cũng như trả lời câu hỏi của Cơ quan
cảnh sát cho tới khi bạn biết chính xác rằng gia đình của bạn đã biết được việc
bạn bị bắt.
Bạn có nên ký giấy nhận tội hay không? Nếu bị ép phải ký giấy
nhận tội thì bạn nên ứng xử ra sao?
Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 9:
Bạn có thể làm gì nếu CA áp lực nơi hãng xưởng hoặc công ty
nơi bạn làm việc để đuổi bạn?
Nếu bạn có bằng chứng về việc công an gây áp với nơi bạn làm
việc để họ đuổi việc bạn thì bạn có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đó với
thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên của người công an đó; tố cáo tới cơ quan báo
chí. Đồng thời bạn có quyền kiện chủ công ty đã đuổi việc bạn một cách trái
pháp luật ra Tòa Lao động.
Nếu như CA đe dọa gia đình bạn thì bạn có thể khiếu nại nơi
đâu?
Điều 74 Hiến pháp năm 1992 qui định:
“Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc
khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn
pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người
bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm
việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để
vu khống, vu cáo làm hại người khác.”
Như vậy khi công an khi công an đe dọa gia đình bạn thì bạn
có quyền tố hành vi vi phạm pháp luật đó với thủ trưởng của người công an, hoặc
cơ quan cấp trên của họ. Bạn cũng có thể gửi thông tin tới các cơ quan báo chí
nhờ họ giúp đỡ. Những người công an có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của gia đình bạn sẽ bị xử lý. Những thiệt hại mà họ gây ra cho gia đình bạn
sẽ được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.
Một số điều nên và không nên làm hoặc nói trong khi bị CA hỏi
cung.
Theo qui định tại Điều 63 Bộ luật TTHS về những vấn đề phải
chứng minh trong vụ án hình sự:
“Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm
và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không
có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích,
động cơ phạm tội;”
Như vậy, nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật thuộc
về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Bạn không có nghĩa vụ phải trả lời
các câu hỏi của Cơ quan điều tra. Bạn có quyền giữ im lặng cho đến khi bạn bị
đưa ra Tòa án để xét xử. Bạn có quyền yêu cầu luật sư của bạn có mặt trong buổi
hỏi cung của Cơ quan điều tra, bạn có quyền tham khảo ý kiến luật sư của bạn về
câu trả lời của bạn cho Cơ quan điều tra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét