Ngô Quảng - DienDanCTM
Vào giữa tháng 4/2013, Ngân hàng Trung ương nhà nước Trung quốc công bố tính đến đầu tháng 4/2013, tổng số tiền tệ đang lưu hành ở Hoa lục lên đến 103.000 tỉ đồng Nhân dân tệ (còn gọi là đồng Nguyên), tương đương với 16.500 tỷ USD. Mặc dù Trung quốc có dân số đông, nhưng quy mô kinh tế và sức tiêu thụ nội địa của nước này còn nhỏ hơn Mỹ rất nhiều, thế mà lượng tiền tệ lưu hành lại gấp 1,5 lần Hoa Kỳ. Điều này cho thấy ngân hàng Trung ương Trung quốc trong suốt thập niên qua đã phát hành đồng tiền Nguyên quá thặng thừa một cách không hợp lý theo nhu cầu giao dịch của nước họ. Đầu năm 2002, số lượng đồng tiền Nguyên lưu hành ở Hoa lục chỉ ở mức 1.600 tỷ đồng. Nhưng trong vòng 11 năm sau đó, con số này đã tăng lên gấp hơn 6 lần. Đây là một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử của nền kinh tế ở bất cứ quốc gia nào, ngoại trừ những nước đang ở vào thời kỳ siêu lạm phát, sắp phá sản.
Vào giữa tháng 4/2013, Ngân hàng Trung ương nhà nước Trung quốc công bố tính đến đầu tháng 4/2013, tổng số tiền tệ đang lưu hành ở Hoa lục lên đến 103.000 tỉ đồng Nhân dân tệ (còn gọi là đồng Nguyên), tương đương với 16.500 tỷ USD. Mặc dù Trung quốc có dân số đông, nhưng quy mô kinh tế và sức tiêu thụ nội địa của nước này còn nhỏ hơn Mỹ rất nhiều, thế mà lượng tiền tệ lưu hành lại gấp 1,5 lần Hoa Kỳ. Điều này cho thấy ngân hàng Trung ương Trung quốc trong suốt thập niên qua đã phát hành đồng tiền Nguyên quá thặng thừa một cách không hợp lý theo nhu cầu giao dịch của nước họ. Đầu năm 2002, số lượng đồng tiền Nguyên lưu hành ở Hoa lục chỉ ở mức 1.600 tỷ đồng. Nhưng trong vòng 11 năm sau đó, con số này đã tăng lên gấp hơn 6 lần. Đây là một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử của nền kinh tế ở bất cứ quốc gia nào, ngoại trừ những nước đang ở vào thời kỳ siêu lạm phát, sắp phá sản.
Phần lớn hiện tượng Ngân hàng Trung ương in tiền như nước này xảy ra trong thời gian ông Ôn
Gia Bảo giữ ghế thủ tướng - người mà giới báo chí Tây Phương cho là đã cùng với ông Hồ Cẩm Đào "phí phạm một thập niên" trong chiến lược phát triển Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay trước khi bước xuống khỏi sân khấu chính trường vào tháng 3/2013, Thủ tướng Ôn Gia Bảo vẫn ca ngợi và còn khuyên nên tiếp tục con đường in tiền thặng dư này.
Gia Bảo giữ ghế thủ tướng - người mà giới báo chí Tây Phương cho là đã cùng với ông Hồ Cẩm Đào "phí phạm một thập niên" trong chiến lược phát triển Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay trước khi bước xuống khỏi sân khấu chính trường vào tháng 3/2013, Thủ tướng Ôn Gia Bảo vẫn ca ngợi và còn khuyên nên tiếp tục con đường in tiền thặng dư này.
Lý do tại sao họ Ôn chọn con đường đó đước một số chuyên gia kinh tế giải thích như sau: Cho dù căn cứ vào con số GDP được công bố chính thức, thì hiện nay Trung quốc tuy là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, nhưng thật ra nó rất khập khễnh và rỗng ruột. Hệ thống an sinh xã hội gần như số không. Khoảng cách giàu nghèo cực lớn, nghĩa là hầu hết lợi nhuận từ nền kinh tế tập trung vào một thiểu số rất nhỏ. Hệ quả là sức tiêu thụ nội địa rất yếu kém. Trong khi đó nền kinh tế nghiêng lệch nặng nề về xuất cảng bị co rút trầm trọng vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong nhiều năm liền. Thay vì tận dụng khả năng tự điều tiết của thị trường và giải quyết các vấn nạn ở gốc rễ, giới lãnh đạo Bắc Kinh chỉ lo lắng về mặt bảo vệ ghế cai trị độc quyền của họ trên hết. Kết quả là chính sách nhấn mạnh 2 mặt sau đây:
1. Liên tục phá kỷ lục về ngân sách dành cho "ổn định xã hội", tức gia tăng số lượng và phương tiện gấp trăm lần so với 10 năm trước cho công an, an ninh các loại. Ngay cả theo các số liệu chính thức, ngân sách cho công an - an ninh đã vượt qua ngân sách quốc phòng, đó là chưa kể một phần ngân sách quốc phòng cũng để chuẩn bị cho việc đàn áp dân chúng ở tầm vóc lớn.
2. Duy trì mức tăng trưởng cao như trước đây bằng mọi giá để hy vọng số công ăn việc làm cho số thanh niên đến tuổi lao động hàng năm sẽ giảm bớt xác suất dân chúng nổi loạn. Ngân hàng Trung ương được lệnh in thêm tiền để đổ phần lớn vào các công sự xây cất hạ tầng cơ sở. Giới quan chức lớn cũng tận dụng khả năng vay mượn tiền nhà nước để khuyếch đại đầu tư bất động sản.
Chiến lược bóp chặt xã hội và phát triển kinh tế dựa vào hình thức đầu tư như thế gây nên một chuỗi tác dụng ngược. Dân chúng uất hận hơn gấp nhiều lần vì bị đông đảo công an - an ninh đàn áp ngày một khắc nghiệt hơn. Trong khi đó các đầu tư không đúng chỗ, không theo đúng quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường đẻ ra rất nhiều phí phạm. Nhiều xa lộ, đường xá, cầu cống, và có khi nguyên cả những thành phố mới tinh, xây xong đã trở thành các con đường, khu vực và thành phố MA, không người qua lại.
Các phi trường, hải cảng mới cũng rơi vào tình trạng tương tự. Các quan chức từng tỉnh cứ cho xây cất bất cần phẩm chất và bất cần luôn có máy bay đáp hay tàu cập bến hay không. Chỉ riêng tỉnh Giang Tô nay có đến 9 phi trường dân sự cỡ lớn, trong khi nhu cầu chỉ cần 2 hoặc 3 đã là quá đủ. Tính toàn bộ 180 đại phi trường hiện nay ở Trung quốc thì có đến 126 (tức 70%) phi trường đang bị lỗ lã nặng.
Thị trường bất động sản tư nhân còn bi thảm hơn nhiều. Nhà cửa, chung cư cao tầng rất hoành tráng bên ngoài bị bỏ giữa chừng bên trong. Các nơi đã xây hoàn chỉnh thì bán không có người mua. Một số kinh tế gia tin rằng cái bong bóng bất động sản đã bắt đầu nổ ở một số nơi và chỉ được chận lại một cách nhân tạo bằng các khoản tiền tài trợ của Ngân hàng Trung ương. Nhưng cùng lúc số tiền cấp cứu này lại làm bong bóng càng lớn và hậu quả sẽ càng trầm trọng một khi phát nổ.
Tình trạng phí phạm trong các ngành công nghiệp nặng cũng trầm trọng không kém. Một thí dụ cụ thể là ngành sản xuất thép. Ngân hàng Trung ương tiếp tục đổ tiền vào để duy trì mức sản xuất 1 tỉ tấn thép mỗi năm. Nhưng dù ở mức xây dựng cực phí phạm như đã nêu trên, cả nước Tàu cũng chỉ tiêu thụ hết khoảng 200 triệu tấn. Trong tình trạng co rút kinh tế toàn cầu hiện nay, phần lớn số 800 triệu tấn thép còn lại bị chất kho, bỏ ụ.
Và đó là chỉ nói đến sự sai lầm trong chiến lược đầu tư mà thôi, chứ chưa động đến chuyện tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình, v.v., cũng như chưa động đến con số nợ xấu khổng lồ và vô cùng chằng chịt giữa các bộ, ban, ngành trung ương và hệ thống hành chánh tại tất cả các tỉnh.
Khi chính thức lên nhậm chức thủ tướng vào tháng 4/2013, ông Lý Khắc Cường, tuy không nhắc đến tên người tiền nhiệm, đã phải thú nhận chiến lược đầu tư trong hơn 10 năm qua của Trung quốc "có quá nhiều sai phạm", nếu không muốn nói là ''vô mưu'', "không tính toán gì cả, đụng đâu đầu tư đó".
Ở vai trò thủ tướng và với vốn kiến thức về kinh tế, ông Lý Khắc Cường thừa biết nếu không chữa cái bệnh đầu tư đó thì nền kinh tế Trung quốc sẽ không thể tránh khỏi ngày đại khủng hoảng - ngày mà lạm phát và các bong bóng phát nổ cùng lúc. Nhưng ở vai trò thành viên Thường trực Bộ Chính trị Đảng CSTQ, ông Cường cũng biết luôn nếu ngưng in tiền và chận các dự án "đốt tiền như cỏ rác" lại, giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ không còn lý cớ sau cùng để nắm quyền nữa. Người dân Trung Quốc sẽ đứng lên đòi một chế độ mới, bất kể con số hàng triệu công an - an ninh mà Bắc Kinh và các tỉnh tiếp tục tăng cường hàng năm.
Quy mô của nền kinh tế Việt Nam dĩ nhiên khó có thể so sánh được với Trung quốc, nhưng theo tỉ lệ thì Việt Nam hiện nay cũng là một quốc gia có số lượng tiền tệ lưu hành rất cao. Hiện đã có nhiều nguồn tin lọt ra từ nội bộ các quan chức lớn tại Hà Nội và Sài Gòn cho biết kho tiền mới đã in xong và đang có kế hoạch đổi tiền với tỉ giá có thể lên đến mức 1 đồng mới bằng 10 đồng cũ. Nhưng điều quan trọng, vẫn theo các quan chức yêu cầu ẩn danh này, là sau khi đổi tiền mỗi gia đình chỉ được nhận một số tiền theo qui định để đủ cho sinh hoạt hàng ngày; và họ phải gởi số còn lại vào các ngân hàng do các cơ quan nhà nước chủ quản. Đây là cách mà Ngân hàng Nhà nước hy vọng sẽ thu nhỏ số tiền đang lưu hành và kiểm soát mức lạm phát trên cả nước.
Hiện nay vẫn có xác suất Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ quyết định tạm hoãn dự tính đổi tiền đến 2014 nếu phản ứng của dân chúng quá mạnh. Tuy nhiên, hầu hết giới quan chức lớn đều đang gấp rút chuyển tài sản của họ sang vàng và ngoại tệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét