1/5/13

Đổi tiền: 8 cách đơn giản để phát hiện tờ 100USD giả

Hoàng Thuyên
DienDanCTM
Mẫu giấy 100USD mới sẽ 
chính thức lưu hành
vào ngày 8 tháng 10 tới.
Trước dự tính đổi tiền của Nhà nước Việt Nam đã gần kề, nhiều gia đình đang gấp rút chuyển đổi số tài sản của mình đang có sang vàng hoặc tiền nước ngoài, đặc biệt là tìm mua các tờ 100USD. Nhưng tình trạng này cũng dẫn đến việc tràn ngập các tờ 100USD giả.

Hơn thế nữa, vào tháng 10 tới đây, chính phủ Hoa Kỳ sẽ cho phát hành thêm loại tiền giấy 100USD mới. Đây sẽ càng là cơ hội cho những kẻ xấu lừa bịp vì còn ít người biết hình dạng mẫu tiền này.

Để giúp bà con tránh bớt bị thiệt thòi, sau đây là 8 cách đơn giản để phân biệt tiền thật và tiền giả. Tuy các cách này áp dụng chính yếu cho tờ 100USD mới, nhưng cũng có thể dùng cho các loại tờ tiền USD cũ.

  
1. Chân Dung

Tờ 100USD có hình chân dung của ông Benjamin Franklin. Trên tờ bạc thật, hình chân dung nổi bật trên nền giấy. Trong khi đó trên tờ bạc giả, màu sắc của chân dung trộn lẫn với màu nền. Hơn nữa chân dung trên bạc giả nhìn bằng phẳng và không sinh động như hình trên tờ bạc thật. Chân dung trên tờ bạc thật được in bằng một phương thức đặc biệt mà không ai có thể nhái theo.

2. Các Con Dấu Liên Bang & Ngân Khố

Trên tờ bạc có 2 con dấu của hệ thống ngân hàng liên bang (Federal Rereserve System) và của Ngân Khố Hoa Kỳ (Treasury). Con dấu trên tờ bạc thật nhìn rõ ràng, riêng biệt và sắc sảo. Còn trên tờ bạc giả các con dấu này có thể không đều, cùn, răng cưa bị mẽ. Một cách khác để nhận diện bạc giả nữa là màu sắc. Nếu màu của con dấu Ngân Khố không cùng màu với mã số tiền (serial number) thì đó là tiền giả.

3. Viền tờ bạc

Viền hay mép ngoài của tờ giấy bạc thật liền lạc và rõ rệt. Trong khi đó viền của tờ bạc giả có thể mù mờ và không rõ ràng. Vì cách thức in ấn của tiền giả không giống với cách thật cho nên mực có thể lem ra. Tuy nhiên cách phát hiện này không phổ thông cho lắm.

4. Mã số tiền

Nhìn mã số tiền là một cách khác để phát hiện bạc giả. Màu sắc của mã số trên tờ bạc thật phải cùng y hệt màu như con dấu Ngân Khố. Ngoài ra trên bạc giả, khoảng trống giữa các con số có thể không đều hoặc không ngay hàng thẳng lối. Một cách khác để nhận diện bạc giả nữa là nếu nhiều tờ giấy bạc có cùng mã số. Vì khi in hàng loạt bạc giả, kẻ gian chỉ dùng một mã số cho gọn lẹ.

5. Giấy bạc

Bạc thật có những sợi chỉ nhỏ màu đỏ và xanh dương ấn chìm vào tờ giấy. Kẻ gian tìm cách để nhái theo nhưng không thể được. Có khi họ in mực đỏ/xanh lên giấy để có vẻ giống như các sợi chỉ. Có người dùng lông người hoặc thú vật nhuộm màu để ấn vào giấy. Tuy nhiên nhìn cho kỹ thì sẽ thấy các sợi này vẫn nằm trên giấy chứ không có ấn chìm vào trong giấy.

6. Tinh bột

Bạc thật dùng giấy không có tinh bột trong đó. Trong khi đó phần lớn giấy bạc giả chỉ dùng giấy thường. Vì thế mà các cửa hàng hay dùng một loại viết đặc biệt để phát hiện bạc giả. Khi dùng viết đó quẹt vào tờ bạc nếu là bạc thật thì mực sẽ đổi màu vàng. Nhưng nếu là bạc giả thì mực sẽ đổi màu đen hoặc xanh dương đậm. Lý do là chất iodine trong mực phản ứng với tinh bột trong tờ bạc. Tuy nhiên có nhóm làm bạc giả với chất lượng và tay nghề cao thì họ sẽ dùng giấy không có tinh bột. Do đó cách phát hiện này vẫn có thể vuột bạc giả.

7. Xúc Giác

Cảm giác khi sờ vào tờ bạc là cách thông thường nhất để người ta phát hiện bạc giả. Bạc thật cho cảm giác nhám và nổi vì được in bằng loại máy in đặc biệt. Còn bạc giả khi sờ vào thì cho cảm giác bằng phẳng vì nó được in ấn bằng máy thường. Những ai mà sử dụng, đụng đến tiền thường xuyên thì có thể biết là có gì không ổn khi sờ vào tờ bạc. Rồi từ đó họ dùng thêm những cách khác để xác định thật giả.

8. Hình mờ (watermark)

Hình mờ là chỗ khoản trống trên tờ bạc mà khi đưa lên ánh sáng thì sẽ thấy một bóng mờ của chính chân dung trên tờ bạc. Đây là cách dễ nhất để xác định thật/giả. Hình mờ rất khó để thực hiện cho nên bạc giả ít khi có. Còn khi kẻ gian tìm cách làm hình mờ thì chất lượng hình rất tệ và không giống chân dung trên hình. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét