24/8/13

Thêm một quy định trái luật bị thu hồi: Hủy văn bản 1042 cấm chụp hình CSGT

Tại sao lại cấm chụp hình quay phim công an cảnh sát?!
Mu
ốn tiếp tay bao che tiêu cực hả?!
Công văn 1042 cấm chụp hình CSGT bị hủy bỏ vì "chưa chuẩn xác"
Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) ngày hôm nay 23-8, đã có công văn chính thức quyết định hủy bỏ quy định sai luật nhằm bắt buộc người chụp ảnh, quay phim cảnh sát giao thông (CSGT) phải xin phép.

Công văn của Cục C67 mang số 2315/PC67-P6/2013 gửi tới trưởng phòng CSGT các địa phương trên cả nước, nói rằng "công văn 1042 ban hành trước đó có nội dung chưa chuẩn xác nên phải hủy bỏ". Theo chỉ đạo của C67, không được ngăn cản "nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh". Trường hợp "người dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và kịp thời xử lý nghiêm túc theo quy định hiện hành".

Trong những ngày qua, dư luận quần chúng phản ánh bất mãn văn bản 1042/C67-P3 do Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67 - Bộ Công an) ký gửi Trưởng phòng CSGT các địa phương có nội dung yêu cầu lực lượng "chú ý, xử lý đối với những hành vi chụp ảnh, ghi hình CSGT mà không xin phép".


Hầu hết những ý kiến cho rằng văn bản này trái luật và cần được thu hồi. Chính Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ cũng khẳng định "việc yêu cầu báo chí phải xin phép rồi mới được chụp ảnh CSGT đang thi hành công vụ là trái với quy định của Luật Báo chí". Luật sư Nguyễn Thành Công, thuộc Đoàn Luật sư  Sài Gòn, cho rắng văn bản của Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - Bộ Công an cấm người dân, nhà báo quay phim, chụp ảnh khi CSGT đang làm việc là "tiếp tay, bao che cho CSGT tiêu cực".

Mới đây hôm 21-8, Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng C67, Đại diện Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - Bộ Công an còn khẳng định sẽ không thu hồi văn bản số 1042/2013 có nội dung yêu cầu việc chụp ảnh CSGT phải xin phép đang khiến dư luận “dậy sóng”. Theo ông, đó là văn bản chỉ đạo nội bộ, không có gì sai cả.

Tuy nhiên, một ngày sau đó, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp khẳng định "văn bản yêu cầu chụp ảnh CSGT phải xin phép có nội dung sai trái và cần phải xử lý". Trong văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường ngày 22-8, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho biết với nội dung của Công văn 1042, có thể hiểu "bất kỳ người nào quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT đều buộc phải “được phép, đồng ý” của CSGT và CSGT có quyền yêu cầu người chụp ảnh, ghi hình xuất trình giấy tờ để xác định đúng là nhà báo hay giả danh." Trong khi đó, “pháp luật hiện hành chỉ quy định trường hợp vì bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế quay phim, chụp ảnh thì mới buộc công dân tuân thủ”

Tiến sĩ Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, người "đã thức cả đêm để nghiên cứu tính hợp pháp của Công văn 1042/C67-P3 do đại tá Trần Sơn Hà ký" và phát hiện là có vấn đề, cho biết qua rà soát, "chưa thấy có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim, chụp ảnh cán bộ, công chức và chiến sĩ công an đang thi hành công vụ nếu không thuộc trường hợp cấm, hạn chế". Do đó "việc quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT không phải hành vi bị pháp luật cấm. Cũng không thể thấy người đang quay phim, chụp ảnh không phải là nhà báo mà dễ dàng quy kết là giả danh nhà báo để lập hồ sơ xử lý".

Việc  Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp lên tiếng khẳng định công văn 1042 có nội dung sai trái, vi phạm quyền giám của người dân và nhà báo được pháp luật cho phép khiến cho Cục C67 phải thu hồi và hủy bỏ công văn trái luật một lần nữa cho thấy phản ứng của người dân trong nước hiện nay đã làm chùn bước những quy định lập lờ nhằm đàn áp tiếng nói trung thực của nhà cầm quyền đảng CSVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét