9/4/15

Bất Công của Bảo Hiểm Xã Hội

BHXH CHỈ LO CHO QUAN CHỨC và DNNN, BHXH đè nén người LAO ĐỘNG ở các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNTN).

Trần Bang

 


 1. BHXH "chiếm dụng vốn" của người lao động thông qua việc giữ tiền BHXH của những lao động thôi việc, đợi cho họ 60 tuổi (55 tuổi với nữ) mới trả như Điều 60 của Luật BHXH.

2. BHXH phân biệt DNNN (và Công chức NN) với Tư nhân do cách tính tiền lương hưu khác nhau,dẫn đên bất công, cùng đóng số tiền BHXH như nhau, nhưng công chức (và lao động trong

DNNN) được hưởng lương hưu cao hơn người thuộc doanh nghiệp tư nhân (DNTN) khá nhiều.
Giải thích cái sai (1) thì dễ, bởi dụng ý "chiếm dụng vốn", tiền BHXH của lao động thôi việc thể hiện ở Điều 60 Luật BHXH -2014 ai cũng nhìn ra, và đã bị công nhân (CN) Pou Yuen ở Tân Tạo Sài Gòn, sau đó là CN ở KCN Tân Hương,Tiền Giang, và CN ở Tây Ninh đình công phản đối, và hiện đã được cuộc họp của Chính phủ ngày 1/4/20151 kiến nghị Quốc Hôi sửa luật.

Còn bất công tính lương hưu với người lao động ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gọi là doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hầu như chưa được nhiều người biết đến.
- DNTN thì tính lương hưu dựa trên số tiền thực đóng của toàn bộ số tháng đóng BHXH, sau đó chia cho tổng số tháng đóng BHXH lấy trung bình nhân với 75% (ví dụ đóng BHXH đủ 30 năm), còn gọi là cách tính "bình quân gia quyền"
-Trong khi công chức và DNNN lại tính lương hưu trên hệ số, và lương bình quân của của 5 năm cuối cùng.

* Bất công thứ nhất (có lợi cho người làm trong DNNN, và công chức NN, sau gọi tắt là DNNN), ai cũng nhận ra là 5 năm cuối bao giờ DNNN cũng có lương cao, vì sau 30 năm làm việc, 5 năm cuối thường ai cũng có chức vụ cao hơn, bậc lương cao hơn những năm đầu mới đi làm ( trong khi 25 năm trước DNNN có chức vụ thấp, lương thấp nên đóng BHXH cũng thấp).

 

* Bất công thứ 2 (có lợi cho DNNN, có hại cho DNTN) là cách tính lương hưu cho DNNN theo hệ số nhân với lương cơ bản (thay đổi những năm sau càng cao hơn năm trước). Trong khi tính lương hưu cho DNTN lại dựa trên số tiền BHXH thực đóng, nhưng không được tính hệ số trượt giá (hay tỷ lệ lạm phát) trên số tiền người đóng BHXH đã đóng từ các năm trước (chưa quy giá trị tiền tệ mà người ở DNTN đã đóng BHXH về một thời điểm, còn gọi hiện giá tiền tệ?!).

Cách tính lương của DNNN là hệ số nhân với lương cơ bản, nên cùng hệ số đó cách đây 5 năm lương cơ bản là 500.000 đ/tháng, ví dụ khi đó một công chức có lương hệ số là 6, lương khi đó là: 6 x 500.000đ = 3.000.000đ/tháng và tiền đóng BHXH khi đó là 3.000.000đ x 30% = 900.000đ/tháng.
Nhưng sau 5 năm (ví dụ) lương cơ bản tăng lên 1.000.000đ/tháng,và về hưu, thì lương hưu sẽ là: 6 x 1.000.000 x 75% = 4.500.000đ/ tháng. (3)

Trong khi DNTN cũng đóng BHXH cách đây 5 năm theo lương: 3.000.000đ/tháng, số tiền đóng BHXH: 3.000.000 x 30%= 900.000đ/tháng, Cũng sau 5 năm về hưu, lương hưu tính đúng như số tiền đã đóng BHXH trước đó: nên lương hưu là: 3.000.000 x 75%= 2.250.000đ/tháng. (4)

 

Cùng đóng tiền bảo hiểm như nhau (900.000đ/tháng) nhưng chênh lệch lương hưu của người làm công chức (hay DNNN) với người làm DNTN là rất lớn: (3) - (4) = 2.250.000đ/ tháng. (chênh lệch tới 100% )
(Ví dụ trên là số làm tròn, để thấy rõ sự chênh lệch, bất công)

 

BT 3/4/2015
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=818562194866078&set=a.247805301941773.60389.100001369149213&type=1&fref=nf

1 nhận xét:

  1. làm gì có bất công, nó cũng đáp ứng quyền lợi lâu dài cho người dân mà thôi, nếu người dân không đồng tình thì vấn đề lại quay trở về luật cũ, sao lại nói rằng mất quyền lợi, thế đến khi người dân được tiền về hưu thì ai trả cho người dân nào

    Trả lờiXóa