By Alexander L. Vuving
Phương Thảo dịch
Phương Thảo dịch
Ông Quang đi Mỹ làm gì?
Một chuyến thăm viếng gần đây đã thể hiện sự thay đổi đáng kinh ngạc
trong các mối quan hệ song phương.
Nổi trội lên trên những mối quan hệ song phương trong vùng châu Á Thái
Bình Dương, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã trải qua một điểm bứt phá quan trọng gần đây.
Điều tuy không được báo chí quốc tế quan tâm nhiều, nhưng điểm bứt phá ấy đã
được thể hiện rõ qua chuyến công du Washington
của bộ trưởng bộ Công an Trần Đại Quang. Có lẽ báo chí ít để ý đến chuyến đi
này vì đây chỉ được xem là một cuộc trao đổi thường lệ ở cấp bộ trưởng.. Nhưng
nhiệm vụ của ông Quang không phải là nhiệm vụ thông thường, và nội dung các
cuộc trao đổi của ông ta luôn nhấn mạnh đến sự thay đổi về chất trong mối quan
hệ Việt Mỹ.
Là người đứng đầu một trong hai bộ quan trọng nhất trong chính quyền
Việt Nam (Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng), ông Quang cũng là một trong những nhân
vật lãnh đạo chủ chốt của bộ chính trị. Các nguồn tin Việt Nam đã loan tin
rằng chuyến đi của ông ta đến Mỹ với cương vị của một ủy viên bộ chính trị mang
tính chất dọn đường cho chuyến viếng thăm Mỹ vào tháng 6 tới đây của Tổng Bí
Thư Nguyễn Phú Trọng.
Không như thông lệ của một bộ trưởng, ông Quang đã có các cuộc trao đổi
với nhiều viên chức cao cấp khác nhau của chính phủ Mỹ bao gồm Bộ Quốc phòng,
Ủy ban An ninh Quốc gia, Bộ Tư Pháp và CIA, chứ không phải chỉ có gặp Bộ nội vụ
và FBI. Ông Quang cũng có cuộc diện kiến với các nhà lập pháp cao cấp của Quốc
hội Mỹ. Chủ đề các cuộc trao đổi của ông ta vượt xa khỏi quan điểm của một bộ
trưởng bộ công an mà trải dài từ quốc phòng đến an ninh, thương mại và cả đầu
tư. Nhân quyền cũng là một trọng tâm trong các cuộc trao đổi với người Mỹ. Theo
như báo chí trong nước thì phần quan trọng trong nhiệm vụ của ông Quang là tăng
cường sự ủng hộ của Mỹ cho Việt Nam đối với việc tranh chấp ở vùng Biển Đông và
các vấn đề an ninh trong khu vực.
Với việc cử ông Quang đi Mỹ, Bộ chính trị Hà Nội đã gởi một thông điệp
rõ ràng về thái độ của Hà Nội đối với cựu thù trước đây. Ông Quang được chọn đi
dò đường cho cuộc viếng thăm của ông Trọng bởi vì ông ta có niềm tin đối với
ông Tổng Bí Thư. Nhưng ông ta cũng là người đứng đầu lực lượng an ninh có trách
nhiệm bảo vệ chính quyền. Và vì trọng trách này, ông ta đã là mục tiêu chính
của các chỉ trích về nhân quyền ở Mỹ. Chuyến đi của ông Quang là chuyến đi đầu
tiên của một bộ trưởng bộ công an đến Mỹ, qua đó đã cho thấy rằng Hà Nội giờ
đây có thể thoải mái đối đầu với các thách thức về ý thức hệ. Về phần Washington, việc tiếp
đón ông Quang chu đáo đã củng cố nhận thức của Hà Nội về sự chuyển hóa quan hệ
với Mỹ.
Chuyến đi Mỹ của ông Quang là sự kiện cuối cùng của một chuỗi các cuộc
gặp gỡ trong những năm gần đây đã góp phần chuyển đổi mối quan hệ giữa Mỹ và
Việt Nam.
Tiến trình này đã được thúc đẩy kể từ chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton đến Hà nội hồi tháng 7 năm 2012. Trong chuyến công du đó, bà
Clinton đã có cuộc hội kiến với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và đã ngỏ lời mời
ông ta đi thăm Mỹ. Biểu tượng của cử chỉ này là Washington đã chấp nhận sự khác
biệt ý thức hệ với chính quyền Việt Nam và xem nhà cầm quyền cộng sản là một
đối tác và các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng đã tán đồng mối quan hệ đối tác này. Ý
nghĩa lời mời của bà Clinton
rất quan trọng đối với Hà Nội. Lời mời này cho thấy rằng dù có sự đối lập về ý
thức hệ, Mỹ giờ đây đã xem xét đến một tình bạn nghiêm túc với Việt Nam. Theo ngôn ngữ
thực tế, thì cuộc gặp gỡ đã mở ra cánh cửa cho sự cam kết lớn lao giữa chính
phủ Mỹ và Đảng cộng sản Việt Nam.
Những viên gạch lót đường
Chuyến đi của bà Clinton đã lót đường cho
việc thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam. Mối quan
hệ này đã được chính thức đặt ra trong cuộc hội đàm vào tháng 7 năm 2013 giữa
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Trong quan hệ đối tác
này, Washington
và Hà Nội cam kết sẽ tôn trọng " thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của nhau." Dựa trên các điểm mấu chốt này các cơ chế
hợp tác đã được tạo ra, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ
chính trị và ngoại giao, từ quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo, đến an ninh và quốc phòng, từ văn hóa, thể thao và
du lịch, đến giải quyết hậu quả chiến tranh, môi trường và y tế, bảo vệ và
thúc đẩy quyền con người.”
Đầu tháng 10 năm 2014, bộ trưởng bộ ngoại giao hai nước - ông John Kerry
và ông Phạm Bình Minh - đã có cuộc gặp gỡ với nhau, Mỹ đã tuyên bố quyết định tháo dỡ một phần lệnh cấm vận mấy thập niên qua để cung cấp vũ khí sát thương cho Việt
Nam và giúp Việt Nam cải thiện an ninh hàng hải. Cấm vận vũ khí sát thương đã
từng là một trở ngại lớn về phía người Mỹ trên con đường tiến đến thiết lập mối
quan hệ thân cận hơn giữa Mỹ và Việt Nam.
Một chướng ngại khác từ phía Việt Nam
cũng đã được dỡ bỏ khi ông Trần Đại Quang đến thăm Washington đầu năm nay. Trong các cuộc trao
đổi với phía Mỹ, ông Quang nhấn mạnh rằng Hà Nội sẽ cho phép Lực Lượng Gìn Giữ
Hòa Bình của Mỹ được hoạt động ở Việt Nam. Điều này đã đánh dấu một sự thay đổi
đáng kể trong thái độ của chính quyền cộng sản về ý thức hệ của phe đối lập. 5
năm trước, trong một văn kiện chính trị của Ban tuyên huấn Đảng Cộng Sản, Lực
Lượng Gìn Giữ Hòa Bình Thế Giới vẫn được xem là một "đội quân thù địch
" và là một tổ chức chuyên tuyên truyền và hoạt động chống lại chính quyền
cộng sản.
Quan hệ giữa Mỹ và Đảng cộng sản Việt Nam được bình thường hóa khá chậm
chạp. Họ đã mất hai thập kỷ sau chiến tranh để nối lại quan hệ ngoại giao vào
năm 1995. Và họ lại mất thêm hai thập kỷ nữa để hàn gắn lại các mối quan hệ
ngoại giao cần thiết khác để đạt được mối quan hệ bình thường toàn diện. Chuyến
công du của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Washington vào tháng 6 sẽ là bước cuối cùng
của việc bình thường hóa này
Cùng có lợi
Trong khi Trung Quốc là một dữ kiện quan trọng vừa thúc đẩy lẫn ngăn trở
quan hệ Việt Mỹ, thì điểm chính làm cho Hà Nội và Washington giữ khoảng cách
với nhau là do ý thức hệ và tư tưởng hơn là các lý do vật chất. Sau thời kỳ
chiến tranh lạnh, sự quan tâm chiến lược của hai bên Mỹ Việt cùng quy về việc
ưu tiên trước hết cho một môi trường hòa bình và ổn định để thúc đẩy kinh tế và
phát triển. Vốn là một thế lực theo chủ nghĩa xét lại, Việt Nam đã trở thành
phe ủng hộ việc giữ nguyên hiện trạng của Mỹ. Mỹ cũng đã từ bỏ ý định làm suy
yếu và cô lập Hà Nội mà chú trọng đến lợi ích của một Việt Nam vững mạnh và
phát triển. Tuy nhiên mỗi bên đã từng nhìn nhận hai bên là mối đe dọa lẫn nhau.
Ở Mỹ, hồi ức về sự thất bại trong cuộc chiến Việt Nam và lòng tự tôn đối với một nước
đứng đầu về tự do đã tạo ra các thế lực chống lại mối quan hệ mật thiết với Hà
Nội. Ở Việt Nam, mong muốn
bảo vệ thể chế cộng sản và ý thức hệ bài phương Tây cũng đã cản trở mỗi một
bước tiến gần đến quan hệ hữu nghị với Washington.
Các nỗ lực của cả hai bên đóng một vai trò quan trọng trong việc làm
giảm bớt sự đe dọa của đối phương. Nhưng yếu tố quyết định trong những năm gần
đây đã biến hai nước cựu thù thành bạn chính là sự cấp bách của mối đe dọa về
an ninh chung. Việc mở rộng lãnh hải của Bắc Kinh trên Biển Đông đã làm thay
đổi phép tính chiến lược của cả Hà Nội lẫn Washington. Đương đầu với sự thách thức to
lớn từ phía Trung Quốc, Việt Nam
và Mỹ giờ đây đã chuẩn bị để gạt bỏ những bất đồng về ý thức hệ để chú trọng
vào các lợi ích chiến lược chung của hai bên.
Việc giao thoa vốn đang mở rộng cửa cho một mối quan hệ thân cận giữa Mỹ
và Việt Nam
lại thật sự đang lớn dần lên. Bắt đầu từ chuyến công du của bà Clinton đến Hà
nội tháng 7 năm 2012 và sẽ đạt đến cực điểm với chuyến công du của ông Trọng
đến Washington. Tiến trình vẫn đang dần diễn ra nhưng đã đạt được những thay
đổi to lớn.
Một thập kỷ trước đây, các viên chức Hà Nội đã nói với tôi rằng theo một
cách không chính thức thì chính quyền Hà Nội xem Trung Quốc là một đồng minh
chiến lược, dù là điều này không được công nhận chính thức. Ngày nay, mối quan
hệ Việt Mỹ phải được hiểu là một mối quan hệ đối tác toàn diện về hình thức
nhưng lại là một đối tác chiến lược thật sự về nội dung.
Làm bạn với Mỹ thì có dân chủ và tiến bộ, làm bạn với Tàu chỉ có độc tài và đói kém. Chọn ai hỡi dân tộc Việt
Trả lờiXóa