Những người sử dụng Internet tại
Việt Nam đang kêu gọi mọi
người mua dưa hấu cứu nông dân Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nếu không, nông
dân lại phải đổ bỏ nông sản mà họ dốc hết sức, hết vốn liếng để trồng.
Do thương nhân Trung Quốc ngừng mua, giá dưa hấu ở Quảng Nam và Quảng Ngãi hiện chỉ còn khoảng 300 đồng một ký. Một tạ dưa hấu nay chỉ còn khoảng 30,000 đồng, tương đương với giá một tô phở bình dân nhưng bán với giá đó cũng chưa chắc có người mua.
Do thương nhân Trung Quốc ngừng mua, giá dưa hấu ở Quảng Nam và Quảng Ngãi hiện chỉ còn khoảng 300 đồng một ký. Một tạ dưa hấu nay chỉ còn khoảng 30,000 đồng, tương đương với giá một tô phở bình dân nhưng bán với giá đó cũng chưa chắc có người mua.
Hay như việc thương lái Trung Quốc đi lùng mua rễ tiêu với giá cao tại các tỉnh Tây nguyên khiến nông dân đua nhau nhổ rễ tiêu, thương lái ùn ùn mua gom nhưng các thương lái Trung Quốc bỗng lặn mất tăm”.
Tình trạng thu mua nông sản “quái gở” được các thương nhân Trung Quốc thu mua đã diễn ra nhiều năm và không ít nông dân Việt Nam ôm “trái đắng”.
Sau Tết Giáp Ngọ, tại địa bàn thôn Bình Chương, xã Hoài Đức (Hoài Nhơn, Bình Định) xuất hiện nhiều điểm thu mua, sơ chế cây cà gai leo. Do thương lái TQ ráo riết lung mua nên người dân đổ xô khai thác theo kiểu tận diệt.
Cũng trong thời gian này, tại địa bàn huyện An Lão (Bình Định), lá trầu không cũng bị “truy hái” ráo riết. Nguyên nhân do thương lái TQ tập trung về đây thu mua với giá rất cao. Những dây trầu trồng ở mép và giữa rừng trên địa bàn huyện này nhanh chóng bị “vặt” sạch, chỉ còn trơ dây.
Đầu tháng 5/2014, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, những người trồng chuối đứng ngồi không yên. Trước đó, đầu nậu thương lái TQ rảo khắp các đồi núi để mua chuối trái với giá 12.000 đồng/kg. Sau đó những người này biệt tăm, giá chuối rớt không có điểm dừng.
Lý giải cho việc, tại sao thương lái Trung Quốc lại lừa được nông dân Viêt, ông Nguyễn Đình Bích, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng thực chất ở đây thương lái Trung Quốc đã tạo ra nguồn cung ảo, cầu ảo và loại cung ở đây là không có giá trị.
Lý do là họ có thể thổi giá nguồn cung tùy ý vì không có giá trị như con đỉa thì làm sao xác định được giá nó là bao nhiêu, không ai biết nó có giá trị sử dụng thế nào. Khi đã thổi được giá, thao túng được thị trường thì họ… biến luôn.
Cuối cùng, người dân và thương lái nước ta lại mua chính hàng mình đã bán, hàng hóa không tiêu thụ mà chỉ chuyền tay qua lại và thương lái Trung Quốc kiếm lợi nhuận, còn ai ôm hàng thì mang nợ, nông dân thì làm hại ruộng vườn mình. Chiêu bài này họ làm hoài được vì lòng tham.
Và chiêu bài quen thuộc của những
thương lái Trung Quốc vẫn là mua giá cao ngất ngưởng, tung tin mua với số lượng
lớn và bỗng dưng biến mất, làm thương lái lẫn nông dân nước ta “ôm hận”.
Đồng tình quan điểm, theo TS Lê Đăng Doanh – nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, cần có một nghiên cứu, khảo sát, báo cáo đầy đủ về các thủ đoạn, hành vi của thương lái Trung Quốc trên cơ sở đó, Bộ Công thương cần có hướng dẫn cụ thể, đối với thương lái không có lai lịch, đăng ký khi mua cần phải báo cáo và phải ngăn chặn về mặt pháp luật hoặc thông báo đến nông dân, địa phương để có biện pháp phòng ngừa, cảnh giác.
Chỉ trong vài năm, UBND tỉnh Đắc Nông ký quyết định cho các doanh nghệp (DN) tư nhân thuê hàng chục nghìn hécta rừng tự nhiên. Không lâu sau, hàng nghìn hécta rừng cho thuê đã bị cạo trọc, đất đai bị lấn chiếm hầu hết… Thiệt hại về rừng lên tới hàng trăm tỉ đồng. Nhưng điều nghiêm trọng hơn theo ông Nguyễn Đức Luyện – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Nông là việc xử lý được phá rừng là do… có cán bộ trong đó. Cán bộ có nhận đất, nhận rừng, buôn bán đất đai, có chỉ đạo “bật đèn xanh” cho phá rừng. Theo ông Luyện, tài nguyên rừng ở Đắc Nông đang suy giảm nghiêm trọng về số lượng lẫn chất lượng, độ che phủ chỉ còn 39%.
Thực tế cho thấy, trong các nguyên nhân mất rừng tại Đắc Nông, đáng chú ý là tình trạng ồ ạt giao rừng cho tư nhân, trong khi các Doanh Nghiệp này không đủ năng lực tài chính để đầu tư, không đủ năng lực bảo vệ rừng, thậm chí còn cố ý phá rừng, mua bán đất đai trái pháp luật.
Hiện toàn tỉnh có 40 dự án sản xuất
nông – lâm nghiệp trên đất rừng, với tổng diện tích cho thuê hơn 31.600ha,
trong đó có 14.300ha rừng tự nhiên phải khoanh nuôi bảo vệ. Chỉ sau vài năm, đã
có gần 5.000ha rừng tự nhiên cho các Doanh Nghiệp này thuê bị chặt phá, đất đai
bị lấn chiếm cùng nhiều hệ lụy khác.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Luyện, do mất rừng trên diện rộng, Đắc Nông đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nước và sa mạc hóa. Nhưng Đắc Nông là “nóc nhà” của Đông Nam Bộ và một phần Nam Trung Bộ nên nguy cơ khô hạn, lũ lụt, sa mạc hóa do mất rừng còn trực tiếp đe dọa các khu vực này.
Câu chuyện xảy ra tại dự án nâng cấp và mở rộng tuyến Quốc lộ 4H đoạn qua huyện Siphaphìn, Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Được biết, con đường vừa được chủ đầu tư nghiệm thu và đưa vào sử dụng đã bị nứt vỡ, bong tróc. Đến khi sửa chữa mới phát hiện lớp thảm nhựa đường mỏng hơn so với thiết kế ban đầu.
Những đoạn đường bị khoan cắt để lộ lớp nhựa đường nham nhở. Không khó để nhìn thấy chiều dày thực của lớp nhựa đường này. Chiều dày thảm nhựa tính từ nền đường chỉ từ 4-5 cm và trùng khớp với chiều dày của lớp thảm nhựa vừa được đào lên.
Cả tuyến đường có tới hàng chục km đã bị khoan cắt bề mặt, thế nhưng, Lãnh đạo Sở Giao Thông Vận Tải (GTVT) tỉnh Điện Biên – đơn vị chủ đầu tư lại cho rằng chỉ có một vị trí thảm nhựa không đủ khối lượng do Công ty cổ phần và xây dựng Thành Phát thi công, còn lại các đoạn tuyến bị hỏng ở các gói thầu số 7, 11 và 12 là do có mạch nước ngầm.
Đến đây, người ta vẫn có thể đặt câu hỏi vai trò của khảo sát, tư vấn thiết kế dự án khi không phát hiện ra các điểm có mạch nước ngầm để có giải pháp thi công khiến số diện tích đường phải sửa chữa lên đến gần 890m2. Đáng chú ý, khi phóng viên đặt câu hỏi có hay không việc nhà thầu ăn bớt khối lượng thảm nhựa với chiều dài lên đến 1,1 km tại gói thầu số 7, Lãnh đạo Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Điện Biên lại cho rằng đó chỉ là vô tình…
Hôm 15 tháng 4, trước Ủy ban Quân sư Hạ viện Hoa Kỳ, Đô đốc Samuel Locklear chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương nói rằng Trung Cộng có những dự án bồi đắp đất và xây dựng tại 8 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có công trình giống như phi đạo ở bãi Chữ Thập.
Theo ông Locklear, đảo nhân tạo cho phép Trung Cộng có thể đặt căn cứ, đồng thời cung ứng cho hạm đội tàu an ninh hàng hải quy mô lớn và đang phát triển của nước này. Bắc Kinh thậm chí còn có thể điều động hỏa tiễn và radar, cung cấp cứ địa để thiết lập một vùng phòng không trên Biển Đông nếu muốn.
Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ, gọi hành động của Trung Cộng là hung hăng, cho thấy sự cần thiết đối với chính quyền Obama trong việc hành động theo kế hoạch, đưa thêm vũ khí quân sự tới khu vực châu Á, tăng cường hợp tác với các nước châu Á đang lo ngại trước Trung Cộng. Ông McCain còn nhắc đến bản đánh giá của tình báo Hoa Kỳ hồi tháng 2, cho thấy quân đội Trung Cộng hiện đại hóa nhằm đối phó với sức mạnh Hoa Kỳ.
Theo giới chuyên gia, khi một quốc gia bồi đắp đất với diện tích đất hơn 2 cây số vuông, xây các đường phi đạo và có thể đưa năng lực quân sự ra vùng biển quốc tế thì đây là một mối đe dọa rõ ràng tới khu vực mà kinh tế thế giới đã, đang và sẽ đi qua trong tương lai. Trong những năm qua, Trung Cộng đã tiến hành bồi đắp đất quy mô lớn tại một số bãi cạn trên Biển Đông, bất chấp Hoa kỳ kêu gọi ngưng những hoạt động xây dựng tương tự, mà phải dành thời gian để cùng các quốc gia Đông Nam Á láng giềng phối hợp giải quyết bằng ngoại giao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét