Hôm 17/4 vừa qua,
trang BBC đã đăng tải lời phát biểu của Vũ Quang Hiển được giới thiệu là một
“sử gia” và hiện là phó giáo sư đại học quốc gia Hà Nội nói rằng sau năm 1975,
CSVN không có chính sách ngược đãi. Việc tập trung học tập hay cải tạo chỉ là
để học cho rõ chính sách của nhà nước chứ không phải là một chế độ tù đày. (1)
Hình như Vũ Quang Hiển đã không đọc kỹ những sách báo tài liệu của chính chế độ Hà Nội viết về chính sách tù cải tạo đối với quân cán chính miền Nam. Chỉ riêng việc CSVN gọi quân cán chính VNCH là ‘ngụy quân nguỵ quyền” đã cho thấy chính sách ngược đãi đối với người dân miền Nam.
Tất cả con cái của “ngụy quân ngụy quyền” không được vào đại học, không được thu nhận vào làm công nhân viên nhà nước thì gọi là chính sách gì?
Một tháng sau khi chiếm miền Nam, ngày 31/5/1975 CSVN ra thông cáo buộc các quân cán chính VNCH phải trình diện học tập: 1/Cấp hạ sĩ quan, nhân viên phường, xã học tập ba ngày; 2/Cấp ủy và nhân viên cấp quận học tập 10 ngày; 3/Cấp Tướng, Tá, Lãnh đạo các đảng phái chính trị học tập 1 tháng.
Hạ sĩ quan binh lính và nhân viên quận, xã, khóm, phường đi học tập 3 ngày từ 11/6 đến 13/6. Sau 3 ngày học tập, họ đã được cấp giấy chứng nhận và cho về nhà. Thủ đoạn này khiến cho nhiều người tin là việc tập trung cải tạo không có gì nguy hiểm nên rủ nhau đi học. Cấp Tướng, sĩ quan, lãnh đạo các đảng phái, trí thức phải tụ họp từ ngày 18 đến 20, chỉ mang theo 21 kí lô lương thực và một số bộ quần áo thay đổi trong vòng 1 tháng học tập. Đây là sự tráo trở đầu tiên của CSVN nhằm đánh lừa để có nhiều người tin tưởng ra trình diện, rồi chính họ và gia đình mòn mỏi trông chờ ngày về.
Theo bản tường trình 26 trang của Aurora Foundation vào năm 1983 do bà Ginetta Sagan và ông Stephen Denney thực hiện thì có hơn 1 triệu người đã đi cải tạo mà rất ít được về sau thời hạn 10 ngày hay 1 tháng. Trên toàn quốc lúc bấy giờ có trên 150 trại tù cải tạo. Có khoảng 500 ngàn người được trả về nhà trong vòng 3 tháng; có 200 ngàn người bị giam giữ từ 2 đến 4 năm; có 240 ngàn người bị giam ít nhất 5 năm và nhiều chục ngàn người khác bị giam trên 10 năm.
CSVN tuyên truyền rằng mục đích của tập trung cải tạo là “để thay đổi con người từ chế độ lỗi thời vào kỷ nguyên mới của những công dân tốt” nhưng trong thực tế, nội dung các bài học đều tập trung vào ba chủ điểm mang tính chất nhồi sọ: 1/đả phá chủ nghĩa đế quốc và sự thất bại của Mỹ; 2/tội ác của ngụy quân ngụy quyền; 3/chính sách khoan hồng của đảng, nghĩa vụ của người có tội.
CSVN dùng kỹ thuật nhồi sọ với mục tiêu tẩy não để biến tất cả tù nhân thành một “con vẹt” như một cái máy… cho đến khi nào phải nói giống nhau. Vì chính sách dùng lao động để cải tạo tư tưởng nên lao động sản xuất là trọng điểm. Hàng ngày tù nhân bị bắt đi lao động sản xuất 8 tiếng. Mỗi tuần thì có hai buổi học tập chính trị. Trại “cải tạo” là những trung tâm khổ sai trá hình: người tù phải lao động cực nhọc, ăn uống thiếu thốn, bị đánh đập và làm nhục, thường xuyên bị đe dọa, và có nhiều trường hợp bị xử tử thẳng tay.
Ông Phạm Quang Giai, một cựu tù cải tạo viết trong tác phẩm Trại Cải Tạo xuất bản năm 1995 kể rằng: CSVN không cần đánh đập, không cần kết án, mà họ dùng cái máy chém vô hình và im lặng; ĐÓI. Họ lôi cái máy này đến mọi nơi, mọi chốn có tù chính trị miền Nam để trả thù, trả hận mà vẫn không mang tiếng là ác độc. Nhiều người đã thiệt mạng vì không chịu được cuộc sống khắc nghiệt, bệnh tật không có thuốc men. Thực chất đây là thủ đoạn trả thù quân cán chính miền Nam của lãnh đạo Hà Nội.
Lý Thái Hùng
18/4/2015
(1) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2015/04/150418_vuquanghien_vietnamwar
Không lý luận nào bằng lý luận của bọn công sản ma rạnh .
Trả lờiXóaNhững phép lừa ngoan mục từ cổ đến kim chưa từng có .
Tám mươi tuổi nay trông rõ từ lúc chúng bay còn trần chuồng .
Không lý luận nào bằng lý luận của bọn công sản ma rạnh .
Trả lờiXóaNhững phép lừa ngoan mục từ cổ đến kim chưa từng có .
Tám mươi tuổi nay trông rõ từ lúc chúng bay còn trần chuồng .
Không lý luận nào bằng lý luận của bọn công sản ma rạnh .
Trả lờiXóaNhững phép lừa ngoan mục từ cổ đến kim chưa từng có .
Tám mươi tuổi nay trông rõ từ lúc chúng bay còn trần chuồng .