Tưởng Năng Tiến
Trong một bài viết trước đây, tôi đã từng kể chuyện người lính già Vũ Cao Quận, sau rất nhiều năm xông pha chiến đấu vị độc lập và tự do cho đất nước, đã phải ngậm ngùi ví von tình cảnh dân tộc như được chuyển từ một cái lồng sắt đen sì sang một cái lồng sơn son thếp vàng nhưng cũng chẳng lấy gì làm sung sướng. Rồi cụ băn khoăn: “Chẳng lẽ cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác hay sao?” (“Một nền dân chủ nhọc nhằn”. Gửi lại trước khi về cõi. Tiếng quê hương, Hoa Kỳ, 2006, 125).
Chính là từ cái “lồng sơn son thếp vàng” này, ngày 12 tháng 2 năm 2006, bạn Nguyễn An Nguyên, Nghiên cứu sinh ngành kinh tế học Rice University, thành viên nhóm Vietnam Economic Society, có bài viết “Công đoàn – Đình công – Lương tối thiểu: Từ góc nhìn vĩ mô” tường thuật rằng: ”Người công nhân có khi không thấy ánh mặt trời vì vào công xưởng từ 6g30 sáng tới 8-9 giờ khuya. Điều kiện sinh hoạt quá khó khăn bên lề trung tâm kinh tế lớn nhất nước cũng làm cho công nhân dễ coi mình là kẻ bị gạt ra lề” (www.viet-studies.info/kinhte/NANguyen_DinhCong.pdf).
Bị gạt ra đứng bên lề, trong một đất nước mà mình làm chủ và thuộc giai cấp lãnh đạo chắc thấy cũng tủi thân (nên) giới công nhân VN đã gửi đến Đảng và Chính phủ “Nỗi niềm khóc hận thương tâm” của họ:
“Thưa quý vị, Đất nước ta là đất nước cộng sản theo chủ thuyết Lênin chuyên chính vô sản, giải phóng cho hai tầng lớp nông dân và công nhân. Nhưng nay ta có đảng lãnh đạo suốt 30 năm mà người dân chúng tôi phải è cổ, cho bọn thương gia bóc lột là sao? [...] Bản thân chúng tôi bị vắt cạn kiệt sức lao động, mà [...] lấy sạch đất đai của dân, thì buộc chúng tôi phải làm nô lệ. Nhưng chúng tôi không phải làm nô lệ cho một ông chủ, một bản thân, mà phải chia ra làm tôi mọi bị bóc lột từ nhiều phía, nhiều cơ quan”.
“Như tôi, Nguyễn Thị Tuyết, người con gái nhỏ bé 21 tuổi cũng như anh chị em khác, bị những khâu chia chác mồ hôi, sức lao động như sau:
“Tôi ở Kiên Giang đi cùng chúng tôi là bốn chị em khác lên tại Sài Gòn xin vào công ty. Trước khi đi, địa phương đã thu của tôi bốn mươi lăm nghìn đồng (VN$45,000) tiền lao động công ích, tiền an ninh là hai mươi lăm nghìn (VN$25,000). Mức thuế thân này chúng tôi phải đóng trước khi rời khỏi địa phương, như mỗi năm tôi phải đóng hai lần, cộng cả thảy là một trăm năm mươi nghìn đồng, chưa tính tiền xe đi lại hầu hạ mấy ông cán bộ cấp Xã. Vào xin được việc làm, phải mướn phòng trọ mỗi tháng hai trăm năm mươi ngàn đồng (VN$250,000); tiền điện, tiền nước là sáu mươi nghìn đồng (VN$60,000). Như vậy, tính ra tôi phải bắt buộc chi tiêu tối thiểu là bốn trăm sáu mươi nghìn đồng (150,000+250,000+60,000= VN$460,000”.
“Trong khi lương của tôi chỉ được một triệu, là mức lương đã làm được ba (3) tháng, tay nghề tương đối đã rành. Còn mới vào sáu (6) tháng đầu, chỉ có bảy, tám trăm ngàn, tính ra ăn uống và phương tiện đi lại thì không mua nổi áo quần để mặc. Những lúc bệnh nhẹ cũng không có tiền mua vài liều thuốc. Mấy chị em cùng đi với tôi có người thì bỏ về cào tôm, lượm sò. Số còn lại họ không làm nổi vì công việc quá cực. Thức đêm tăng ca không tăng tiền, họ đành vào những quán café ôm, rồi sau đó họ sa vào lưới của xã hội tạo ra, bán rẻ trinh tiết cho những tay có tiền. Ở Việt Nam hiện nay ai là những kẻ có lắm tiền, chỉ có những kẻ quan chức cán bộ mới có nhiều tiền mà thôi. Chính họ dồn ép tuổi thanh xuân chúng tôi vào đường cùng để cướp của người này, đem mua những thứ khác, có phải vậy không Ngài Tổng bí thư?”
“Chúng tôi phân tích không sai, mong ông hãy nghĩ tới người Việt Nam máu đỏ da vàng, không phân biệt Kinh hay Thượng. Cha ông đã nói nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một. Vậy quý vị còn có chút lương tâm con người không?”
“Hiện nay chúng tôi vẫn bám víu vào công việc tại nhà máy bao bì cho ông chủ Đài Loan. Ở đây thật đau lòng, chúng tôi như người bị tù, vì công đoàn là bộ phận an ninh của Đảng và an ninh nội bộ luôn bám sát chúng tôi. Bộ phận công đoàn sẵn sàng lợi dụng những người nhẹ dạ không biết thương nhau trong đám công nhân, để phát triển thành đoàn viên, là cánh tay hậu bị của đảng làm công cụ cho công đoàn, sẵn sàng đàn áp chúng tôi bằng những tờ báo cáo mật hay chỉ trích một khi chúng tôi có sự đòi hỏi chính đáng” (webcache.googleusercontent.com).
Để trả lời cho câu hỏi “Vậy quý vị còn có chút lương tâm con người không?” Nhà nước đã bắt ông Đoàn Huy Chương, a.k.a Nguyễn Tấn Hoành (đại diện công nhân của khu công nghiệp Điện Bàn, Quảng Nam, một trong những người đã ký tên trong bức thư “khóc hận thương tâm” thượng dẫn) và xử phạt đương sự 18 tháng tù giam.
“Như tôi, Nguyễn Thị Tuyết, người con gái nhỏ bé 21 tuổi cũng như anh chị em khác, bị những khâu chia chác mồ hôi, sức lao động như sau:
“Tôi ở Kiên Giang đi cùng chúng tôi là bốn chị em khác lên tại Sài Gòn xin vào công ty. Trước khi đi, địa phương đã thu của tôi bốn mươi lăm nghìn đồng (VN$45,000) tiền lao động công ích, tiền an ninh là hai mươi lăm nghìn (VN$25,000). Mức thuế thân này chúng tôi phải đóng trước khi rời khỏi địa phương, như mỗi năm tôi phải đóng hai lần, cộng cả thảy là một trăm năm mươi nghìn đồng, chưa tính tiền xe đi lại hầu hạ mấy ông cán bộ cấp Xã. Vào xin được việc làm, phải mướn phòng trọ mỗi tháng hai trăm năm mươi ngàn đồng (VN$250,000); tiền điện, tiền nước là sáu mươi nghìn đồng (VN$60,000). Như vậy, tính ra tôi phải bắt buộc chi tiêu tối thiểu là bốn trăm sáu mươi nghìn đồng (150,000+250,000+60,000= VN$460,000”.
“Trong khi lương của tôi chỉ được một triệu, là mức lương đã làm được ba (3) tháng, tay nghề tương đối đã rành. Còn mới vào sáu (6) tháng đầu, chỉ có bảy, tám trăm ngàn, tính ra ăn uống và phương tiện đi lại thì không mua nổi áo quần để mặc. Những lúc bệnh nhẹ cũng không có tiền mua vài liều thuốc. Mấy chị em cùng đi với tôi có người thì bỏ về cào tôm, lượm sò. Số còn lại họ không làm nổi vì công việc quá cực. Thức đêm tăng ca không tăng tiền, họ đành vào những quán café ôm, rồi sau đó họ sa vào lưới của xã hội tạo ra, bán rẻ trinh tiết cho những tay có tiền. Ở Việt Nam hiện nay ai là những kẻ có lắm tiền, chỉ có những kẻ quan chức cán bộ mới có nhiều tiền mà thôi. Chính họ dồn ép tuổi thanh xuân chúng tôi vào đường cùng để cướp của người này, đem mua những thứ khác, có phải vậy không Ngài Tổng bí thư?”
“Chúng tôi phân tích không sai, mong ông hãy nghĩ tới người Việt Nam máu đỏ da vàng, không phân biệt Kinh hay Thượng. Cha ông đã nói nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một. Vậy quý vị còn có chút lương tâm con người không?”
“Hiện nay chúng tôi vẫn bám víu vào công việc tại nhà máy bao bì cho ông chủ Đài Loan. Ở đây thật đau lòng, chúng tôi như người bị tù, vì công đoàn là bộ phận an ninh của Đảng và an ninh nội bộ luôn bám sát chúng tôi. Bộ phận công đoàn sẵn sàng lợi dụng những người nhẹ dạ không biết thương nhau trong đám công nhân, để phát triển thành đoàn viên, là cánh tay hậu bị của đảng làm công cụ cho công đoàn, sẵn sàng đàn áp chúng tôi bằng những tờ báo cáo mật hay chỉ trích một khi chúng tôi có sự đòi hỏi chính đáng” (webcache.googleusercontent.com).
Để trả lời cho câu hỏi “Vậy quý vị còn có chút lương tâm con người không?” Nhà nước đã bắt ông Đoàn Huy Chương, a.k.a Nguyễn Tấn Hoành (đại diện công nhân của khu công nghiệp Điện Bàn, Quảng Nam, một trong những người đã ký tên trong bức thư “khóc hận thương tâm” thượng dẫn) và xử phạt đương sự 18 tháng tù giam.
Khu nhà trọ nam công nhân gần cổng Khu công nghiệp Tân Tạo. Ảnh: N.B. Nguồn: Tuổi trẻ Online |
“Bị cùm cũng có, bị biệt giam cũng có, chế độ dinh dưỡng trong tù thì không có. Đặc biệt hơn họ tôi bị cùm và biệt giam mà họ gọi là cách ly... Tình trạng sức khỏe của tôi hiện giờ rất yếu, trong thời gian tôi ở tù tôi bị những chứng bệnh như bị liệt, đau đầu và bây giờ khó thở. Sức khỏe của tôi rất yếu, đi lại rất khó khăn, không thể làm được việc gì…Họ bắt tôi ký vào Lệnh trả tự do, khi về địa phương làm thủ tục nhập lại hộ khẩu thì họ bắt tôi phải viết một bản cam kết là từ nay về sau không đấu tranh nữa. Nhưng mà tôi nói thẳng với họ là tôi không làm, bởi vì chừng nào mà chính quyền còn đàn áp công nhân chúng tôi thì chúng tôi vẫn đấu tranh”.
Hai năm sau, báo Lao động – số ra ngày 1 tháng 6 năm 2010 – có đăng lại “Lá thư đầy uất nghẹn của một công nhân”:
Kính gửi: Ông Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Tôi tên: Nguyễn Thị Thắm – Công nhân (CN) kiểm hàng (QC) của Cty TNHH Hansoll Đồng Nai – Khu công nghiệp (KCN) Bàu Xéo – Trảng Bom – Đồng Nai.
CN chúng tôi ở đây có rất nhiều bức xúc mà không biết đi đâu để tìm ra lẽ công bằng. Tôi cũng đã tìm sự giúp đỡ từ các tổ chức xã hội nhưng chưa thấy hồi âm. Sau thời gian tìm địa chỉ, tôi cũng đã suy xét kỹ càng và quyết định viết lá thư này gửi đến ông. Không! Tôi không “kiện” Cty, tôi viết ra tiếng nói của tôi – NLĐ, mong ông bớt chút thời gian để lắng nghe và thấu hiểu tiếng “than ôi” trong lòng chúng tôi. Mong ông đặt mình vào vị trí của tôi – NLĐ để cảm thông cho số phận CN, cương vị Chủ tịch Tổng LĐLĐVN nhận xét xem công dân của nước Việt đang làm việc trong cảnh thế nào.
Trước khi viết ra những bức xúc, tôi có lời xin lỗi trước. Nói một cách chua chát thì Cty lấy “tiền” dán “miệng thiên hạ” để che đậy cho cái gọi là “áp bức, bóc lột sức lao động”. Sự thiếu tri thức và hiểu biết Luật Lao động đã xiềng xích quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Chúng tôi đã phải vất vả lao động, trái lại đồng lương thì ít ỏi mà “luật” thì quá nhiều. Cty yêu cầu CN đi sớm để họp “trước giờ”, nhưng về trễ thì chẳng có thêm đồng nào, làm hành chính nghỉ trưa 1h mà cũng bị “chém đầu, chém đuôi” 20 phút.
Vào giờ là làm đến có chuông mới được rời vị trí đi ăn cơm, trong giờ đi tiểu hoặc uống nước còn bị dòm ngó, chửi bới. Chính tôi đây kiểm hàng một mình một làn, vội đi vệ sinh để trống bàn, chuyên gia người Hàn Quốc (tôi cũng chưa biết tên) la lối ầm lên, chưa được 5 phút tôi đã quay ra và được giội xối xả những câu chửi tiếng Hàn, bực quá tôi cũng nạt lại “đi vệ sinh mà cũng cấm sao” mặc bà ấy muốn nói thêm gì thì nói…
Khi đồng nghiệp, đồng bào vẫn tiếp tục bị chèn ép “chửi bới xối xả” như thế thì Nguyễn Tấn Hoành (tất nhiên) “vẫn tiếp tục đấu tranh” – như chính ông đã hứa. Cái giá của lời hứa trang trọng này, xem ra, hơi mắc!
Ông bị bắt lại lần thứ hai vào ngày 23 tháng 2 năm 2010, cùng với hai người bạn cùng chí hướng: Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (30 tuổi) và Đỗ Thị Minh Hạnh (26 tuổi). Hơn một năm sau, vào ngày 19 tháng 3 năm 2011, RFA đi tin:
“Ba người hoạt động cho quyền của người lao động tại Việt Nam bị toà án Việt Nam kết tội phá rối an ninh, y án sơ thẩm. Phiên toà diễn ra từ 8 giờ sáng, thân nhân không được tham dự. Ba bị cáo đều khẳng định vô tội trước toà.
Luật sư Đặng Thế Luân thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bào chữa cho ba bị can, cho biết kết quả phiên xử là Quốc Hùng 9 năm tù, Minh Hạnh và Huy Chương [Nguyễn Tấn Hoành] cùng bị án 7 năm tù”.
“Một phiên tòa diễn ra nhanh chóng, không có gia đình, không có nhân chứng tham dự. Và tại hãng giầy Mỹ Phong ở Trà Vinh, nơi xảy ra cuộc biểu tình lớn năm 2010, nơi mà ba bị cáo đã bị kết án là cầm đầu cuộc biểu tình này. Không một công nhân nào được tham dự. Theo Luật sư và gia đình, quá trình điều tra của công an cũng như việc xử án có rất nhiều điểm còn khuất tất...”
Bản án khắc nghiệt, cũng như “việc xử án có rất nhiều điểm còn khuất tất...” mà Chính quyền cách mạng vừa dành cho ba công dân trẻ tuổi Việt Nam khiến tôi (lại) nhớ đến lời tâm sự của ông Vũ Cao Quận – hồi năm 2006: “Không có tự do dân chủ thì thân phận dân tộc ta chẳng khác lũ chim cảnh được chuyển từ cái lồng sắt đen sì của chế độ thuộc địa sang cái lồng sơn son thiếp vàng lòe loẹt của chủ nghĩa xã hội. Ngạn ngữ có câu ‘cái lồng đẹp không nuôi sống được con chim!’ Chẳng lẽ cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác hay sao?”Thốt nhiên, tôi muốn gọi điện thoại nói chuyện chơi với ông Vũ Cao Quận vài câu quá nhưng (nghĩ lại) sợ làm bận lòng người lính già – lúc đang đau ốm – nên thôi. Thôi, tôi đành nói thầm cho chính mình nghe vậy:
“Nếu cả cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác, cùng cỡ, thì… đỡ (khổ) biết chừng nào. Cái lồng sắt của chế độ thuộc địa tuy (ngó) đen sì nhưng ít nhất thì nó cũng đủ rộng để qúi vị tiền bối cách mạng có thể tha hồ hô hào đình công mà chả ai phải lãnh chịu mấy chục năm tù – như bản án mà Đảng và Nhà Nước vừa dành cho ba công nhân: Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Nguyễn Tấn Hoành”.
TNT
Nguồn: Bauxite Việt Nam
0 comments:
Đăng nhận xét