Kontum: Chính quyền xã Sơn Lang tiếp tục hạch sách gây khó Đức giám mục Hoàng Đức Oanh

(bản tin 27-04-2011)
ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh
địa phận Kontum
Đức giám mục Kontum bị chính quyền xã Sơn Lang "làm việc"
Lễ phục sinh vừa qua, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã tới dâng lễ phục sinh tại giáo điểm Sơn Lang nơi trước đây ngài đã từng bị chính quyền bày trò gây khó dễ và đe dọa bắt ngài. Lần này, họ tiếp tục đưa cả quần chúng tự phát tới tham dự thánh lễ. Sau thánh lễ, họ mời Đức giám mục lên xã làm việc về cái tội “chỉ xin phép làm lễ phục sinh nhưng lại còn làm thêm lễ rửa tội”.
Qua sự kiện này, một lần nữa cho thấy những cán bộ đầy tớ nhân dân thiếu hiểu biết và kém nhân bản thế nào? Làm sao có thể đối thoại với những người như thế?

Sau thánh lễ  Phục Sinh tại xã Sơn Lang, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, Đức Giám Mục Kontum được chính quyền mời vào Ủy Ban xã  “làm việc”.
Ngay khi tập trung tại cộng đoàn Phaolô ở An Khê, Đức Giám Mục đã cho biết ngài sẽ đi vào Ủy Ban xã Sơn Lang để gặp gỡ trước với chính quyền, sau đó mới tới chỗ dâng lễ. Giáo dân ở đây rất sợ chính quyền. Vì vậy, ngài muốn vào Ủy Ban trước để cho bà con giáo dân cảm thấy yên tâm mà tham dự Thánh lễ. Tuy nhiên, khi vào gần đến nơi thì Ban chức việc mới cho biết là chính quyền không đón ngài tại Ủy Ban xã nữa, nhưng đã chờ ngài ở chỗ chuẩn bị dâng lễ rồi. Vậy là kế hoạch ban đầu bị hủy.

Trong  khi dâng lễ, cộng đoàn đứng để hiệp dâng và cầu nguyện theo nghi thức Công giáo thì anh em chính quyền ngồi. Họ không  biết nghi thức của tôn giáo do thiếu thốn Thánh lễ chăng? Hoặc họ không dám “vui với người vui, khóc với người khóc”? Tuy nhiên, việc anh em chính quyền không đón tiếp ngài ở Ủy Ban là có trong kế hoạch của họ từ trước rồi. Chỉ có thế, họ mới đi bước trước và đến đón Đức Giám Mục tại nơi dâng lễ mà thôi.
Hơn thế nữa, chính quyền còn bố trí cả chị em Hội phụ nữ của xã đến ngồi sau lưng bà con giáo dân để “xem” lễ. Cũng như chính quyền, chị em phụ nữ này hiên ngang ngồi “xem” lễ trong khi bà con giáo dân đứng. Dưới đây là hình ảnh của chị em hội phụ nữ xã “xem” lễ:


Phải chăng vì lạ lẫm, vì lo sợ mà công an ra vào liên tục nơi khu vực dâng lễ. Một số khác thì ngồi trong quán kế bên và mấy quán phía bên kia đường để theo sát tình hình diễn biến. Một Thánh Lễ Phục Sinh hoàn toàn là nghi thức thánh thiện tinh tuyền lại bị nghi ngờ và theo dõi.
Điều quan trọng hơn, sau Thánh Lễ Phục Sinh, Đức Giám Mục và cha Giuse Phạm Minh Công đã bị mời vào Ủy Ban xã “làm việc”. Nghe tin đó, có mấy người tháp tùng Đức Giám Mục cũng theo vào. Họ tiếp đón đoàn tại phòng khách. Khi mọi người vào phòng khách, ngay tức thì, họ mời Đức Giám Mục và Cha Công lên tầng trên, còn những thành viên khác phải ngồi lại phòng khách. Họ đã bố trí những người chủ chốt quan trọng chờ sẵn trên đó rồi. Khi Đức Giám Mục lên, họ đứng dậy và bắt tay. Có khoảng 10 thành viên tiếp đón ngài ở tầng trên, còn đoàn tháp tùng không ai được đi lên đó.
Như vậy, đọc tới đây, quý độc giả có thể nhận ra kế hoạch từ trước của anh em chính quyền như thế nào. Họ bố trí cả những người chủ chốt chờ sẵn từ trên tầng trên rồi.


 Khi vào làm việc, công an huyện và xã phát biểu, họ “khen” Đức Giám Mục làm lễ hôm nay “vui vẻ”, “thành công tốt đẹp” và cám ơn Đức Giám Mục đã dạy dân sống “tốt đời đẹp đạo”. Họ tỏ ra rất phấn khởi, cũng là lần đầu tiên họ được biết thánh lễ người Công Giáo. Thế nhưng, họ nhắc nhở Đức Giám Mục hai điều để “rút kinh nghiệm”. Điều thứ nhất: trong đơn xin phép chỉ xin làm lễ Phục Sinh thôi, mà bây giờ lại thêm cái lễ nữa là “Lễ Rửa Tội”. (Lúc đầu lễ, Đức Giám Mục bảo họ là ngài sẽ cho bà con xưng tội trước rồi mới dâng lễ. Họ nghe không rõ, giờ lại bảo đó là “Lễ Rửa Tội”! ). Điều thứ hai: đơn xin phép thì xin chỉ có mỗi Đức Giám Mục và Linh mục Công thôi, thế mà bây giờ lại đi cả phái đoàn đông vậy! Như thế là không được!
Đức Giám Mục trả lời ngay: thì chỉ có hai chục người thôi mà.
Chính quyền bảo: “Như thế là không được”, như vậy là “không tên tuổi”, “không đăng ký”, “không xin phép!” mà lại vào đây là kẻ xa lạ! Đề nghị “rút kinh nghiệm!”.
 Đức Giám Mục nói lại với họ rằng: khi tôi nghe các anh nói như vậy, bản thân tôi, tôi cảm thấy nó “sao sao ấy!”. Các anh hiểu sao thì không biết, nhưng tôi thấy như vậy nó “sao sao ấy!”.
Điều thứ nhất: Thánh lễ của người Công Giáo chúng tôi trên thế giới đâu đâu cũng giống nhau thôi. Quý vị có cho tôi 10 tiếng, 12 tiếng tôi cũng không có sức làm nổi đâu. Thời lượng một Thánh Lễ là nó gần giống nhau cả. Sáng nay, tôi dự định 7 giờ 30 tới Ủy Ban thăm quý vị và 8 giờ là tôi dâng lễ, 8 giờ 45 là tôi đi về. Nhưng mà tôi thấy bà con anh chị em ở Sơn Lang chưa có linh mục nào được tới dâng lễ cả, vì vậy bà con đâu có được xưng tội. Họ phải chuẩn bị tâm hồn trước khi Dâng Lễ chứ! Thông thường, trước khi vào dự tiệc thì thực khách phải rửa tay rồi mới vào bàn. Không ai để bàn tay dơ bẩn mà vào bốc thức ăn hết. Mà nếu có ai đi rửa tay trước khi ăn tiệc thì quý vị có được phép bắt bớ họ không chứ! Quý vị có được phép cấm họ không chứ! Ở đây, nếu các ông nói “Rửa Tội” trước Lễ thì nó cũng như là rửa tay trước bữa tiệc thôi. Trong giấy mời dự tiệc, không ai mà ghi rõ phần rửa tay trước khi ăn cả. Chỉ có kẻ ấu trĩ mới ghi trong thiệp mời chi “tiết rửa tay” đó mà thôi. Chúng tôi Giải Tội trước Thánh Lễ cũng như các ông rửa tay trước khi ăn, điều đó không cần phải xin phép. Người Công Giáo chúng tôi ai cũng phải rửa tâm hồn trước khi gặp Chúa. Nếu họ không rửa thì một lát nữa họ sẽ không được rước lễ, họ chỉ được nghe Lời của Chúa mà thôi. Vì vậy, họ chưa gặp được Chúa. Quý vị có mừng cho họ khi đi ăn tiệc mà không được rửa tay không! Đi dự tiệc mà không gặp được chủ tiệc thì đi làm gì?
Điều thứ hai: Về phái đoàn của tôi. Chẳng lẽ tôi đi mà không có tài xế đi theo sao? Tôi từng này tuổi đầu rồi mà không có bác sỹ, y tá đi theo ạ? Không lẽ tôi đi dâng lễ mà không hề có người giúp lễ, không có người dọn bàn thờ ạ?
Họ lại bảo: thì biết rồi, nhưng đi cũng phải ít thôi chứ! 
Ngài nói: Này! Quý vị thông cảm cho. Đất nước mình độc lập tự do rồi! Đất nước mình hòa bình rồi! Mọi người dân ai cũng tha thiết muốn nhìn thấy cảnh đẹp của quê hương đất nước. Ai cũng muốn tới để thấy cái sinh hoạt của anh em mình, của dân mình. Người nhà với nhau mà! Nếu quý vị muốn “rút kinh nghiệm” thì lần sau tôi sẽ kê khai đầy đủ tên tuổi những người đó cho quý vị. Khách tới nhà, mình phải mừng chứ anh em! Quý vị ở đây mà thấy khách thành phố tới thì quý vị phải mừng chứ, mừng vì người ta tới để thăm mình.
Sau khi nghe những lời này, anh em cán bộ nói lời cám ơn Đức Giám Mục đã cho họ hiểu được ý nghĩa của Thánh Lễ. Qua đó, họ cũng rất thích thú vì được có cơ hội nói lên những thắc mắc của họ về Công giáo và Thánh Lễ mà trước nay chưa ai giải thích cho họ hiểu.
Đức Giám Mục rất cám ơn họ đã cho ngài cơ hội để giới thiệu cho họ biết đạo Công giáo và hiểu giá trị của thánh lễ như thế nào. Đơn giản chỉ có thế thôi. Ngài cho rằng đây là cuộc gặp hết sức tốt đẹp cho cả đôi bên. Trong bất cứ công việc gì, dù khó khăn đến mấy, nếu biết cách dàn xếp cho ổn thỏa thì những khó khăn đó sẽ biến thành những hiệu quả hết sức tốt đẹp cho công việc của mình. Ngài nói như vậy.

(Thành viên tháp tùng Đức Cha Micae tường thuật)

4 comments:

Chế độ độc tài mắc bệnh sợ!

nham nhi. ai ma quan tam toi may cai cong viec do cua may ong chu. het suc nham nhi

THẬT LÀ LŨ VÔ VĂN HÓA,SÔNG KHÔNG TÔN THỜ PHỤNG SỰ MỘT AI, NÓI CHUNG LẠI LÀ BON CỘNG SẢN LÀ DÂN VÔ THẦN VÀ KHÔNG CÓ GỐC.CHÚNG CHỈ LÀ NHƯNG TÊN TỐT ĐỎ LÀM THEO SỰ DẬT DÂY CỦA NHỮNG TÊN DAO PHỦ VÔ HỌC.

Đao lòng vì danh Chúa không đuọc vinh danh trong cái xã hội tự do tôn giáo. Rơi lệ vì người công giáo nơi đây không có điều kiện để được gần Chúa. Chua xót vì đâu đâu Chính quyền cũng toàn người ngu dốt và thiếu lịch thiệp. Nghi thức tôn giáo người ta mà nó cũng không biết. Ráng mà học vô để bớt ngu đi nhé mấy anh 9 quyền

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More