Cờ sao Trung Quốc và cờ sao thế giới, chủ nghĩa bành trướng bá quyền đã tỏ rõ ngay từ ban đầu
Nguyễn Đăng Hưng
Đúng
rồi, vụ cờ Trung Quốc sáu sao chỉ là sự cố kỹ thuật của Bộ Ngoại giao
Việt Nam. Chính chính quyền Trung Quốc cũng đặt câu hỏi và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng: “Đại sứ
quán Trung Quốc tại Hà Nội đã được thông báo đây là sai sót mang tính kỹ
thuật. Cục Lễ tân Nhà nước đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và
kỷ luật các cán bộ có liên quan”.
Trong lần đưa tin Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Bắc Kinh
ngày 11 tháng 10 năm 2011, Đài Truyền hình quốc gia Việt Nam cũng đã cho
phát bản tin trên đó có lá cờ Trung Quốc 6 sao. Sau khi bị dư luận phản
đối, bản tin này đã bị âm thầm lấy xuống.
Cựu Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường mô tả điều ông gọi “đây là sự dốt về lễ tân, thiếu chuẩn mực, thiếu cẩn thận, có thể gây hậu quả vô cùng xấu“.
Chúng ta không lạ gì với những sự cố kỹ thuật tương tự như vậy đến từ
Bộ Ngoại giao. Nào những văn bản tiếng Anh do Bộ Ngoại giao tán phát
viết sai ngữ pháp, nào vụ thành viên sứ quán Việt Nam tại Nam Phi xuất
hiện trong đoạn băng của truyền hình nước này ghi lại cảnh mua bán sừng
tê giác ngay trước cửa cơ quan đại diện Việt Nam…
Vì cách điều hành cố hữu, chỉ sử dụng nhân sự chung quanh ao nhà,
nhân tài bị lãng phí nên cơ sự mới như vậy. Tôi cũng không biết đến bao
giờ Việt Nam mới thực sự đổi mới tư duy, mở những cánh cửa cần thiết đề
người dân tham gia việc nước một cách hữu hiệu…
Lần này có lẽ vì liên quan đến “nước lạ” đàn anh nên vụ việc đã được xử lý khá nhanh chóng..
Tuy nhiên, sự cố đã gây xôn xao trong dư luận vì ý nghĩa đặc biệt của lá cờ Trung Quốc.
Được biết, quốc kỳ của Trung Quốc, thiết kế sau ngày Đảng Cộng sản toàn thắng tại Hoa lục năm 1949 bởi một cá nhân người Chiết Giang, đã được bầu chọn sau một cuộc vận động trong phạm vi cả nước. Hình như theo ý nghĩa đầu tiên, cờ có bốn ngôi sao nhỏ vây quanh một ngôi sao lớn là như sau: Bốn sao nhỏ tượng trưng cho 4 tầng lớp nhân dân Trung Quốc: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, đoàn kết chung quanh Đảng Cộng sản Trung Quốc (sao lớn).
Tuy nhiên, ý nghĩa được phổ biết nhiều hơn và bao trùm sau này cho
rằng ngôi sao lớn tượng trưng cho dân tộc Hán. Bốn ngôi sao còn lại
tượng trưng cho 4 dân tộc anh em: Mãn, Hồi, Mông, Tạng. Chính vì ý nghĩa
này mà người Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm khi thấy xuất hiện lá cờ
Trung Quốc sáu sao, nhất là trong ngày đón tiếp Chủ tịch nước kiêm Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tương lai. Dân tộc thứ sáu là dân tộc
Việt chăng? Không bao giờ người Việt chịu số phận “dân tộc anh em” bị
chi phối bởi dân tộc Hán như vậy! Lịch sử ngàn năm độc lập và chủ quyền
của dân tộc Việt xác định chân lý vĩnh hằng trên.
Bây giờ thì Bộ ngoại giao Việt Nam đã kiểm điểm sơ sót kỹ thuật, chuyện đâu đã vào đấy.
Nhưng mục đích của bài này ở chỗ khác.
Thật vậy, cờ có sao chiếm một số quan trọng 46 trong số 194 các loại cờ các nước độc lập hiện nay trên thế giới. Ngôi sao thể hiện sự toả sáng những đặc trưng tiêu biểu của dân tộc tương ứng.
Thí dụ sao vàng của cờ Việt Nam tượng trưng cho truyền thống dân tộc Việt Nam thống nhất và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh.
Cờ có nhiều sao năm cánh nhất là cờ Hoa Kỳ. 50 ngôi sao độ lớn đồng
nhất sắp hàng đều đặn theo 9 hàng trên khuôn hình chữ nhật ở góc trái
bìa trên tượng trưng cho 50 tiểu bang bắt đầu từ ngày lập quốc 1777 với
13 tiểu bang (ngày đầu sắp đều theo hình tròn) cho tới năm 1960 có thêm
sự sáp nhập của tiểu bang thứ 50 là Hawaï. Các tiểu bang lớn nhỏ rất
khác nhau, nhưng vì tôn trọng tính thần dân chủ và bình đẳng của hiến
pháp, không có sự phân biệt độ lớn giữa các sao.
Cờ có nhiều sao đáng chú ý nữa là cờ của Liên hiệp Châu Âu với 12
ngôi sao năm cánh màu trắng có độ lớn như nhau sắp đều chung quanh một
vòng tròn trên nền xanh. Theo truyền thống, con số 12 tương trưng cho sự
toàn bích, sự trọn vẹn bình đẳng và thống nhất. Con số này bất biến
ngay từ ngày sáng lập, không liên quan gì đến các quốc gia thành viên và
ngày nay số thành viên đã lên đến 27 sẽ không dừng ở đây trong những
tháng tới.
Cờ có nhiều sao đáng chú ý là cờ Úc có một ngôi sao lớn 7 cánh tượng
trưng cho 7 vùng lãnh thổ quốc gia và một chùm sao tượng trưng cho chùm
sao Nam Tào gồm 4 sao bảy cánh và một sao năm cánh. Ta thấy độ lớn của
các ngôi sao là độ lớn xuất hiện thật sự trên bầu trời, không phản
nghịch lại tính công bằng dân chủ và bình đẳng giữa các vùng lãnh thổ.
Một quốc kỳ có nhiều sao nữa đáng bàn là của nước Venezuela. Nguyên
cờ này ra đời từ đầu thế kỷ thứ 19 khi nước mới xây dựng nền độc lập năm
1811. Cờ có 7 sao năm cánh bố trì đều đặn theo nửa vòng tròn, tương
trưng cho 7 tỉnh lớn của nước: Barcelona, Barinas, Caracas, Cumaná,
Margarita, Mérida et Trujillo. Mới đây ngày 7/3/2006 dưới triều đại tổng
thống Hugo Chávez
có xu hướng cổ vũ cho đường lối cách mạng xã hội vào có tham vọng mở
rộng lãnh thổ, đã thêm ngôi sao thứ 8 nhằm vinh danh nhà cách mạng sáng
lập Simon Bolivar đã có đề nghị khi còn sống đề cao tỉnh Guyana. Simon
Bolivar đã từng có tư tưởng thống nhất Mỹ Châu La Tinh nóí tiếng Tây Ban
Nha. Tuy nhiên Simon Bolivar là một nhà cách mạng dân chủ và các ngôi
sao của cờ quốc gia, tượng trưng cho các tỉnh có độ lớn như nhau bảo đảm tính bình đẳng dân chủ của nhà nuớc Venezuela.
Một nước quan trọng có cờ nhiều sao là nước Brasil. 27 ngôi sao trên
nền cờ Brasil tượng trưng cho 26 tiểu bang của xứ này thêm thành phố thủ
đô Brasila. Bố trí chùm sao chung quanh sao Nam Tào tôn trọng gần như
tuyệt đối hình tượng có thật trên bầu trời. Một ngôi sao biểu hiện một
tiểu bang tương ứng. Thí dụ ngôi sao Beta Crucis chính là biểu tượng của
tiểu bang Rio. Như vậy độ lớn của các sao chỉ là vị trí xa gần chứ
không liên can gì đến tầm quan trọng của tiểu bang.
Tóm lại chỉ có cờ Trung Quốc năm sao mới có một ngôi sao lớn đứng giữa tượng trưng cho dân tộc Hán với độ lớn biểu hiệu rất rõ tầm quan trọng, tính trung tâm của dân tộc này. Việc chọn lựa cờ này nói lên tư duy của các nhà sáng lập ra nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Họ đã không thể thoát ra khỏi tư duy có từ thời Tần Thủy Hoàng và vương triều tiếp theo ngay sau đó là nhà Hán. Ở thế kỷ thứ 20, nay đã sang thứ 21, họ vẩn tiếp tục cho rẳng dân tộc Hán là trung tâm của thiên hạ, Trung Hoa là nuớc trung tâm của thế giới.
Ngày nay nuớc Trung Hoa trỗi dậy phát triển kinh tế thành công, nhanh
chóng hiện đại hoá quân đội, đang vuơn lên lấy lại chỗ đứng của mình
trên bình diện thế giới. Điều này là chuyện bình thường và những ai yêu
chuộng hoà bình cũng đón nhận sự kiện này như một lẽ đương nhiên.
Nhưng khi Trung Quốc tỏ rõ tham vọng của mình, hăm he bành trướng,
doạ nạt các nước nhỏ láng giềng, muốn chiếm cứ toàn bộ Biển Đông, muốn
giành quyển kiểm soát phân nửa Thái Bình Dương, một phần Ấn Độ Dương,
thực hiện chiến lược chuỗi ngọc trai, mưu toan dần dần chiếm đoạt Đông
Nam Á, thống trị thế giới, thì tất cả các dân tộc trên thế giới trước
hết là Mỹ, đều phải bừng tỉnh, nhận thức rõ nguy cơ…
Nguy cơ này thật ra đã tỏ rõ từ năm 1949, ngày nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa mới thành lập theo chiến luợc của Mao Trạch Đông: quyền lãnh
đạo phát xuất từ nòng súng…
Và ý nghĩa của cây cờ Trung Quốc, gần như là nước duy nhất trên thế
có cây cờ nhiều sao với ý nghĩa đặc biệt, đã từ lâu thể hiện tư duy bá
quyền của chính quyền đại lục.
0 comments:
Đăng nhận xét