Nguyễn Thị Từ Huy
Để gọi lãnh thổ quốc gia, người Việt chúng ta dùng một từ ghép tổng hợp: “đất nước”, ghép hai yếu tố chính tạo nên lãnh thổ. Huyền thoại về nguồn gốc dân tộc, câu chuyện rồng-tiên, gắn với hình ảnh đất (bao hàm cả núi) và nước. An Dương Vương, trong truyền thuyết, khi làm mất đất đã chọn nước (biển cả) làm mồ chôn của mình. Ý nghĩa của đất và nước đã được bàn nhiều, ở đây không nhắc lại nữa.
Không phải ngẫu nhiên mà người nông dân Nam Định mới đây đã đeo khăn tang trong nỗ lực cuối cùng và tuyệt vọng để gìn giữ đất sống của họ. Vì họ đã biết trước rằng không thể giữ được đất, và vì đất đối với họ chính là cuộc sống, là linh hồn. Đất
mang một giá trị thiêng liêng. Đất làm nên bản thể sâu thẳm của
người nông dân, đất là một trong những yếu tố định nghĩa người nông dân. Đơn
giản là vì nếu không còn đất canh tác thì họ không còn là nông dân nữa. Sâu xa
hơn, vì họ gắn bó với đất suốt đời, vì họ “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”
trong suốt cuộc đời họ. Cái tư thế “bán mặt cho đất” khiến họ thiết lập một mối
quan hệ đặc biệt với đất, mà có thể nông dân ở những nước công nghiệp hóa không
còn cảm nhận được. Vì thế mà đất là máu thịt của họ, là sinh mệnh của họ. Vì
thế mà họ để tang đất. Đây là điều mà những kẻ cướp đất của họ không thể nào
hiểu được, bởi lẽ đối với những người thu các lợi nhuận khổng lồ từ đất đai thì
đất chỉ được nhìn như một phương tiện sinh lãi mà thôi.Để gọi lãnh thổ quốc gia, người Việt chúng ta dùng một từ ghép tổng hợp: “đất nước”, ghép hai yếu tố chính tạo nên lãnh thổ. Huyền thoại về nguồn gốc dân tộc, câu chuyện rồng-tiên, gắn với hình ảnh đất (bao hàm cả núi) và nước. An Dương Vương, trong truyền thuyết, khi làm mất đất đã chọn nước (biển cả) làm mồ chôn của mình. Ý nghĩa của đất và nước đã được bàn nhiều, ở đây không nhắc lại nữa.
Không phải ngẫu nhiên mà người nông dân Nam Định mới đây đã đeo khăn tang trong nỗ lực cuối cùng và tuyệt vọng để gìn giữ đất sống của họ. Vì họ đã biết trước rằng không thể giữ được đất, và vì đất đối với họ chính là cuộc sống, là linh hồn. Đất
Người nông dân để tang đất, người ngư dân để tang biển, và những người Việt Nam đang trong thời kỳ để tang đất nước. Cứ nhìn cách mà chính phủ của một đất nước nhỏ bé như Philippines bảo vệ biển của họ, và cách mà chính phủ Việt Nam đang tiến hành trước mối đe dọa hàng ngày, mối đe dọa toàn diện của Phương Bắc, thì bất kỳ ai có chút ít óc phân tích và có chút tình tình cảm với lãnh thổ này đều cảm thấy dâng lên trong lòng cảm giác tang tóc, cái cảm giác mà một người nông dân Văn Giang đã thốt lên thành lời trong cái ngày người ta cướp đất của ông: “thế này thì mất nước”.
Vì sao vào thời khắc mất đất người nông dân lại nghĩ tới chuyện mất nước?
Khi những người có quyền quyết định sinh mệnh quốc gia ủng hộ những kẻ cướp đất thì, đối với họ, cả bên ăn cướp lẫn bên bảo trợ, đất chỉ là một món hàng hóa đẻ ra lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, ngoài ra không có một giá trị nào khác. Trong trường hợp đất tuyệt đối không còn mang một chút giá trị tinh thần nào nữa, trong trường hợp các nhà chức trách (không phải cá biệt mà là phổ biến) có thể đàn áp những người nông dân khốn khổ, tước đoạt sinh mệnh (đất) của người nông dân, chỉ vì lợi nhuận của cá nhân mà thôi, thì làm sao còn có thể hy vọng rằng các nhà chức trách đó sẽ sống chết cho cái lãnh thổ này, cái lãnh thổ chỉ có ý nghĩa khi nó tồn tại với tư cách là một giá trị tinh thần? Khi quân đội và cảnh sát, vốn là những lực lượng bảo vệ tổ quốc và bảo vệ nhân dân, chính thức đứng ra trấn áp nhân dân, thì người dân còn biết hy vọng vào cái gì? Các giá trị mà quân đội và cảnh sát bảo vệ là gì? Chức trách và nhiệm vụ của quân đội và cảnh sát là gì? Khi quân đội và cảnh sát không cần biết đất có ý nghĩa như thế nào đối với người nông dân, không cần biết họ sẽ sống chết như thế nào, và hơn thế, không ghê tay khi đánh đập hành hung họ, thì thử hỏi giờ đây điều mà người dân còn có thể trông mong ở lực lượng quân đội ấy và cảnh sát ấy là gì? Thực tế của Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, và nhiều địa phương trên đất nước này, liên quan đến việc tranh chấp đất đai, cho thấy rằng, đối với một bộ phận xã hội, cái bộ phận có quyền quyết định, từ lâu đất đã thôi không còn là một giá trị tinh thần, chỉ còn là miếng mồi béo bở để hốt bạc mà thôi. Đã có bao nhiêu dự án liên quan tới đất được tiến hành suốt gần nửa thế kỷ vừa qua? Những cơn sốt đất kéo dài nhiều thập kỷ qua đã phá hủy hồng cầu của những kẻ hưởng lợi từ đất, khiến máu của họ trở nên lạnh ngắt và tim họ trở thành sắt đá. Tình cảm nhân đạo, ý thức về đạo lý, về tình người, về sự công bằng, về pháp luật… đã đóng băng hoặc đã tiêu biến ở họ. Điều kinh khủng khiến cho cơn sốt của họ không giảm, và nhân tính của họ không ngừng bị phá hủy, là họ khám phá ra rằng, với lợi nhuận thu được từ đất họ có thể điều khiển cả pháp luật, cả bộ máy công quyền, cả cảnh sát và quân đội, như những gì mà người dân Việt Nam phải chứng kiến thời gian vừa qua, và hẳn còn chưa chấm dứt.
Đất càng lên giá, càng là đối tượng đầu cơ siêu lợi nhuận thì càng mất đi giá trị tinh thần. Đất càng lên giá thì con người càng bị coi rẻ. Cứ như thể trong xã hội này, chỉ có một số ít đáng được hưởng cuộc sống của con người, còn đa số còn lại thì phải chịu một đời sống khổ sở, dù đó là giáo viên, viên chức, công nhân hay nông dân. Đấy là lý do để người ta có thể xây những khu đô thị đảm bảo không gian sinh hoạt lý tưởng cho một số kẻ có tiền bằng cách đẩy những người dân vào cảnh khốn cùng. Và đất càng lên giá thì đất nước càng bị những kẻ hưởng lợi từ đất coi rẻ. Đấy là lý do để người nông dân than lên tiếng than mất nước.
Và họ để tang đất.
Sài Gòn, 9/5/2012
N. T. T. H.
0 comments:
Đăng nhận xét