Vũ Ngọc Tiến
Lâu nay trong mắt tôi, anh
là người trí thức có tâm, có tài và là một quan chức xông xáo, hiểu nghề, biết
việc vào bậc nhất ở Bộ Tài Nguyên & Môi trường. Ngay sau sự kiện 24/4/2012,
anh đăng đàn trả lời phỏng vấn, khẳng định việc cưỡng chế thu hồi đất ở Văn
Giang là đúng luật làm tôi sững sờ.
Thế rồi gần đây công luận xôn xao rằng bản
tường trình 5 trang về việc giao đất cho dự án Ecopark
của Bộ Tài nguyên & Môi trường trình lên Chính phủ do chính tay anh ký
khiến tôi thất vọng. Mà thôi, 2 việc đó đã có luật sư Trần Vũ Hải gửi thư công
khai chất vấn và công luận đang chờ anh hồi đáp. Tôi viết thư này trao đổi với
anh về một việc khác.
Báo Tuổi Trẻ ra ngày
14/5/2012 đưa tin “Người dân Văn Giang khởi kiện Chủ tịch huyện.” (Bài đã bị rút xuống trưa
nay). Theo tường thuật của các phóng viên Hoàng Hiệp & Minh Quang thì UBND xã Xuân Quan từ gần 20 năm qua đã giấu đi một diện
tích đất canh tác là 158 mẫu, 8 sào, 9 miếng đất (tương đương 57 ha) để cho
thuê lấy tiền làm quỹ đen, nhưng được sự bao che, dung túng của huyện, bất chấp
khiếu kiện của nông dân, kết luận của Thanh tra tỉnh. Khi thu hồi đất giao cho
dự án Ecopark, tiền đền bù cho diện tích đất này đã bị ỉm đi chia chác là sự
thật ở Xuân Quan. Theo hiểu biết của tôi, hiện tượng trên ở xã Xuân Quan là phổ
biến, diễn ra nhiều năm ở các xã thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Thế nên tôi rất bất ngờ khi báo Tuổi Trẻ trích lời của GS Đặng Hùng Võ: “Đây là trường hợp đầu tiên mà tôi biết chuyện để diện tích đất nông nghiệp làm đất công ích vượt quá 5% tổng diện tích đất nông nghiệp. Luật đất đai năm 1993 và 2003 đều quy định địa phương không thể để vượt quá 5% diện tích đất nông nghiệp toàn xã làm đất công ích, làm nguồn thu cho ngân sách xã”.
Anh Võ nói không sai, nhưng tôi thất vọng ở chỗ đây là lần đầu tiên anh biết, chứng tỏ anh cũng như nhiều vị quan chức khác xa dân, xa rời thực tế đất đai ở nông thôn. Nhiều năm cộng tác với đài VTV đi làm phim tài liệu ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh… tôi đều được nghe dân kể về hiện tượng giấu diện tích đất nông nghiệp phát canh thu tô làm quỹ đen của chính quyền xã. Nguyên nhân là vào thời HTX cấp cao, theo sáng kiến của nhà bác học Lương Định Của nên khắp nơi trong đồng bằng Bắc Bộ có phong trào làm bờ vùng bờ thửa, chiếm một diện tích đất nội đồng khá lớn. Khi giải thể HTX, chia ruộng cho nông dân người ta xén nhỏ các bờ vùng bờ thửa dẫn đến diện tích canh tác dôi dư so với sổ sách cũ. Vì thế, ở rất nhiều địa phương, ngoài 5% diện tích đưa vào đất công ích theo Luật đất đai năm 1993 và 2003 thì diện tích dôi dư vừa nêu kia người ta cũng giấu nhẹm làm quỹ đen cho xã, có nơi chiếm trên 10% tổng diện tích.
Gần đây nhất, trước khi bắt tay viết loạt bài về tam nông trên báo Văn Nghệ Trẻ (2008), tôi đã về Bắc Ninh khảo sát hai xã Phù Chẩn và Đình Tổ, cũng phát hiện thấy hiện tượng giấu đất làm quỹ đen. Xin trích 1 đoạn trong bài viết về tam nông ở Đình Tổ: “Hiện trong thôn có hơn 10 nhà nuôi bò sữa, tổng cộng 40 con, số con vắt được sữa đạt sản lượng trên 200 lít/ngày. Với sản lượng này họ không đủ thành lập bồn chứa vì sữa không đủ ngập cánh khuấy nên mỗi lít sản phẩm bị mất đi 400 đồng cho người thu gom và chủ bồn ở Dốc Lời cách đó 10 Km. Tôi hỏi: “Nuôi bò sữa lãi thế sao đàn bò không phát triển lên 120 con để lập bồn chứa?” Ông đáp: “Bò sữa mỗi con cần 80 kg cỏ/ngày và cứ 1 lít sữa cần cho bò ăn thêm 3 lạng thức ăn công nghiệp. Cái khó ở đây là 1,5 sào trồng cỏ mới đủ nuôi 1 con bò sữa. Muốn tăng trưởng đàn bò thì phải dồn điền đổi thửa cho các hộ nuôi bò tập trung lại thành đồng cỏ lớn.” Tôi lại hỏi: “Đảng và Nhà nước từ lâu đã có chủ trương dồn điền đổi thửa phù hợp với quy luật sản xuất hàng hóa cơ mà?” Ông cười nheo mắt nói hóm: “Ở đất này thì còn lâu, bác nhà văn ạ! Người ta sợ nếu dồn điền đổi thửa phải đo lại ruộng sẽ lòi ra vài chục thậm chí hàng trăm mẫu làm quỹ riêng cho các quan, vượt quá quy định 5%, dễ chừng đạt cỡ 20% chứ bỡn. Tế nhị lắm!”
Thế nên tôi rất bất ngờ khi báo Tuổi Trẻ trích lời của GS Đặng Hùng Võ: “Đây là trường hợp đầu tiên mà tôi biết chuyện để diện tích đất nông nghiệp làm đất công ích vượt quá 5% tổng diện tích đất nông nghiệp. Luật đất đai năm 1993 và 2003 đều quy định địa phương không thể để vượt quá 5% diện tích đất nông nghiệp toàn xã làm đất công ích, làm nguồn thu cho ngân sách xã”.
Anh Võ nói không sai, nhưng tôi thất vọng ở chỗ đây là lần đầu tiên anh biết, chứng tỏ anh cũng như nhiều vị quan chức khác xa dân, xa rời thực tế đất đai ở nông thôn. Nhiều năm cộng tác với đài VTV đi làm phim tài liệu ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh… tôi đều được nghe dân kể về hiện tượng giấu diện tích đất nông nghiệp phát canh thu tô làm quỹ đen của chính quyền xã. Nguyên nhân là vào thời HTX cấp cao, theo sáng kiến của nhà bác học Lương Định Của nên khắp nơi trong đồng bằng Bắc Bộ có phong trào làm bờ vùng bờ thửa, chiếm một diện tích đất nội đồng khá lớn. Khi giải thể HTX, chia ruộng cho nông dân người ta xén nhỏ các bờ vùng bờ thửa dẫn đến diện tích canh tác dôi dư so với sổ sách cũ. Vì thế, ở rất nhiều địa phương, ngoài 5% diện tích đưa vào đất công ích theo Luật đất đai năm 1993 và 2003 thì diện tích dôi dư vừa nêu kia người ta cũng giấu nhẹm làm quỹ đen cho xã, có nơi chiếm trên 10% tổng diện tích.
Gần đây nhất, trước khi bắt tay viết loạt bài về tam nông trên báo Văn Nghệ Trẻ (2008), tôi đã về Bắc Ninh khảo sát hai xã Phù Chẩn và Đình Tổ, cũng phát hiện thấy hiện tượng giấu đất làm quỹ đen. Xin trích 1 đoạn trong bài viết về tam nông ở Đình Tổ: “Hiện trong thôn có hơn 10 nhà nuôi bò sữa, tổng cộng 40 con, số con vắt được sữa đạt sản lượng trên 200 lít/ngày. Với sản lượng này họ không đủ thành lập bồn chứa vì sữa không đủ ngập cánh khuấy nên mỗi lít sản phẩm bị mất đi 400 đồng cho người thu gom và chủ bồn ở Dốc Lời cách đó 10 Km. Tôi hỏi: “Nuôi bò sữa lãi thế sao đàn bò không phát triển lên 120 con để lập bồn chứa?” Ông đáp: “Bò sữa mỗi con cần 80 kg cỏ/ngày và cứ 1 lít sữa cần cho bò ăn thêm 3 lạng thức ăn công nghiệp. Cái khó ở đây là 1,5 sào trồng cỏ mới đủ nuôi 1 con bò sữa. Muốn tăng trưởng đàn bò thì phải dồn điền đổi thửa cho các hộ nuôi bò tập trung lại thành đồng cỏ lớn.” Tôi lại hỏi: “Đảng và Nhà nước từ lâu đã có chủ trương dồn điền đổi thửa phù hợp với quy luật sản xuất hàng hóa cơ mà?” Ông cười nheo mắt nói hóm: “Ở đất này thì còn lâu, bác nhà văn ạ! Người ta sợ nếu dồn điền đổi thửa phải đo lại ruộng sẽ lòi ra vài chục thậm chí hàng trăm mẫu làm quỹ riêng cho các quan, vượt quá quy định 5%, dễ chừng đạt cỡ 20% chứ bỡn. Tế nhị lắm!”
Thưa anh Đặng Hùng Võ!
Nhân báo Tuổi Trẻ vừa đưa
tin “Người dân Văn Giang khởi kiện Chủ tịch huyện” có trích dẫn
lời bàn của anh, tôi mạo muội viết thư bàn kỹ với anh về hiện tượng giấu diện
tích đất làm quỹ đen không chỉ ở Xuân Quan mà phổ biến ở rất nhiều nơi. Điều
này không thể xem nhẹ vì hệ lụy của nó vô cùng đau xót. Thứ nhất, khi còn tại
chức anh đã nhiều lần cổ động chủ trương dồn điền, đổi thửa ở nông thôn, xem đó
như là một bước đi quan trọng của chính sách tam nông, nhưng các địa phương vẫn
chây lì, ì ạch bởi nếu làm sẽ lộ ra diện tích bấy lâu giấu nhẹm làm quỹ đen.
Thứ hai, hễ nơi đâu có lệnh cưỡng chế thu hồi đất thì các quan từ thôn, xã đến huyện
đều hung hăng thực hiện bằng mọi thủ đoạn nhẫn tâm, độc ác với nông dân bởi
ngoài khoản tiền lót tay hỗ trợ thu hồi đất của chủ đầu tư, còn một khoản lớn
từ tiền đền bù hàng chục ha lâu nay họ giấu làm quỹ đen nay có cơ hội để chia
chác.
Thảm cảnh diễn ra ở Phù Chẩn năm 2008, ở Văn Giang- Hưng Yên, Vụ Bản- Nam Định vừa rồi chẳng đã là minh chứng cụ thể, phải không anh Võ?…
Thảm cảnh diễn ra ở Phù Chẩn năm 2008, ở Văn Giang- Hưng Yên, Vụ Bản- Nam Định vừa rồi chẳng đã là minh chứng cụ thể, phải không anh Võ?…
Muốn chống tham nhũng đất đai phải sửa Hiến pháp và Luật đất đai, nhưng trước mắt cần kiến nghị lên Quốc Hội và Bộ Tài nguyên môi trường tiến hành tổng kiểm tra quỹ đất công ích ở các địa phương. Nếu việc nhỏ và dễ làm ấy cũng không thực hiện nổi thì an dân sao được, thưa anh!…
Hà Nội 14/5/2012
0 comments:
Đăng nhận xét