Tác giả gửi đến
DienDanCTM
Câu chuyện "Con đường Việt Nam" (PTCĐVN) đã ít nhiều gây được sự chú ý của dư luận, điều đó có lẽ không phải bàn cãi. Nhưng qua đó giới quan tâm thấy rõ nhiều vấn đề, mà vấn đề nổi cộm nhất, có lẽ chính là mối quan hệ trong - ngoài của những người đấu tranh.
"Trong - ngoài" ở đây chính là quan hệ của những thành phần đấu tranh người Việt đang sống ở nước ngoài và những thành phần đấu tranh đang sống ở trong nước.
Câu chuyện đấu tranh là đề tài đã không ngừng
được hâm nóng từ hơn 30 năm qua trong bối cảnh chính trị hà khắc và mất dân chủ
ở Việt Nam.
Nó cũng giống như những gì tất đã phải xảy ra ở những nước độc tài trên thế
giới. Nhưng ở Việt Nam
lại có điểm khác biệt, đó là yếu tố "trong - ngoài". Đặc thù đó có lẽ
chỉ có ở Việt Nam, nó là hệ quả của cuộc chiến tương tàn Nam - Bắc, và là điều không
tránh khỏi, khi có đến trên 1,5 triệu người Việt đã mang quá khứ đau thương ra
đi đang sống ở nước ngoài. Cho đến hôm nay - nhất là khi câu chuyện "PTCĐVN"
được phổ biến - sự khác biệt “trong – ngoài” đã trở nên rõ rệt nhất.
Có vẻ như những nhà hoạch định chiến lược đấu
tranh ở nước ngoài đang kỳ vọng quá nhiều vào những nhân sĩ trí thức ở trong
nước, khi mong mỏi những thành phần đó xung phong đứng mũi chịu sào cho con
thuyền đấu tranh. Nhưng dường như họ chưa nắm bắt được cốt lõi của vấn đề: Về
tâm lý, những thành phần đấu tranh xuất phát từ hải ngoại không muốn gĩa từ lá
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, vì đó là máu thịt của họ đã được hun đúc trong cả một chặng
đường dài (1954 - 1975) và hoài vọng cho đến tận hôm nay.
Đối với những thành phần đấu tranh trong
nước, cần chia ra hai vế khác, đó là những người dám thẳng lưng ưỡn ngực đấu
tranh chống bạo quyền (bao gồm nhiều thành phần, điển hình như các vị: Nguyễn
Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày... Các bà, các chị:
Hồ Thị Bích Khương, Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên vv...), và một bộ
phận khác, là những nhân sĩ trí thức (đa số là đảng viên ĐCSVN) có tư tưởng đấu
tranh theo lối tạm gọi là "hiện thực phê phán". Xin hãy đừng đánh
đồng hai bộ phận đấu tranh vừa kể ở trong nước, bởi vì đấu tranh theo lối
"hiện thực phê phán" không bao giờ có thể thay đổi căn bản được một
thể chế chính trị Độc tài, nhất là chế độ Độc tài Cộng Sản.
Người ta đã thấy sự phản ứng khá gay gắt hoặc
sự thờ ơ thái quá đến mức kỳ thị đối với câu chuyện PTCĐVN của một số nhân sĩ
trí thức trong nước. Đó là điều dễ hiểu, vì dường như đối với một bộ phận những
người đấu tranh "hiện thực phê phán", họ dị ứng với những gì và những
ai có liên quan đến hải ngoại. Những nhà hoạch định chiến lược đấu tranh ở hải
ngoại cũng nên chấp nhận điều này, vì đó là điều không tránh khỏi. Và cũng may
cho họ và cho người Việt (nói chung) là những thành phần vừa kể không nhiều,
đồng thời việc quyết định số phận của chế độ Cộng Sản lại nằm trong tay của
những thành phần khác: Các nhân sĩ trí thức có quan điểm dứt khoát với chế độ
nói riêng, và đại chúng nhân dân nói chung.
Vậy bài học đắt giá hậu PTCĐVN là gì? Đó
chính là những người có tư tưởng đấu tranh dứt khoát với chế độ Độc tài Cộng
Sản ở Việt Nam
cần tách bạch với những thành phần đấu tranh theo lối "hiện thực phê
phán". Những thành phần ấy, những con người ấy, hoặc còn nặng nợ với chế
độ, hoặc còn quá thận trọng vì sợ hãi, hay chỉ là có tư tưởng "đón
gió", "đợi mưa".
Nhưng có lẽ vấn đề chính là cái tôi của họ quá lớn, căn bệnh "vĩ đại" của họ quá thâm căn: Một nhà thơ "vườn" tưởng đâu mình đã là Rabindranath Tagore. Một blogger quản trị một trang Web miễn phí ngỡ mình là nhà quản trị chiến lược. Một nhà văn với vài giải thưởng "nội địa" nghĩ mình đã là một đại văn hào... Những thành phần đó không thể nào, và mãi mãi không bao giờ có thể làm nên một cuộc cách mạng dân chủ. Về tâm lý, đấu tranh là một nhu cầu, bởi vậy những con người cùng bản sắc và đồng chí hướng sẽ tự tìm đến nhau mà không cần bất cứ sự mời gọi nào...
Nhưng có lẽ vấn đề chính là cái tôi của họ quá lớn, căn bệnh "vĩ đại" của họ quá thâm căn: Một nhà thơ "vườn" tưởng đâu mình đã là Rabindranath Tagore. Một blogger quản trị một trang Web miễn phí ngỡ mình là nhà quản trị chiến lược. Một nhà văn với vài giải thưởng "nội địa" nghĩ mình đã là một đại văn hào... Những thành phần đó không thể nào, và mãi mãi không bao giờ có thể làm nên một cuộc cách mạng dân chủ. Về tâm lý, đấu tranh là một nhu cầu, bởi vậy những con người cùng bản sắc và đồng chí hướng sẽ tự tìm đến nhau mà không cần bất cứ sự mời gọi nào...
Bài học thứ hai có lẽ chính là vấn đề "Cờ
Vàng - Cờ Đỏ". Những thành phần đấu tranh ở hải ngoại cần biết rằng: Về
pháp lý, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ hiện chỉ có giá trị đại diện cho người Việt tị
nạn mà thôi. Nếu ta đem nó (hoặc tư tưởng của nó) về Việt Nam lúc này là
việc làm hoàn toàn sai lầm. Mặt khác, giả sử khi đất nước Việt Nam hết chế độ
Độc tài thì việc chọn lá cờ nào đại diện cho quốc gia lại là quyền của toàn
dân. Chưa chắc gì lá Cờ Vàng sẽ được chọn. Vì vậy nếu ai còn nặng tư tưởng
"Cờ Vàng - Cờ Đỏ" và công khai mang ý định "phục hận" cho chế
độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây thì hãy nhận ra: Đó là một sai lầm! Còn hơn thế
- đó là một tư tưởng cực hữu!
Mặt khác, đại đa số những người đấu tranh
trong nước vốn xa lạ với Lá Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nhất là
người Miền Bắc. Kể cả những người trong độ tuổi từ 40 trở xuống ở Trung và Nam
Bộ hôm nay cũng vậy. Họ không thích lá Cờ Đỏ Sao Vàng, vì biết đó là biểu tượng
cho khổ đau và bất công, nhưng cũng không mấy cảm tình với lá Cờ Vàng vì lý do
khách quan. Điều này đã dẫn đến những sự phân biệt ngầm giữa một số người đấu
tranh trong nước với một số khác từ hải ngoại trở về, hoặc phân biệt ngay cả
đối với những người đấu tranh trong nước có liên hệ chặt chẽ với hải ngoại...
Chỉ khi nào tất cả các thành phần đấu tranh
cùng chung một mục đích (thật), đó là xóa bỏ chế độ Độc tài Cộng Sản, xây dựng
một đất nước Việt Nam Dân Chủ đa nguyên, lấy mục tiêu bảo vệ mọi quyền và lợi
ích của con người làm mục đích tối thượng, thì khi đó họ mới có cơ may thành
công nhờ được toàn dân hưởng ứng.
Không ai có quyền bắt buộc người khác phải
đấu tranh theo thiên hướng nào, cách này hay cách khác. Nhưng một điều dễ nhận
ra nhất từ bài học "Đông Âu" bài học "Ả Rập" là: Đấu tranh
ắt sẽ có tổn thất, tù đày, đàn áp. Người ta có thể chọn cho mình cách đấu tranh
ít tổn thất nhất, nhưng không bao giờ có chuyện họ đạt được việc bảo toàn lực
lượng đồng thời với việc đấu tranh hiệu quả. Đây cũng là ý nhấn mạnh việc đấu
tranh theo lối "hiện thực phê phán" sẽ chỉ có giá trị xây dựng mà
không có giá trị cách mạng.
Chỉ khi nào người dân, đi đầu là những con
người dũng cảm như Grandhi, Lech Walesa, Aung San Suu Kyi vv.., sẵn sàng xuống
đường máu lửa trong "cuộc chiến" ôn hòa, và kiên trì với quan điểm
đối đầu bất bạo động của mình, thì khi đó mới là cơ hội thay đổi hoàn toàn một
thể chế Độc tài.
Hãy bắt tay với những người cùng chí hướng,
không phân biệt là người trong nước hay ở nước ngoài, không phân biệt giai cấp,
tầng lớp trong xã hội, trên quan điểm cùng cần có nhau trong hành động. Những
người thích đấu tranh theo cách riêng, không cần bắt tay với người khác, chúng
ta tôn trọng họ, nhưng mời họ đứng sang một bên. Đó chính là điều kiện tiên
quyết để hình thành một thế trận đấu tranh ôn hòa. Và đó cũng chính là bài học
thực tế sau khi PTCĐVN được phổ biến.
Lê Nguyên Hồng
2 comments:
Những giòng chia sẻ của bạn Lê Nguyên Hồng tuy ngắn gọn nhưng đã đầy đủ ý nghĩa cho những người thật sự còn nghĩ hay đang đấu tranh cho một tương lai Việt Nam.
Chúc bạn luôn an lành và cảm ơn bạn rất nhiều.
viet mot cach rat hay nguoi nhan dinh cung hay
Đăng nhận xét