Hà nội, ngày 12.11.2012
Với
người dân và truyền thông Việt Nam
ông Đặng Hùng Võ, cựu thứ trưởng bộ Tài nguyên Môi trường là một người khá
quen. Quen vì ông là người tử tế và có trình độ - một sự lạ và hiếm trong giới
chính khách Việt Nam.
Chưa kể ông còn là người gần gũi với báo chí và công chúng, yêu thích các
phương tiện giao tiếp hiện đại trên Internet. Nhưng vừa rồi, ông có làm một
chuyện “lạ”, thật là lạ, bởi trước ông chưa ai làm như vậy, là còn vì việc ông
làm lại liên quan mật thiết và trực tiếp tới những người dân khiếu nại, tố cáo,
chống lại chính quyền cưỡng chế đất đai trong dự án khu đô thị mới rất cao cấp
là Ecopark, còn gọi là “vụ Văn Giang”.
Chiều ngày 8.11.2012 ông Võ gặp một số người dân và
luật sư của họ để đối thoại về một số vấn đề mà người dân thắc mắc. Nơi gặp là
một phòng tiếp dân ở trụ sở bộ Tài nguyên Môi trường.
Trước đó nhiều ngày báo chí đã đồng loạt đưa tin về việc “lạ” và “hot” này. Nội dung chủ yếu là các quan chức thuộc hàng cao nhất của bộ như thứ trưởng, chánh văn phòng … chỉ ra sức nhấn mạnh rằng đây hoàn toàn là cuộc gặp của cá nhân ông Võ, do ý tưởng và tổ chức của riêng ông Võ, bộ chỉ cho mượn địa điểm vì dù sao thì ông Võ cũng từng là thứ trưởng của bộ, và một ý nữa cũng được nhấn mạnh không kém là ý kiến của ông Võ chỉ là cá nhân, hoàn toàn không phải ý kiến của bộ. Việc các quan cứ nhấn mạnh, nói đi nói lại ý đó làm người dân cảm tưởng họ sợ dân nghĩ rằng họ cũng có ý tưởng “dân chủ vượt rào” như vậy thì khốn cho họ. Ấy là chưa kể 99% mọi người đều đoán được nội dung chính mà ông Võ sẽ “đối thoại” chính là lý giải, thanh minh, vớt vát chút gì đó về vai trò của ông ta trong vụ việc này, tạm hiểu là nhận lỗi, nhận sai ở một mức độ nào đó.
Trước đó nhiều ngày báo chí đã đồng loạt đưa tin về việc “lạ” và “hot” này. Nội dung chủ yếu là các quan chức thuộc hàng cao nhất của bộ như thứ trưởng, chánh văn phòng … chỉ ra sức nhấn mạnh rằng đây hoàn toàn là cuộc gặp của cá nhân ông Võ, do ý tưởng và tổ chức của riêng ông Võ, bộ chỉ cho mượn địa điểm vì dù sao thì ông Võ cũng từng là thứ trưởng của bộ, và một ý nữa cũng được nhấn mạnh không kém là ý kiến của ông Võ chỉ là cá nhân, hoàn toàn không phải ý kiến của bộ. Việc các quan cứ nhấn mạnh, nói đi nói lại ý đó làm người dân cảm tưởng họ sợ dân nghĩ rằng họ cũng có ý tưởng “dân chủ vượt rào” như vậy thì khốn cho họ. Ấy là chưa kể 99% mọi người đều đoán được nội dung chính mà ông Võ sẽ “đối thoại” chính là lý giải, thanh minh, vớt vát chút gì đó về vai trò của ông ta trong vụ việc này, tạm hiểu là nhận lỗi, nhận sai ở một mức độ nào đó.
Nội dung quan trọng nhất của cuộc gặp là câu hỏi tại
sao thời hạn xét duyệt giao đất cho chủ đầu tư chỉ vỏn vẹn mất có 3 ngày-một
khoảng thời gian nhanh tới mức không tưởng. Cụ thể là từ khi Ủy ban tỉnh Hưng
Yên ký trình việc giao đất – ngày 28.6.2003, đưa lên Bộ Tài nguyên Môi trường
duyệt, ký trình – ngày 29.6.2003, đưa lên Thủ tướng ký duyệt ngày 30.6.2003 –
ngày cuối cùng Luật đất đai 1993 còn hiệu lực. Ông Võ giải thích rằng “Vì đây
là dự án trọng điểm. Khi cuộc sống cần thì không thể chờ luật. Tôi quan niệm
như vậy khi đứng trước dự án dù bà con có thể cho rằng tôi sai. Đó là con đường
chiến lược, mang lại lợi ích cho Hưng Yên, Hà Nội và ngay cho người dân Văn
Giang. Khi ký trình tôi đã cân nhắc kỹ, nếu dừng lại dự án sẽ phải chậm 1,5-2
năm vì phải làm lại từ đầu. Ký thì chắc chắn có điều tiếng. Nhưng nếu phân tích
lịch trình toàn bộ như trên thì thấy hợp lý thôi.” (*)
Thật ngạc nhiên và vui sướng siết bao khi nghe một
quan chức – dù là cựu quan chức đi nữa nói rằng “Khi cuộc sống cần thì không
thể chờ luật.”. Nhưng cần phải nói rõ là cuộc sống của ai cần, của chủ đầu tư,
của doanh nghiệp, của các quan chức nhà nước hay của người dân bị thu hồi đất.
Những người nông dân này rất tha thiết được nhà nước lấy đất của mình rồi giao
cho người khác đến nỗi chờ không nổi Luật Đất đai mới có hiệu lực sao? Có lẽ
nào họ khát khao điều ấy đến nỗi dù Luật Đất đai mới chỉ một ngày nữa là có
hiệu lực nhưng vẫn chờ không nổi, muốn làm ngay để được nhận tiền đền bù thấp
hơn, được thỏa thuận ít hơn, được bình đẳng ít hơn với chủ đầu tư, với chính
quyền sao ? Dân gì mà cứ như một lũ thiểu năng trí tuệ và yếu hèn đến vậy? Lẽ nào
trong mắt quan chức cộng sản Việt Nam dân đều là như thế ? Ngay cả
một vị quan chức được coi là tử tế thuộc “hàng Top” của chính quyền Việt Nam
cũng nghĩ về dân mình như vậy thì nhà nước này, chính quyền này mạt vận là cũng
đúng thôi.
Ngày trước khi còn là luật sư, khi đi lấy giấy chứng
nhận người bào chữa, một thủ tục mà chẳng có người dân hay vị luật sư nào lại
muốn cả thì cũng phải mất ít nhất là 3 ngày. Nhưng thường thì hiếm có ai lấy
được tờ giấy vớ vẩn có tác dụng duy nhất là thể hiện quyền uy và sự quan liêu
của các vị quan nhà nước đúng hạn. Chả có cuộc sống ngheo khó, tối tăm, trăm
thứ bề bộn lo toan nào của người dân mà cần đến cái giấy chứng nhận người bào
chữa đó. Vậy mà ra trước quốc hội, dù nhiều người lên tiếng phải bỏ nó đi,
nhưng các quan nhà nước vẫn quyết tâm giữ bằng được cái thủ tục phản động ấy.
Tất cả cũng chỉ để duy trì quyền lực không chính đáng của công chức nhà nước,
gây phiền nhiễu và hạ thấp vị thế của luật sư. Đặc điểm nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa vạn lần hơn hơn tư bản là luật sư là những người bị giới nhân viên
nhà nước làm việc trong ngành kiểm sát, tòa án và đặc biệt là công an ưu tiên
ghét số 1, thậm chí bị coi như kẻ thù không đội trời chung. Những nhân viên nhà
nước này quên mất mình là công bộc của dân. Thậm chí họ còn coi họ là bố dân.
Các đương sự, bị cáo, bị hại ..v..v.. chỉ được phép đặt niềm hy vọng vào họ và
chỉ có họ mới có thể mang đến chút ánh sáng cuối đường hầm cho những con người
đang bế tắc, khủng hoảng, lo lắng sợ hãi, còn “luật sư chỉ là bọn phá đám” trong
mắt họ. Phá đám quá đi ấy chứ, có luật sư thì đường làm ăn tham nhũng của bọn
nhân viên nhân nhà nước trong các vụ việc, án từ sao còn trơn tru, kiêu ngạo
được nữa, làm sao còn tiếp tục vừa dọa dân, hành dân, trù dập, gây oan sai cho
dân để được ăn của đút lót mà vẫn vẫn kiêu kỳ, sang trọng, cao đạo toàn phần
được nữa. Không sớm thì muộn, không ít thì nhiều cái bọn luật sư kiểu gì chúng
nó mà chẳng phanh phui được ra, hoặc ít nhất cũng ngăn chặn được tí ti những
cái trò tham nhũng đê tiện tởm lợm này. Mà đây lại là nguồn sống chính của đám
nhân viên nhà nước ấy, nên ghét là phải thôi, hành là đúng rồi, còn kêu ca gì
nữa.
Đây chỉ mới là 1 ví dụ về vấn đề thời hạn và như thế
nào là “khi cuộc sống cần”. Có thể kể ra đây muôn vàn ví dụ khác như thời hạn
ban đầu giải quyết khiếu nại tố cáo-30 ngày, đăng ký kết hôn-5 ngày (hẹn dân 7
ngày), đăng ký cái xe máy cũng 1 tuần ..v..v.. Lạ là chính vấn đề đất đai và
nhà ở mà ông Võ đã từng là một trong các quan chức lãnh đạo ngành ở cấp cao
nhất của nhà nước lại là lĩnh vực quan liêu, trây ì, chống chéo kéo dài nhất về
mặt thủ tục, tạo thành cái nôi vàng, thành cánh đồng màu mỡ phì nhiêu cho nạn
tham nhũng, tham ô sinh sôi nảy nở chưa từng thấy, vô địch tuyệt đối so với mọi
ngành khác. Đây là lĩnh vực mà người dân bị oan sai nhiều nhất, bị làm cho khốn
khổ nghèo mạt nhiều nhất. Có những vụ kiện đất đai nhà cửa mà người dân sau khi
vác đơn đi kiện từ nam chí bắc, từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, kêu gọi
cả đến báo chí của giới Việt kiều ở hải ngoại lên tiếng giúp, kêu gọi cả Liên
Hợp quốc can thiệp, đi suốt gần 30 năm, được thanh tra chính phủ, ủy ban tư
pháp quốc hội nhà sản khẳng định là dân oan thật, viết cho tờ giấy yêu cầu cơ
quan địa phương giải quyết cho. Thế là xong, coi như đã hết trách nhiệm. Con
sâu cái kiến tên gọi là Dân oan lại ôm cái đống hồ sơ có khi nặng đến 6kg ấy
quay về điểm ban đầu để đối mặt với một đống Củ khoai tên gọi là quan chức nhà
nước để bắt đầu lại từ đầu, cho đến khi hơi tàn lực kiệt, chẳng còn xu dính
túi, sống vô gia cư, nghèo khổ như ăn mày ăn xin. Con sâu cái kiến nào mà bỗng
dưng nhận ra mình cũng là con người, mình có quyền con người tự thân đương
nhiên, mình phải biết nổi giận và nổi dậy chống lại bọn cường hào ác bác, bọn
nội xâm ung thư cộng sản này là bọn hiểm ác bóc lột đàn áp nô dịch người dân
bằng trò thủ tục và quyết định hành chính, nhận thấy đất đai này là của mình,
của tổ tiên cha ông mình để lại, mình đang sử dụng hợp pháp, mạnh mẽ lên tiếng
đòi quyền làm người, mãnh liệt bảo vệ quyền con người của mình, thì bị nhà nước
và cái chính quyền độc tài cộng sản này trù dập, sát hại cho thân bại danh
liệt, thân tàn ma dại, thành tội phạm nguy hiểm, lý lịch xấu xa đeo bám đến tận
đời con cháu.
Đấy mới là “khi cuộc sống cần”. Còn cái mà ông Võ nói
thì chính ông đã tự mâu thuẫn. Ông Võ là một người tài giỏi sáng suốt, quyết
định đối thoại với dân cho ra nhẽ, lại vô tình nhầm lẫn như vậy sao, có chăng
là ông cố ý đánh tráo đối tượng, tung hỏa mù biến điều chủ đầu tư muốn, điều
chính quyền muốn – mà trong đó có ông, lại trở thành điều cuộc sống cần.
Ngoài ra, cũng cần nhắc lại ông chính là người chấp
bút dự thảo Luật Đất đai 2003 và ông vẫn luôn tự hào về điều đó vì những sự hay
hơn, tốt hơn vượt trội của luật này so với Luật đất đai 1993. Cớ nào ông Võ
không muốn Luật ấy được áp dụng với một dự án trọng điểm như vậy để không chỉ
người dân được đền bù thỏa đáng mà mọi khía cạnh khác của dự án này cũng sẽ
được xem xét thấu đáo hơn. Cớ gì phải quyết tâm thông qua quyết định giao đất
cho bằng được vào đúng ngày cuối cùng luật cũ còn hiệu lực?
Ba ngày hỏa tốc, siêu tốc hay thần tốc ấy (Chẳng biết
dùng từ nào cho xứng!) lại không hề là sự vội vàng, ẩu xị mới hay! Tất cả được
phối hợp sao mà nhịp nhàng chính xác để tận dụng từng giờ từng phút vàng ngọc
trong 8 giờ hành chính (Vì không lẽ lại còn nhiệt tình nỗ lực đến mức ở lại làm
ngoài giờ, ngồi chờ đợi công văn đến.) để ký cái xoẹt rồi lại chuyển đi lên cấp
cao hơn, cao hơn nữa, cao đến tận trung ương là văn phòng thủ tướng. Lịch sử
Việt Nam
sẽ ghi nhận trường hợp này vào sách kỷ lục về thời hạn xét duyệt một vấn đề lớn
như vậy từ cấp địa phương đến trung ương.
Khi tên quan công an Đỗ Hữu Ca ở xứ Hải Phòng, vênh
cái mặt bị thịt lên đắc chí cười nói về quá trình vây bắt công dân Đoàn Văn
Vươn trong khu đầm ven biển hay đến như thế nào, chưa từng có trong giáo trình
dạy bắt người, xứng đáng được viết thành sách ra sao, tôi lại không thấy khó
chịu và tăm tối như khi nghe ông Võ nói trong cuộc gặp này. Vì dù sao đồng chí
Ca đại ca này cũng là một tên võ biền, tinh anh nó hiện ra mặt cả rồi, chả dám
mong chờ gì khác ở một tên quan công an như vậy nữa. Ông Võ thì khác, ông là
giáo sư, là tiến sĩ nên dù ông đã về hưu thì người ta vẫn có quyền đòi hỏi, và
ông vẫn phải có nghĩa vụ trung thực và thẳng thắn để thừa nhận và đối mặt với
hậu quả những gì mà ông đã làm.
Nội dung quan trọng thứ hai là ông Võ thừa nhận việc
Thủ tướng (giao Phó Thủ tướng ký thay) ký quyết định 742 ngày 30.06.2004 giao
đất của dân cho chủ đầu tư là sai thẩm quyền trong khi đó số đất này còn chưa
có được thu hồi. Sau khi thừa nhận chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quyết
định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất với những dự án
quy mô như vậy, thì ông lại nói thêm cho rõ, rằng “Nhưng suốt mười năm,
từ năm 1993 (Luật Đất đai năm 1993) cho đến ngày 1.7.2003 (Luật Đất đai
2003 có hiệu lực) thì tất cả dự án đều như thế chứ không phải riêng dự án này.
Thông lệ nó là vậy. Đây là cách vận hành của Chính phủ và tôi cũng góp ý là nên
thay đổi” (*).
Quả thật một người có học hành tử tế, làm chính khách
lâu năm, lại chăm giao lưu đối ngoại thì ông Võ ăn nói sao mà nhẹ nhàng đến thế
về một điều kinh khủng – là sự vi phạm pháp luật của Chính phủ, lại còn là vi
phạm phổ biến, trường kỳ và có hệ thống. Cho nên sự nhẹ nhàng này phải nói là
nhẹ nhàng đến phát sợ. Bởi vì nếu nói “vi phạm pháp luật” nghe nó nặng nề, sợ
người dân vì “dân trí thấp” mà tưởng là vi phạm pháp luật hình sự, thì ít ra
cũng phải nói là “làm trái quy định pháp luật” thì mới đúng bản chất sự việc.
Hóa ra đến giờ ông mới thừa nhận rằng cái nhà nước, cụ thể là cái chính phủ mà
ông là chính khách cấp cao trong đó, lại luôn hành xử tùy tiện, trái pháp luật.
Tôi thắc mắc là ông đã nhận thấy điều ấy, đã góp ý (có lẽ là góp ý một cách bí
mật) từ hồi nảo hồi nao cách đây tận 19 năm, mà cứ ấp ủ mãi trong lòng, đến giờ
mới dám thừa nhận theo cách mềm mại, vuốt ve như vậy sao. Thảo nào, đám con dân
chúng tôi ở ngay thành phố, chứ chưa nói gì đến nông thôn cách đây gần hai chục
năm đã phải chịu không biết bao nhiêu là hậu quả từ những sự tính toán kỹ
lưỡng, tuy nhận thấy mà chưa dám nói ra sự sai trái trong cách vận hành của bộ
máy nhà nước Việt Nam.
Sau đó là một loạt những lời nhận lỗi của ông được báo
chí đăng tải nguyên văn, như “Ở cương vị cá nhân tôi mà không giám sát được
những chuệch choạc thì tôi chịu trách nhiệm. Còn những thất thoát của bà con,
đó là lỗi của tôi.”(*). Câu này mới nghe tưởng là hay, những nghĩ kỹ lại thấy
sao mà vô nghĩa và mơ hồ! “Chuệch choạc” là cái gì? “Thất thoát” của bà con là
cái gì, giá trị bao nhiêu? Cái thiệt hại nhất là quyền được phát biểu ý kiến,
được thỏa thuận cách tôn trọng và bình đẳng, quyền làm chủ mảnh đất bao đời của
mình và gia đình truyền lại vì “đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà
nước quản lý” thì tại sao quyền của kẻ quản lý lại có thể cao hơn quyền của
người chủ sở hữu được ..v..v..
Và cuối cùng là câu chốt “, đó là lỗi của tôi.”. Tôi
rất muốn biết lỗi của ông Võ cụ thể là lỗi gì, vì ngay trước đó ông còn khăng
khăng rằng những việc mà ông làm đều hợp lý cả. Suốt 10 năm ấy
(1993-2003) cách vận hành của Chính phủ vẫn là làm sai thẩm quyền của mình, chứ
không riêng gì dự án Ecopark.
Có lẽ nào lỗi của ông là thấy sai mà vẫn tham gia,
tham gia rồi cái sai vẫn sai nên góp ý, góp ý rồi cái sai ấy trơ trẽn ra, nên
thôi dừng việc góp ý lại, chờ cái sai ấy nó tự sửa sai, chờ mãi giờ ông cũng đã
về hưu rồi mới dám thừa nhận tí ti. Thôi thì nói ngắn gọn thế này, cái lỗi ấy
của ông gọi cho đúng là hèn. Nói ông hèn, ông cũng chớ có giận vì khi mà ông biết
điều sai đó, ông thừa sức, thừa quyền, thừa điều kiện để lên tiếng mạnh mẽ,
thẳng thắn để đả phá cái sai ấy. Cái sai ấy đâu phải là nhỏ, chính quyền mà lại
vi phạm, làm sai luật, lại còn tất cả vẫn luôn vi phạm, làm sai như vậy suốt từ
trước đến giờ, thì phải gọi cái chính quyền ấy là gì, nếu không phải là một
băng tội phạm, một đảng cướp.
Tôi không mắng ông Võ chẳng lẽ tôi lại đi mắng mấy ông
bà nông dân, xe ôm, buôn thúng bán mẹt, hay những người công nhân phải ăn cả
cơm thiu, cơm giòi … những người mà giới nhân viên nhà nước luôn cho rằng có
dân trí thấp, động đất tí mà cũng sợ?! Hay tôi mắng bọn quan tham trơ trẽn, đám
lãnh đạo ngu tối mà lại cao siêu là những tên tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch
nước chủ tịch quốc hội, trưởng ban khoa giáo trung ương… với những kẻ này
thì phải chửi, phải lên án kịch liệt, phải đấu tố truy cứu tội ác của chúng –
bè lũ dối trá, ác ôn, lạc hậu man rợ, độc tài toàn trị, dối trá xảo quyết nhưng
lại rao giảng đạo đức và văn minh, một đảng cướp nhưng lại rao giảng hòa bình
và thịnh vượng.
Vì thế tôi nghĩ và khẳng định những người như ông Võ
là đáng trách nhất cho hiện trạng suy đồi, nghèo khổ và khó khăn mọi bề của đất
nước và đời sống người dân Việt Nam
hiện nay.
Giờ ông về hưu lâu rồi thì (hay nên?) ông lại nhận lỗi.
Việc làm của ông thực hiện khá lâu đến nỗi gần 1 năm nữa là thập kỷ đã trôi
qua. Ông sẽ làm gì để được tha lỗi, để khắc phục những hậu quả đáng sợ vừa là
thiệt hại to lớn về vật chất vừa là những hệ lụy danh dự, tinh thần của người
dân từ sự kháng cự cái ác điều sai của các ông mà họ phải gánh chịu? Chính ông
góp phần vào những điều đau khổ này bằng sự tham gia và những nỗ lực nhiệt tình
kỳ lạ không thể chối cãi của ông.
Việc ông nhận lỗi khiến tôi buồn cười và nổi giận nghĩ
đến những lời xin lỗi kiểu quan chức cộng sản, mà nổi tiếng nhất là lời xin lỗi
của ông Hồ Chí Minh sau vụ cải cách ruộng đất khiến gần nửa triệu người mà đa
phần là tinh hoa, tài giỏi của nông thôn miền Bắc bị giết chết vô cùng tàn
nhẫn, man rợ, thậm chí ông ta còn vặn cái rô bi nê nước mắt cho chảy ra vài
giọt tí ti nữa cơ. Thế là xong !
Tất nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiễng, nên tôi
không so sánh lời xin lỗi của ông Võ với ông Hồ, chỉ là sự liên tưởng nhớ đến.
Có thể ông Võ đã học tập và làm theo rất tốt tấm gương đạo đức kiểu Hồ Chí
Minh, và vận dụng thành công, khéo léo tinh vi trong vụ việc của mình. Chúc
mừng ông! Tiếc là tôi không làm giám khảo cuộc thi học tập và làm theo tấm
gương đạo đức kiểu Hồ Chí Minh, nếu không tôi sẽ chấm ông ít nhất là giải nhì!
Kiểu như ông mới là đáng nể. Sau khi phân tích mọi sự
để vớt vát chứng minh là mình vẫn đúng vì thời đó kiểu nó phải thế (Hậu quả về
sau không cần biết !?!) thì ông chốt lại bằng câu nhận sai và xin lỗi!
Thật hoàn hảo! Thật khéo hết chỗ nói!
Bảo đảm giới quan chức nhà sản sau phen này sẽ đua
nhau học tập ông Võ, vì đây là phương án an toàn nhất trong thời buổi hiện đại
này, thời buổi mà cái sự về hưu, cái trò xin nghỉ vì lý do sức khỏe, việc gia
đình vẫn chưa chắc là màn hạ cánh an toàn cho một kết thúc có hậu cuối cùng.
Thời này đã khác quá xa thời cải cách ruộng đất khi mà đám lâu la và cỗ máy bạo
lực vũ trang mà đảng tự nhận là của mình, bắt phải phục vụ và tuyệt đối trung
thành với đảng, đã thấy rõ cái thứ mà họ phải trung thành và phục vụ ấy chẳng
qua là điêu hơn, xảo quyệt hơn, tham nhũng hơn mình, ác hơn họ mà thôi.
Tôi nghĩ ông Võ là người tử tế trong giới quan
chứcViệt Nam,
đến giờ tôi vẫn không nghĩ khác đi, chỉ thấy thêm một điều là ông quá khôn
ngoan. Giá như hồi “vụ Văn Giang” nổ ra, dân chúng, nhà báo, phóng viên chân
chính chịu không biết bao nhiêu là gậy gộc, đấm đá của công an và nhân viên nhà
nước, máu đã rơi, xương đã gẫy mà ông lên tiếng ngay lúc đó. Hoặc còn hơn thế
khi ông vừa mới về hưu ông đã lên tiếng ngay lập tức, hoặc trong sự tưởng tượng
mê ly của tôi, ngay khi đương chức ông đã dám nói lên một cách ngay thẳng và
mạnh mẽ những điều sai trái mà ông thấy, thì nhiều sự việc đã khác đi.
Ông quá khôn ! Người ta nói cái gì quá cũng không tốt,
nhưng ông không cô đơn trong cái sự khôn ấy, vì ngày càng có nhiều người khôn
như ông, không khéo nhóm người như ông lại tạo thành một kiểu khôn thời thượng,
ngày càng được học tập và làm theo như một trào lưu. Đợi về hưu rồi ta lên
tiếng - âu cũng là một nét văn hóa của nhà sản.
Bỗng dưng lại thấy mình ngu! Lẽ ra phải cố, không quen
biết thân thiết thì dùng tiền, không tiền thì dùng cái chi chi, vào bằng được
một cơ quan nhà nước nào đấy. Sau đó dùng cái đầu – tự thấy là cũng khá thông
minh tinh quái, để leo lên một vị trí nào đó “kiếm lắm”. Từ đấy tha hồ mà nghĩ
ra đủ trò hành dân, hành doanh nghiệp dù nó đúng hay sai, ăn cho đậm, lương mấy
phẩy nhưng nhà lầu xe hơi, du lịch khắp thế giới, con cái du học nước ngoài,
thoải mái mua sắm hàng hiệu cho thỏa niềm khát khao tư bản giấu kín bao lâu
nay… Rồi đợi ngày về hưu nhà cao cửa rộng, con cái chân trong chân ngoài vững
chắc cả thì tha hồ mà đạo mạo ung dung thanh thản như tiên ông, tiên bà. Khi ấy
nhận lỗi, nhận sai tí ti lại là hay! Đảng vẫn yêu, mà dân lại mến !
Lê Thị Công Nhân
·
Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
thứ 6, 9.11.2012, page 5 “Giáo sư Đặng Hùng Võ thừa nhận có lỗi”.
0 comments:
Đăng nhận xét