Cho
đến nay, đề-tài về dự-thảo sửa đổi hiến-pháp năm 1992 do nghị-quyết số
38/2012/QH13 của quốc-hội nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam ký và ban
hành ngày 23-11-2012 vẫn chưa xong chuyện. Chưa xong không hẳn vì đấy là một
quốc-sách liên quan đến lợi ích cho dân cho nước nên người người phấn-khởi, nhà
nhà quan tâm bàn-bạc mãi không thôi. Mà cũng không phải vì thời
gian góp ý sửa đổi hiến-pháp thay vì chấm dứt vào ngày 31 tháng 3 thì nay theo
văn-bản được vừa được Chủ-tịch Quốc hội Việt-Nam ký hôm 06 tháng 3 lại kéo dài
thêm mãi sang 30 tháng 9 mới kết thúc. Hai chữ “chưa xong” ở đây là xong những
“hệ lụy” của việc góp ý này.
Vào năm 1960, khi có sự ra đời của
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì nhiều người đã hiểu nó được sinh đẻ từ cha mẹ
nào, cho nên ngôn-ngữ truyền-thông của Miền Nam hồi đó đã
dùng nhóm chữ “Cái gọi là” Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”. Sau này, cứ những gì mang tính “xạo sự” kiểu hồn Trương Ba da hàng thịt thì người ta lại mỉa-mai bằng cách nói “Cái gọi là”…
dùng nhóm chữ “Cái gọi là” Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”. Sau này, cứ những gì mang tính “xạo sự” kiểu hồn Trương Ba da hàng thịt thì người ta lại mỉa-mai bằng cách nói “Cái gọi là”…
Bây giờ, cái gọi là góp ý sửa Hiến-pháp của tập-đoàn lãnh-đạo nhà nước cộng-sản Việt-Nam ra đời giữa lúc tình-hình bất ổn nhiều phía phải chăng là có vấn-đề “nổi cộm” nào đấy cần tương kế tựu kế ? Nào là dân oan khiếu cáo khắp nơi, giới trí-thức lên tiếng, giới trẻ thể-hiện công-khai ý-thức của mình về một đất nước thiếu đủ các quyền dân-sự mà chỉ có lối cai-trị bằng “bạo-lực cách-mạng”. Rồi từng cá-nhân như Việt Khang, như Trần Vũ Anh Bình, như Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Đắc Kiên, Nguyễn Phương Uyên, mười bốn thanh-niên ở Vinh…đã thực-sự chứng tỏ là họ quan-tâm đến xã-hội, đến đất nước mà dấn-thân vào đường đấu-tranh với bạo-quyền, mà không ngại tù tội. Người dân Đoàn Văn Vươn với thái-độ bất-khuất trước bất-công đàn- áp đã là một hiện-tượng đáng kể dưới chế-độ cộng-sản…Và vấn-đề là tất cả những trường-hợp tiêu-biểu nêu trên đều thể-hiện chung cho một thái-độ phản-kháng đối với tập-đoàn lãnh-đạo Hà-nội hiện nay; là thực-tế để nhà cầm quyền biết rằng đã đến lúc vì chính-nghĩa, công-lý mà ngưòi ta đã vượt qua nỗi sợ hãi xưa nay.
Lại nữa, mối “giao tình” anh em môi hở răng lạnh giữa hai đảng cộng-sản Tầu và Việt với “mười sáu chữ vàng” đã không còn là bí-mật để các ông trong guồng máy cai-trị mím môi nuốt thầm theo nỗi nhục làm tay sai cho Bắc-kinh nữa mà đã bị toàn dân bạch hoá ra cái tội phản-quốc, bán nước hại dân của đảng cộng-sản Việt-Nam.
Vậy thì, câu hỏi đúng lẽ phải được mọi người đặt ra là nhà nước nghĩ gì, tính toán gì và muốn gì khi đẻ ra cái gọi là việc góp ý sửa đổi hiến-pháp giữa những ngổn-ngang này. Bởi lẽ, hiến-pháp của một nhà nước cộng-sản mà trong đó tất cả mọi điều viết ra chỉ là lợi thế để thực-hiện đường lối của đảng, của chế-độ tàn-bạo chứ làm gì có việc mưu ích cho người dân, cho đất nước. Thành ra những gì người dân góp có thực là được ghi vào và thi hành không?
Ngay khi chiến-dịch góp ý tung ra, có nhiều người đã nhận-định rằng đây chẳng qua chỉ là một cái trò chính-trị “ma nớp”, treo đầu dê bán thịt chó nhắm các ý-đồ khác. Bởi vì, bản Hiến-pháp năm 1992, chương I và điều 1-3 nói về sự toàn vẹn lãnh thổ không đẹp và lý tưởng à. Song rồi sao? Lãnh-thổ và lãnh-hải vẫn bị công khai cắt nhượng; lại còn thẳng tay đàn áp, bắt bớ và bỏ tù người dân khi họ đi biểu tình chống Tầu ăn cướp đất. Viết ra mà không tuân giữ hoặc đi ngược lại thì có sửa cho mấy cũng vậy thôi. Có điều, những người cộng-sản, nhất là cộng-sản Việt-Nam, thì nếu một khi họ đã đề ra một kế-hoạch, một chiến-dịch hay gì gì khác thì thường có hai mặt. Mặt nổi đẹp đẽ phô-trương để đánh lừa nhận-thức của đa số người dân chất-phác và mặt chìm là ngấm ngầm thực-hiện chủ-trương, chính-sách nào củng cố được vững vàng quyền và lợi của họ.
Bắt mạch lòng dân
Từng
cá-nhân người dân mà góp ý thì không phải chỉ là việc hiếm ở
xã-hội Việt-Nam, mà cũng là tình-trạng chung của các nước hậu tiến; song người
ta sẽ mạnh dạn hơn nếu cùng góp theo một nhóm, một tập-thể. Thế là chắc chắn sẽ
tạo dịp cho họ điểm danh những người đóng góp bằng vào những điều muốn sửa,
những phần muốn bỏ đi hay mục nào cần thêm vào. Từ đó mà nhà nước sẽ đánh giá
được rõ hơn “tính phản động” trong dân chúng; sẽ thấy tình-trạng thực-tế chắc
chắn là lòng dân không thuận như lòng đảng. Bằng chứng là việc góp ý cho
dự-thảo Hiến-pháp mới ban hành ngày 23-11-2012 bằng nghị-quyết hẳn hoi thì đến ngày 25-02, Tổng-bí-thư Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng nói
về các "luồng ý kiến" góp vào việc sửa đổi Hiến pháp bằng
văn-phong răn đe và quy chụp là suy thoái
chính trị, tư tưởng, đạo đức…vì dĩ nhiên đây là chính trị, tư tưởng, đạo đức “cách mạng”. Rồi đến Phó thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc “yêu cầu các cơ
quan tổng hợp phải có cơ sở lý luận để phản bác lại các ý kiến sai lệch với
đường lối lãnh đạo của Đảng”. Cái nhóm chữ các ý
kiến sai lệch với đường lối lãnh đạo của Đảng chính là một loại giường của Procrustes. Chẳng những thế, nhiều người được
biết rằng ngay sau khi Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam gửi bản góp ý đi thì đã bị nhà
nước chơi trò gọi từng vị đi hỏi thăm sức khỏe. Kinh-nghiệm xương máu điển-hình
là trường-hợp của luật-sư Nguyễn Mạnh Tường còn đấy. Cũng là một công-thần của
chế độ, mà chỉ vì “góp ý”...mà bị đoạ đầy cho chết mòn suốt 40 năm...Cuối đời, ông đã để lại nhiều tâm-sự trong cuốn sách
nguyên tác bằng Pháp ngữ là "Un excommunié" được dịch sang Việt-ngữ
là "Kẻ bị khai trừ".
Chơi trò mượn gió bẻ măng
Trước sức đề-kháng cũng như phản-kháng của người dân
về việc cắt đất cho ngoại-bang Tầu, nhà nước đã đàn-áp các cuộc biểu-tình chống
Tầu chỉ vì người dân muốn nêu cao ý-thức Hoàng-sa và Trường-sa là của Việt-Nam,
rồi đến việc đòi-hỏi bỏ điểu 4 của Hiến-pháp cũ đã làm nhà nước nhìn ra việc
phải làm trong hiến-pháp mới. Vậy thì không cơ-hội nào thuận-lợi bằng việc lấy
ý-kiến này.
Mai kia mốt nọ, sau khi thời gian gia hạn kết thúc thì hiến-pháp mới được soạn thảo và ban hành với một câu mở đầu thòng theo đẹp như mơ rằng theo báo cáo của các địa phương, nhân dân tin tưởng, phấn khởi, cơ bản đồng tình với Dự thảo sửa đổi Hiến-pháp…thì ai cãi được đây. Các bản góp ý của các tập-thể tiêu-biểu như của Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, của 72 nhà trí-thức chẳng hạn, tuy đã được nhiều người biết đến, song mới chỉ là của tám triệu người Công-giáo và của một nhóm nhỏ sẽ vì hai chữ “nhân dân” mà thành thiểu-số. Bởi vì, ai nào kiểm-chứng được con số trong hai chữ nhân-dân bâng-quơ đại loại theo kiểu công-bố của ông Nguyễn Sinh Hùng rằng các địa phương sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý của nhân dân và gửi về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến-pháp. Rồi cứ như vậy mà dựng ra một Hiến-pháp mới với những điều luật phù-hợp với hiện-trạng của nhà nước lúc này. Chẳng hạn cần thắt chặt người dân thêm, biểu-tình sẽ là tội hình-sự; cần khắc nghiệt hơn với chính-sách về tôn-giáo hay cho phép chính-quyền lộng hành hơn với bất kỳ những cá-nhân, tập-thể nào mà họ sợ vì cho rằng “cần kịp thời đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến-pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta” như trong công thư ông Hùng đã nhắc lại.
Cơn chuyển
dạ giả
Như vậy, việc nhà nước sửa hiến-pháp là có thực vì cần sửa để đối phó
với hoàn cảnh hiện nay. Song sửa theo những “góp ý” thì không có. Đây chẳng
khác gì cơn chuyển bụng giả của các bà mẹ khi gần đến giờ sinh con. Các cảm-giác đau đớn cũng gây khó chịu cho sản-phụ với
những trạng-thái như sinh con thật. Tuy nhiên, ở đây sự giả và thật của nhà
nước cộng-sản có khác đi vì cái “tính dân chủ” của việc góp ý không giống bản-chất
của những cơn đau do trời sinh để nhắm vào việc giúp bà mẹ sinh con tốt đẹp mà
ngược lại còn lợi-dụng nó để thực-hiện những ý-đồ thâm-độc, xấu xa hơn và không
chừng lại còn sinh ra một quái thai hơn cái cũ. Lại nữa, theo dự-kiến thì
Quốc-hội sẽ thông qua Hiến-pháp mới tại kỳ họp tháng 10 năm nay mà thời
hạn góp ý kéo dài thêm mãi sang 30 tháng 9 mới kết thúc cũng làm cho ta phải suy
nghĩ. Nếu ngay thẳng thì chẳng ai làm nổi công việc vừa đúc-kết ý-kiến đóng góp
trên toàn quốc, vừa đưa ra bàn thảo, chọn lựa, cân nhắc và biểu quyết để thông-qua
mà chỉ vỏn vẹn trong vòng một tháng. Có chăng chỉ là tất cả đã quyết định sẵn…
Cuối cùng, điều có thể nói là việc cho dân góp ý vào dự-thảo sửa đổi hiến-pháp này của nhà cầm quyền Hà-nội cũng chính là cơ-hội để cả nước có thêm được kinh-nghiệm về những gì cộng-sản nói và làm. Đồng thời cũng nhân dịp này mà người dân quen dần với những ý-niệm về một xã-hội dân sự, quen dần với những phản biện, biết là đúng ra mình phải có quyền góp ý với chính-quyền …là những điều hết sức quan trọng hiện nay… song vì chính quyền đó là cộng-sản nên những dân quyền căn-bản đó không được thực thi.
Để kết luận, xin được dẫn chứng đoạn viết sau đây trích từ cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức để rõ hơn cái chữ tự-do trong tiêu-đề “độc lập - tự do - hạnh phúc” của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam nó khôi hài và mỉa mai ngay nơi chính những người đang sử-dụng nó như thế nào: “Gần cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Bill Clinton thăm chính thức Việt-Nam. Ông là vị tổng thống Mỹ thứ hai đến nơi mà ông nói, giờ đây là tên của một đất nước chứ không chỉ là một cuộc chiến tranh, và là tổng thống Mỹ đầu tiên tới Hà Nội. Tại đây, Bill Clinton đã được đón tiếp bằng hai thái độ có thể nói là trái ngược nhau, một của người dân và một của các nhà lãnh đạo trong các nghi lễ đón ông chính thức.
Bill Clinton
và tùy tùng tới sân bay Nội Bài lúc 11 giờ đêm ngày 16-11-2000. Điều ngạc nhiên
là vị tổng thống của quốc gia mà chính quyền đang coi như kẻ thù lại được hàng
ngàn người dân Hà Nội và các địa phương lân cận đứng chờ trong đêm lạnh dọc hai
bên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài. Dường như cảm kích trước sự chào đón
đó, Tổng thống Clinton
đã bật đèn trong khoang xe của mình để vẫy tay đáp trả người dân Hà Nội. Dân
chúng cũng đã chen chúc đến khu Văn Miếu để nhìn thấy Bill Clinton. Hai hôm
sau, khi rời Hà Nội đến Sài Gòn cũng vào lúc mười một giờ đêm, Bill Clinton lại
được người dân đứng chờ và reo hò khi thấy ông xuất hiện từ sân bay Tân Sơn
Nhất. Trong khi đó, Bộ Chính trị đã phải tính đến từng nụ cười, cái bắt tay khi
đón vợ chồng Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Phan Văn Khải kể, khi tiếp Clinton, ông
đã không cười và bàn tay thì chỉ đưa ra nhẹ mà không nắm lại. Ông Nguyễn Đức
Hòa, trợ lý của ông hỏi: “Người ta đã sang tận đây, tiếc gì anh không nở một nụ
cười với họ? Ông Khải nói: “Không được đâu mày ơi, Bộ Chính trị đã thống nhất
là không được cười”.
Chiều
17-11-2000, một ngày trước khi Tổng thống Bill Clinton nói chuyện với sinh viên
ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tướng Nguyễn Chí Trung, trợ lý của Tổng Bí
thư Lê Khả Phiêu đã mấy lần xuống “quán triệt” với Ban Giám đốc các nghi thức,
khi nào thì đứng dậy, khi nào vỗ tay.
Họ với nhau mà còn giới-hạn như thế thì dân nào lọt ra ngoài “sự thống nhất” của đảng mà mong.
Nguồn: Diễn Đàn Giáo Dân
0 comments:
Đăng nhận xét