Kính gửi : - Đại sứ quán các nước tại Hà
Nội
- Các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Tôi tên là Nguyễn Trí Dũng, con trai của tù nhân Nguyễn Văn Hải tức Blogger Điếu Cày, cùng mẹ tôi là Dương Thị Tân.
Hôm nay, ngày 29 tháng 4 năm 2013 chúng tôi đã gửi cho các cơ quan chức năng Việt Nam Đơn khiếu nại về những hành vi trấn áp và phân biệt đối xử đối với ông Hải ở trong tù. Cho đến thời điểm hiện tại dù đã qua 9 trại giam, gia đình chúng tôi vẫn đang bị các cán bộ trại giam Xuyên Mộc ngăn cản quyền lợi thăm nuôi bằng mọi cách có thể, và ông Nguyễn Văn Hải vẫn đang bị phân biệt đối xử, biệt giam trong tù.
Việc tiếp tục cấm đoán, xâm
phạm quyền lợi chính đáng của ông Hải mà các cán bộ trong trại giam Xuyên Mộc
đang làm là coi thường tất cả mọi quan ngại của quốc tế, vi phạm chính luật pháp
Việt Nam, và xem thường quyền con người quy định trong những cam kết về nhân
quyền, chống phân biệt đối xử mà Việt Nam đã cam kết. Chúng tôi vô cùng thất
vọng vì những khiếu nại, tố cáo sai phạm trong suốt 5 năm trời là vô nghĩa. Nhà
cầm quyền sẵn sàng chuyển trại giam ông Hải liên tục và xa xôi hơn, gây khó
khăn tổn thất cho thân nhân, đày đọa người tù, tạo điều kiện cho những vi phạm
tiếp tục diễn ra, tránh né trả lời khiếu nại tố cáo.
Chúng tôi hết sức lo ngại vụ việc vi phạm này sẽ còn tiếp tục kéo dài trong khi án của ông Hải là 12 năm tù giam.
Chúng tôi mong mỏi các chính phủ, các tổ chức nhân quyền NGO lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt những hành động vi phạm pháp luật, phân biệt đối xử, đàn áp về tinh thần, hạn chế về chăm sóc y tế trong việc giam giữ ông Hải.
Sài Gòn, ngày 29/4/2013.
Nguyễn Trí Dũng và Dương Thị Tân.
***
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do –
Hạnh Phúc
Ngày 29 tháng 4 năm 2013
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi : Giám thị trại giam T345 Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Về những việc làm trái pháp
luật, lợi dụng chức vụ quyền hạn xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tù nhân
và thân nhân đi thăm nuôi của các cán bộ quản lý phân trại K3 trại T345, Xuyên
Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng tàu.
I. NGƯỜI KHIẾU NẠI :
Tôi tên là Nguyễn Trí Dũng. Sinh năm : 1986. Số CMND : 0 2 4 2 0 8 4 9 3.
cùng mẹ tôi là Dương Thị Tân. Sinh năm : 1958. Số CMND : 0 2 3 4 1 3 2 5 2
Thường trú tại : 57/31 Phạm
Ngọc Thạch Phường 6 Quận 3 TP.HCM
Là thân nhân của tù nhân Nguyễn Văn Hải. Sinh năm 1952 hiện đang thi hành án phạt tù tại phân trại K3 Xuyên Mộc (T345) với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” điều 88 bộ luật hình sự.
Là thân nhân của tù nhân Nguyễn Văn Hải. Sinh năm 1952 hiện đang thi hành án phạt tù tại phân trại K3 Xuyên Mộc (T345) với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” điều 88 bộ luật hình sự.
II. ĐỐI TƯỢNG BỊ KHIẾU NẠI :
- Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Hữu
- Đại Úy Phạm Văn Huyên
- Thượng Sĩ Nguyễn Văn Quân.
- Đại Úy Phạm Văn Huyên
- Thượng Sĩ Nguyễn Văn Quân.
Nguyên là các cán bộ tiếp
dân kiêm cán bộ tổ chức thăm gặp tại phân trại K3 Xuyên Mộc (T345-Bà Rịa Vũng
Tàu)
III. NỘI DUNG :
1) VI PHẠM VỀ THỜI HẠN THÔNG BÁO CHO THÂN NHÂN VỀ VIỆC TIẾP NHẬN NGƯỜI THI HÀNH ÁN TÙ
- Ngày 7 tháng 2 năm 2013 mẹ tôi và tôi lên đường đi Bố Lá (Bình Dương) và hoàn toàn bất ngờ khi biết tin cha ruột tôi là ông Nguyễn Văn Hải đã bị chuyển trại ngày 1 tháng 2 năm 2013 đến trại giam Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu). Ngày 8 tháng 2 năm 2013 mẹ tôi và tôi đến trại Xuyên Mộc và phải mất gần 2 tiếng đồng hồ mới tìm được cha tôi là ông Nguyễn Văn Hải đang bị giam tại phân trại K3. Cho đến tận ngày 2 tháng 3 năm 2013, gia đình tôi mới nhận được thông báo của trại Xuyên Mộc về việc “ông Hải vào chấp hành án phạt tù tại trại giam Xuyên Mộc và chưa đóng án phí 400.000 VNĐ” ký bởi Phó giám thị trại là Thượng Tá Đỗ Công Vụ. Mặc dù trên Thông báo đề ngày 1 tháng 2 năm 2013 nhưng trên phong bì chuyển phát nhanh còn đóng dấu ngày 16 tháng 2 năm 2013. Như vậy ngoài sự nhập nhằng ở ngày tháng của Thông Báo, ở đây đã có sai phạm về thời hiệu thông báo cho thân nhân của người thi hành án phạt tù theo điều 26 khoản 3 Luật Thi Hành Án Hình Sự (LTHAHS), đã gây tổn thất về thời gian và tiền bạc cho thân nhân đi thăm nuôi.
(Trích Điều 26 : Tiếp nhận người chấp hành án phạt tù
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận người chấp hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, thân nhân của người chấp hành án phạt tù biết và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự.)
- Ngày 28 tháng 4 năm 2013 khi tôi và mẹ đến trại Xuyên Mộc để thăm gặp sau nhiều lần bị ngăn cản thăm gặp với lý do “đến sớm hơn ngày thăm gặp trong sổ” thì chúng tôi được cán bộ Huyên thông báo ngắn gọn rằng “ông Hải đã bị chuyển trại rồi nhé”. Gia đình lại một lần nữa lặn lội đến trại chỉ để nhận một câu nói, một lý do không rõ ràng. Vì khi tôi yêu cầu cán bộ Huyên trả lời là ở trại nào thì cán bộ Huyên nói “tôi chỉ biết cấp trên của chúng tôi là tổng cục 8 trích xuất ông Hải đi ngày 26, ngoài ra tôi không biết đi đâu và không có trách nhiệm trả lời. Có lệnh trích xuất và chúng tôi làm theo lệnh, thế thôi.” . Khi tôi nói “Tại sao lại có chuyện bản thân một cán bộ quản lý tù nhân lại không thông báo cho người nhà biết trước, và không biết tù nhân chuyển đi đâu” thì cán bộ Huyên đáp “Ông ấy chuyển đi đâu thì gia đình cứ về nhà chờ, tự trại nào tiếp nhận ông ấy sẽ có giấy báo về gia đình, ở đây chúng tôi không có trách nhiệm phải thông báo cho gia đình”. Chúng tôi không chấp nhận câu trả lời mập mờ của cán bộ Huyên thì cán bộ Hữu từ trong đi ra và nói “ ông Hải chuyển đi trại số 6, còn trại đó là trại nào ở đâu thì cả cái đất nước này có năm mươi mấy trại tôi không thể nhớ hết được. Chúng tôi chỉ làm theo lệnh và không có nghĩa vụ phải thông báo cho gia đình, nếu thấy có vi phạm thì cứ việc khiếu nại”. Như vậy lại một lần tung tích của ông Hải như mất tích hoàn toàn với những hạn chế thông tin dù chỉ là những tin tức tối thiểu mà gia đình thân nhân cần phải biết cũng không được thông báo, và làm rõ.
2) KHÔNG PHÁT HÀNH NỘI QUY, QUY CHẾ TRẠI GIAM
- Từ những ngày đầu tiên bước vào trại, cha ruột tôi là ông Hải đã đề nghị các cán bộ cung cấp nội quy định của trại giam cụ thể là Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Hữu. Cho đến nay ông Hải đã yêu cầu rất nhiều lần nhưng không được đáp ứng. Việc không cung cấp nội quy, quy chế trại cho người tù và chỉ sửa dụng quy chế miệng là sai phạm rõ ràng và cơ bản nhất mở đầu cho hàng loạt các vi phạm sau đây.
3) ÉP BUỘC NGƯỜI TÙ TỪ BỎ TƯ TRANG VÀ ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN
- Ngày 8 tháng 2 năm 2013, trong lần thăm gặp đầu tiên tại trại Xuyên Mộc.Các cán bộ trại K3 đã ép ông Hải phải gửi những đồ đạc tư trang (đã mang theo suốt năm(5) năm, qua hơn bảy(7) trại giam) cụ thể là sách, báo (tuổi trẻ, thanh niên, pháp luật), chăn mền, khăn, quần áo, tập vở trắng, bút bi. Với lý do là “Trong nhà giam đã có những thứ cần thiết”. Điều đáng nói là các cán bộ trại K3 không cho ông Hải “gửi trại giam” như điều 26 khoản 2 mục (a) LTHAHS quy định đối với đồ dùng tư trang chưa dùng đến, cũng như không giải thích một cách hợp lý là những đồ vật đó thuộc danh mục cấm đem vào trại giam nào như điều 26 khoản 2 mục (c) LTHAHS quy định. Mà chỉ một mực bắt phải gửi về cho gia đình nếu không sẽ bị cưỡng chế tịch thu.
4) NGĂN CẤM GỬI BÁO CHÍ
- Cùng với sự việc trên, việc ngăn cấm thân nhân gửi báo chí cho ông Nguyễn Văn Hải diễn ra quyết liệt. Các cán bộ phân trại K3 Xuyên Mộc cụ thể là Đại Úy Phạm Văn Huyên thường xuyên kéo báo chí ra khỏi những đồ đạc thăm nuôi và gạch bỏ mục báo chí trong giấy kê quà của ông Hải ngay tại chốt tiếp dân mà không tiến hành tiếp nhận để kiểm duyệt cũng như giải thích cho thân nhân ông Hải được biết báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động thuộc danh mục cấm nào do Bộ công an và Bộ quốc phòng quy định. Cán bộ Huyên nói “trong trại giam đã có đầy đủ sách, truyện, báo chí nên không cần gửi báo chí nữa”. Những lời nói đó đã được làm rõ ngay trong cuộc gặp ngày 24 tháng 3 năm 2013. Cha tôi đã khẳng định hoàn toàn không có truyện, sách, báo chí nào ngoài 3 số báo Nhân Dân ông được trại phát từ ngày bước vào trại cho đến nay (gần 2 tháng). Hơn nữa, không thể lấy một việc thuộc về quy chế trại giam (có trang bị sẵn sách báo, thư viện) làm lý do hạn chế một việc thuộc về chế độ gửi, nhận quà của người tù (đã được pháp luật quy định riêng rẽ) được. Cũng trong buổi thăm gặp ngày 24 tháng 3 năm 2013 cha tôi là ông Hải đã phản đối với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu “Không có trại giam nào, luật nào cấm tù nhân đọc báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ cả”. Thì cán bộ Hữu đáp “Cũng không có luật nào yêu cầu chúng tôi phải cho phép anh đọc báo cả. Anh có thể khiếu nại.”. Câu trả lời của cán bộ Hữu là thiếu hiểu biết luật pháp và có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn xâm phạm lợi ích hợp pháp của người chấp hành án cụ thể là Điều 46 Khoản 2 LTHAHS : …“phạm nhân được nhận thư, tiền mặt, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm.”…
Việc ngăn cấm thân nhân gửi bất kỳ loại báo giấy nào và cấm người tù đọc bất kỳ loại báo nào khác ngoài báo Nhân Dân trong trại giam mà không cần phải kiểm duyệt và cho biết lý do chính đáng đã vi phạm một loạt các chính sách của nhà nước về quyền lợi của người chấp hành án phạt tù được quy định nhiều lần và lặp đi lặp lại tại các Điều 28 khoản 1 và 2 ; Điều 44 Khoản 1 và 2 LTHAHS ; Điều 12 Khoản 3 Nghị Định Số 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ.
5) BIỆT GIAM
- Từ ngày đầu bước vào trại giam ngày 1 tháng 2 năm 2013, Cha ruột tôi là ông Nguyễn Văn Hải đã bị các cán bộ phân trại K3 Xuyên Mộc biệt giam tại 1 khu phòng giam riêng. Mặc dù đã nhiều lần phản đối nhưng cho đến lần gặp mặt gần nhất ngày 24 tháng 3 năm 2013 ông Hải vẫn báo với gia đình rằng tình trạng biệt giam vẫn chưa hề thay đổi. Việc làm này được cán bộ Hữu cho rằng “không phải biệt giam mà là Giam Riêng, vì loại phạm nhân chính trị như ông Hải hiện giờ ở đây chỉ có một.” và dẫn Điều 27 Khoản 4 LTHAHS để trả lời cho quyền được phân loại người tù và “giam riêng” của trại giam. Một lần nữa Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Hữu thể hiện sự hạn hữu về pháp luật và không đủ tư cách để là một cán bộ tiếp dân và tổ chức thăm gặp. Nếu đủ tư cách và am hiểu pháp luật thì việc cố tình viện dẫn luật để khuất lấp quyền lợi của người tù chính là lợi dụng quyền hạn xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án tại Điều 27 khoản 2 LTHAHS : Chỉ “2. … những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người
chưa thành niên;
c) Phạm nhân là người
nước ngoài;
d) Phạm nhân là người
có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm;
đ) Phạm nhân có dấu
hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
e) Phạm nhân thường
xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam.
Và Điều 9 Khoản 2 trong Nghị Định Số 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2011 :
“2. Phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ các trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 mét vuông (2 m2), có bệ gạch men, ván sàn hoặc giường…”
Việc trích dẫn luật một
cách mập mờ và (cố tình) tỏ ra thiếu hiểu biết pháp luật nhằm bỏ qua quyền lợi
hợp pháp của người tù của cán bộ phân trại K3 Xuyên Mộc là vi phạm pháp luật
một cách nghiêm trọng, khi vận dụng quyền “phân loại và chuyển khu giam giữ” để
biện hộ cho việc đã biệt giam ông Hải ròng rã gần 3 tháng nay. Tất cả những điều
luật THAHS và thông tư nghị định có quy định về “quyền phân loại và chuyển khu
giam giữ” đều không hề có một câu, chữ nào cho phép hoặc cán bộ có quyền biệt
giam hay “giam riêng” để phân loại phạm nhân. Những trường hợp phải biệt giam
hoặc “giam riêng” đã được quy định riêng biệt và rõ ràng ở Điều 27 Khoản 2
LTHAHS. Sau này đã tiếp tục được bổ sung làm rõ hơn bởi Điều 9 trong Ngị Định
117/2011/NĐ-CP như đã trích dẫn ở trên.
6) HẠN CHẾ THỜI GIAN THĂM GẶP
- Trong tất cả những lần thăm gặp ông Hải tại phân trại K3 Xuyên Mộc, một lần duy nhất tôi được gặp cha tôi hơn 15 phút. Còn lại đều chỉ 10 phút hoặc ít hơn, khi tôi cùng cha tôi là ông Nguyễn Văn Hải phản đối thì các cán bộ Phạm Văn Huyên nói “Phạm nhân mỗi tháng được gặp thân nhân 1 lần, mỗi lần không quá 1 tiếng. Như vậy tùy theo tình hình thăm gặp mà chúng tôi bố trí cho gặp từ 1 phút đến không quá 60 phút. Miễn sao đưới 1 tiếng là không vi phạm”. Như vậy cùng với việc không cung cấp quy định, quy chế trại giam cụ thể về thời gian thăm gặp và việc LTHAHS không có quy định cụ thể về thời gian thăm gặp tối thiểu. Các cán bộ quản lý phân trại K3 Xuyên Mộc đã và đang tiếp tục lợi dụng để thực hiện hành vi hạn chế thời gian thăm gặp của ông Hải với thân nhân.
7) NHỮNG CHẾ ĐỘ KHÁC CỦA NGƯỜI TÙ BỊ LOẠI BỎ KHÔNG LÝ DO
- Người tù khi chấp hành án hình sự ngoài những chế độ giam giữ tập thể, học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem tin tức thời sự, nghe đài còn được hưởng chế độ “Gửi thư mỗi tháng hai (2) lần và gọi điện thoại mỗi tháng một lần không quá năm (5) phút” quy định tại Điều 47 LTHAHS. Những thắc mắc của tôi với cán bộ tiếp dân trại về vấn đề này đều bị lờ đi và không trả lời.
- Cha ruột tôi là ông Nguyễn Văn Hải đang gặp vấn đề về chèn ép dây thần kinh cột sống gây căng gân chân và đau đớn khi cử động. Hiểu rõ cơ thể mình bất thường, ông Hải đã nhiều lần thông báo với cán bộ trại biết là “chỉ uống thuốc của trại phát không thấy thuyên giảm”. Nhưng cho đến thời điểm này gia đình chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ trại giam về việc đưa ông Hải đi khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 48 Khoản 2 LTHAHS : “Phạm nhân bị ốm, bị thương thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của trại giam, trại tạm giam hoặc tại cơ sở chữa bệnh cấp huyện. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của các cơ sở chữa bệnh đó thì được chuyển đến cơ sở chữa bệnh cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương để điều trị; trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. …”
8) CÁN BỘ TIẾP DÂN THIẾU TƯ CÁCH, VÔ TRÁCH NHIỆM, VƯỢT QUYỀN HẠN, VÀ XÚC PHẠM NHÂN PHẨM CÔNG DÂN
- Ngày 24 tháng 3 năm 2013, Mẹ tôi là bà Dương Thị Tân đề nghị Đại úy Phạm Văn Huyên trực tiếp dân trả lời về cách thực hiện xin thăm gặp ông Nguyễn Văn Hải theo Điều 46 bổ sung và có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2011. Thì cán bộ này nói “giải quyết sau”. Mẹ tôi yêu cầu cán bộ này sau khi tổ chức thăm gặp xong phải hướng dẫn và trả lời những thắc mắc liên quan thì cán bộ này tiếp tục nói “chị là ai mà yêu cầu tôi”. Sau khi thăm gặp cán bộ này đã không ra ngoài bàn tiếp dân nữa mà để cho một cán bộ khác là Thượng sĩ Nguyễn Văn Quân trực thay, buộc lòng mẹ tôi phải nhờ cán bộ Quân tư vấn về “ngày đi thăm gặp sớm hơn hoặc trễ hơn có được không ?” thì cán bộ này trả lời “miễn sao mỗi tháng một lần, sớm hơn hay trễ hơn vẫn được”.
Thể theo lời hướng dẫn, tôi và mẹ lên trại để tiến hành thăm nuôi cha tôi là ông Nguyễn Văn Hải ngày 21 tháng 4 vừa qua, nhưng cán bộ trực tiếp dân là Đại Úy Phạm Văn Huyên và Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Hữu (đã cất bảng tên vào túi) nói rằng “ Không giải quyết vì chưa đến ngày 24”. Mẹ tôi vô cùng bức xúc nói rằng chính bà đã được cán bộ Quân hướng dẫn, thì hai vị này tiếp “Quân nào ? Quân không có trách nhiệm trả lời”. Dù vô cùng bức xúc, mẹ tôi tiếp tục đề nghị cán bộ Huyên giải thích cho công dân được biết thủ tục xin thăm gặp ông Hải là cha ruột của tôi thì cán bộ Huyên nói “Tôi không tiếp chị, chị không có quyền công dân ở đây”. Như để hùa theo, cán bộ Hữu nói “Khi người ta vào tù thì chị bỏ người ta, bây giờ lại vào đây đòi gặp” và kêu 6 cán bộ mặc sắc phục khác không đeo bảng tên chạy xe máy đến và ra lệnh “lôi ra khỏi khu vực làm việc”. Khi tôi phản đối “như vậy là vi phạm pháp luật” thì ông Hữu đề nghị tôi “cứ việc khiếu nại”. Như vậy trong hai ngày 24 tháng 3 và 21 tháng 4 năm 2013, các cán bộ tiếp dân tại phân trại K3 T345 Xuyên Mộc đã thể hiện một loạt sai phạm vô cùng nghiêm trọng mà tối thiểu một cán bộ tiếp dân phải có.
Cụ thể là việc các cán bộ không đeo bảng tên và sử dụng cán bộ khác không có trách nhiệm tham gia trực tiếp dân và trả lời thắc mắc của công dân, gây tổn thất về thời gian tiền bạc của thân nhân đi thăm nuôi;
Vô trách nhiệm quan liêu khi Huyên và Hữu nguyên là cán bộ tiếp dân lại có lời lẽ “Chị là ai mà yêu cầu tôi” gạt bỏ quyền được yêu cầu trả lời thắc mắc, hướng dẫn của người đầy đủ quyền công dân là mẹ tôi bà Dương Thị Tân.
Xúc phạm danh dự nhân phẩm khi ông Hữu có tuyên bố sai trái về đời tư của mẹ tôi là bà Dương Thị Tân trước đám đông.
Vượt trên quyền hạn của mình khi thay tòa án tuyên bố “chị không phải là công dân”, và ra lệnh cho 6 cán bộ mặc sắc phục khác “lôi ra khỏi khu vực làm việc”.
IV. YÊU CẦU :
1) Đề nghị thẩm tra, xác minh trả lời bằng văn bản tám nội dung mà tôi đã nêu trên.
2) Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, phục hồi quyền lợi và chính sách chính đáng được pháp luật quy định của ông Nguyễn Văn Hải cũng như thân nhân. Cụ thể là
- Quyền được biết Nội quy và Quy chế trại giam của người chấp hành án tù và thân nhân đi thăm gặp (2);(6).
- Quyền được đọc sách báo, học tập, được phổ biến pháp luật và được biết thông tin thời sự, chính sách của nhà nước (3);(4).
- Quyền được gửi, nhận, lưu giữ đồ vật miễn không phải là đồ có trong danh mục cấm của bộ công an (3);(4).
- Thực hiện đúng chế độ giam giữ theo LTHAHS và các văn bản (Thông tư; Nghị định) bổ sung liên quan (5).
- Thực hiện chính sách về liên lạc điện thoại và gửi thư hằng tháng theo đúng quy định của LTHAHS (7).
- Đảm bảo thực hiện đúng chế độ chăm sóc y tế theo quy định của pháp luật (7)
- Quyền được Yêu Cầu cán bộ
trực tiếp dân trả lời khi có thắc mắc (8).
3) Đề nghị áp dụng hình thức xử lý thích đáng đối với sai phạm của những cán bộ tiếp dân tại phân trại K3 – T345 Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu .
V. CAM ĐOAN :
- Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trong tám nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại của mình.
- Những sai phạm trong việc tổ chức thăm nuôi, tư vấn luật pháp, và những quyền lợi cơ bản nhất bị hạn chế đã gây không ít khó khăn cho thân nhân đi thăm nuôi và bản thân của người chấp hành án phạt tù là ông Nguyễn Văn Hải. Những tổn thất về tài chính có thể khắc phục được nhưng những tổn hại về thời gian, sức khỏe, tinh thần, và niềm tin vào luật pháp thì rất khó khắc phục. Những phát ngôn, tác phong, hành vi vi phạm luật pháp của chính những người mặc sắc phục tiếp dân tại phân trại K3 Xuyên Mộc là có hệ thống và sự quan liêu thiếu trách nhiệm đã quen thuộc đến mức các cán bộ tại đây tự tin yêu cầu tôi cứ việc khiếu nại. Tôi mong quý cơ quan sớm xem xét, giải quyết. Trước hết để trả lại quyền lợi chính đáng cho Ông Nguyễn Văn Hải và Thân nhân đi thăm nuôi sau là để giữ gìn diện mạo của những người đại diện luật pháp tại phân trại K3 nói riêng và của đất nước chúng ta nói chung.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
1. Dương Thị
Tân 2. Nguyễn Trí Dũng
(Defend the Defenders).
(Defend the Defenders).
*Xem đơn gốc và
bản dich tiếng Anh của Lê
Anh Hùng.
2 comments:
Yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy ra lệnh cho các trại giam ngừng ngay những hành vi dã man,tàn ác,vô pháp luật đối với nhà đấu tranh cho nhân quyền,dân chủ kiên cường là anh Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).
HÒA BÌNH KHÔNG YÊN TĨNH
1.
Đã lâu rồi tôi không nghe tiếng súng
Tiếng súng nổ hoài nghe riết cũng quen
Ai chết thì thôi ai còn cứ bắn
Nghỉ ngơi rồi lại nằm nhớ lan man
2.
Đã lâu rồi không nghe tiếng súng
Lặng lẽ xếp hàng mua thứ không cần
Những thứ thiết thân đi mua lấm lét
Dấm dúi mang về lòng cứ phân vân
Dòng nước chảy xuôi chiếc xuồng bơi nghẹn
Đường phố thênh thang mà díu bước chân
Mồm miệng chua lè vì không cười nổi
Người quen thành người lạ mặt câng câng
3.
Đã lâu rồi lại không nghe tiếng súng
Mà lại nghe tiếng kẻng gọi xếp hàng
Một lon bo bo giữa bạt ngàn lúa gạo
Muối và mồ hôi mặn cứ chang chang
Trong giấc ngủ tôi chợt nghe tiếng súng
Cứ tưởng như là một thuở tự do
Chợt cựa mình tiếng xiềng kêu loảng xoảng
Hiện thực tội tù và một cơn mơ
Cứ như thế những mười năm đăng đẵng
Những giấc mơ và những nỗi buồn
Những đói lã và những lời dấm dẳng
Như tiếng răng con chó ốm nhai xương
4.
Rồi trở lại với cuộc đời không tiếng súng
Sau một thoáng vui là một trời buồn
Tất tả áo cơm với công dân hạng bét
Thít tai và ngậm miệng để kiếm tiền
Không cổ vũ chiến tranh và căm thù tiếng súng
Nhưng tại sao buồn khi tiếng súng lặng im
Tôi tự biến mình thành thiểu năng trí óc
Khốn khổ vây quanh một cái xác im lìm
Cái xác ấy nhìn bốn bề nhốn nháo
Những nụ cười xa lạ chẳng thân quen
Nụ cười vắng chân tình đang rổn rảng
Tiếng súng ngày nào cũng đã hồ quên
5.
Rồi một ngày hốt nhiên tôi bật dậy
Sức già nua trong thân xác gầy còm
Nghe giòng máu trong tim cuồn cuộn chảy
Khi giặc Tàu dòm dõ ở biên cương
Nhưng rồi tôi gục đầu mơ tiếng súng
Chỉ mơ thôi chớ làm được gì đâu
Người có súng đang chỉa vào dân chúng
Hòa bình ơi. Nhục nhã ngập lên đầu
Vũ Bất Khuất
Đăng nhận xét