BBC
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết mang tính ràng buộc về giải giáp vũ
khí hoá học của Syria.
Tại phiên họp ở New York, 15 thành viên Hội đồng đã ủng hộ
dự thảo đã được Nga và Mỹ
đồng y trước đó
đồng y trước đó
Nghị quyết này đã phá vỡ thế bế tắc
suốt hai năm rưỡi qua tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Syria trong khi giao tranh giữa quân
nổi dậy và các lực lượng chính phủ vẫn tiếp diễn tại quốc gia này.
Phiên bỏ phiếu diễn ra sau khi cơ
quan giám sát vũ khí hoá học của Liên Hiệp Quốc thống nhất về kế hoạch phá huỷ
kho vũ khí hóa học của Syria
cho đến giữa năm 2014.
Sức mạnh ngoại giao
Phát biểu sau buổi bỏ phiếu ở New
York, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon gọi đây là quyết định “mang tính
lịch sử”.
“Tối nay cộng đồng quốc tế đã hành
động.”
Ông thúc giục chính phủ Syria phải
chấp hành nghị quyết “một cách trung thực và không được chậm trễ”, đồng thời
công bố thời gian tổ chức một hội nghị hoà bình mới về Syria sẽ diễn ra vào giữa
tháng 11 ở Geneva.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói Liên
Hiệp Quốc đã chứng minh rằng “ngoại giao có sức mạnh đến mức nó có thể tháo
ngòi nổ thứ vũ khí chiến tranh nguy hiểm nhất một cách hoà bình.”
"Ngoại
giao có sức mạnh đến mức nó có thể tháo ngòi nổ thứ vũ khí chiến tranh nguy
hiểm nhất một cách hoà bình"
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John
Kerry
Ông cũng nói đây là lần đầu tiên có
một nghị quyết nhằm để tiêu hủy hoàn toàn năng lực vũ khí hoá học của một quốc
gia.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei
Lavrov ca ngợi kết quả bỏ phiếu, đồng thời nói thêm Moscow
“sẵn sàng tham gia tất cả mọi hoạt động” ở Syria.
Tuy nhiên, ông này cũng nhấn mạnh
rằng sự thành công của nỗ lực quốc tế ‘không chỉ đặt trên vai Damascus’ mà phe
đối lập Syria cũng phải hợp tác.
Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên
án việc sử dụng vũ khí hoá học, nhưng không quy trách nhiệm cho phe nào.
Nghị quyết bao gồm hai yêu cầu có
ràng buộc về pháp ly: Syria
phải từ bỏ vũ khí hoá học và cho phép các chuyên gia vũ khí hoá học được tiếp
cận không hạn chế.
Mặc dù Nghị quyết có nhắc đến
Chương VII của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vốn cho phép sử dụng hành động quân
sự, nhưng hành động quân sự này cần phải được thông qua trong một nghị quyết thứ
hai.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
trước đó nói sự đồng thuận của các nước về vấn đề [Syria] là “một thắng lợi to lớn của
cho cộng đồng quốc tế.”
Những dự thảo nghị quyết trước đó
về vấn đề Syria
đã rơi vào bế tắc do bất đồng giữa Mỹ và Nga.
Mỹ - được Pháp và Anh hậu thuẫn -
đã thúc đẩy một nghị quyết đe dọa hành động quân sự nhưng Nga chống đối.
Vai trò của OPCW
Buổi bỏ phiếu của Liên HIệp quốc
diễn ra chỉ vài giờ sau khi Tổ chức Cấm vũ khí Hoá học (OPCW) thông qua cái mà
họ gọi là “quyết định mang tính lịch sử về việc phá huỷ kho vũ khí hoá học của
Syria.”
Trong một thông cáo sau một cuộc
họp vào tối muộn ở THe Hague, tổ chức này cho biết hội đồng điều hành của họ đã
“thống nhất về chương trình có tiến độ nhanh để tiến tới tiêu hủy hoàn toàn kho
vũ khí hoá học của Syria cho đến giữa năm 2014. Quyết định này yêu cầu các
thanh sát viên phải bắt đầu công việc ở Syria kể từ ngày 1/10 năm 2013.”
Tổng giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu nói
động thái này “gửi thông điệp không thể hiểu sai được rằng cộng đồng quốc tế
đang làm việc cùng nhau vì hoà bình tại Syria.”
Đây là phạm vi hoạt động mới đối
với OPCW, một tổ chức nhỏ vốn chưa bao giờ phải đảm nhận một vai trò có quy mô
và độ phức tạp đến vậy, phóng viên quốc tế của BBC Paul Adams nhận xét.
Tổ chức này sẽ cần rất nhiều sự trợ
giúp và dự kiến sẽ yêu cầu tài trợ khẩn cấp và tăng cường nhân lực, cũng theo
phóng viên Paul Adams.
Anh sẽ góp 3 triêu đô la cho ngân
quỹ Syria
của OPCW, Ngoại trưởng Anh William Hague công bố hôm thứ Sáu ngày 27/9.
Quyết định của OPCW giờ đây là một
phần của nghị quyết Liên Hiệp Quốc vốn nhằm để điều phối toàn bộ tiến trình phá
huỷ vũ khí hoá học.
Trong khi đó, bạo lực vẫn tiếp diễn
ở Syria.
Các nhà hoạt động nói một quả bom xe đã phát nổi khiến ít nhất 20 người thiệt
mạng tại một thánh đường Hồi giáo ở thị trấn Rankus nằm ở phía Bắc Damascus,
sau lễ cầu nguyện vào thứ Sáu.
Thanh tra lại đến Syria
Trước đó, Liên hiệp Quốc nói một
nhóm thanh tra của họ đang ở Syria
để điều tra về ba vụ tấn công bằng vũ khí hoá học được cho là xảy ra sau vụ tấn
công ngày 21/8 ở Damascus.
Ba vụ tấn công này nằm trong bảy vụ
việc khác mà Liên Hiệp Quốc nói các thanh tra của họ đang điều tra.
Liên Hiệp Quốc cho biết phái đoàn
thanh tra của họ do ông Ake Sellstrom dẫn đầu đã đến Syria lần thứ hai vào ngày 25/9 và
hy vọng có thể hoàn thành công việc vào ngày 30/9.
Nhóm thanh tra này đang soạn thảo
một “báo cáo toàn diện” dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 10.
Liên Hiệp Quốc đã liệt kê danh sách
các vụ tấn công xảy ra trong năm nay lần lượt là: Khan al-Assal vào ngày 19/3,
Sheikh Maqsoud ngày 13/4, Saraqeb ngày 29/4, Ghouta ngày 21/8, Bahhariya ngày
22/8, Jobar ngày 24/8 và Ashrafieh Sahnaya ngày 25/8.
Damascus đã thúc giục cuộc điều tra đối với
ba vụ tấn công xảy ra sau ngày 21/8. Họ cáo buộc “các chiến binh” đã sử dụng vũ
khí hoá học nhằm vào quân đội ở Bahhariya, Jobar và Ashrafieh Sahnaya.
0 comments:
Đăng nhận xét