"...chưa bao giờ tình hình Việt Nam thuận lợi như hiện
nay, từ cái thức tỉnh ở trong nước đến sức ép quốc tế mà cái thức tỉnh trong
nước bao giờ cũng là quyết định. Về thức tỉnh trong nước thì trong lịch sử chưa
bao giờ có những cái tập họp đông đảo
đến 15 ngàn người như thế."
Ngày 22
tháng 9, 2013 tôi đã có dịp hỏi thăm và thảo luận với Bùi Tín tại nhà của ông ở
phía bắc Paris.
Qua
thời gian nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử chính trị xã hội của Việt Nam, tôi
(cũng như nhiều người khác) đặc biệt quan tâm đến những nhận xét của nhân vật
lịch sử đáng nể này. Vì vậy, khi nhận được lời mời của ông tôi thấy tôn kính,
kính trọng.
Trong
buổi gặp niềm nở này chúng tôi có thảo luận một số vấn để then chốt ngày hôm
nay tại Việt Nam, trước khi ăn một bữa cơm. Mời các bạn click vào nút link
phía dưới để nghe (Ghi âm dài 23 phút).
Jonathan London : Hôm nay tôi rất là vui vì được gặp một người
mà tôi có cảm giác là đã
biết lâu rồi bởi vì tôi đã đọc nhiều tác phẩm của ông. Có một cái thú vị một chút là năm 1990 là năm đầu tiên mà tôi đã sang Việt Nam, cũng là năm anh đã sang Pháp, ở Paris. Hiện nay tôi cũng rất là quan tâm đến nền chính trị của Việt Nam mà cách đây một chút thì anh đã bắt đầu nói về cái tình hình hiện nay thì anh có muốn tiếp theo giải thích là cái tình hình hiện nay là như thế nào không ạ ?
biết lâu rồi bởi vì tôi đã đọc nhiều tác phẩm của ông. Có một cái thú vị một chút là năm 1990 là năm đầu tiên mà tôi đã sang Việt Nam, cũng là năm anh đã sang Pháp, ở Paris. Hiện nay tôi cũng rất là quan tâm đến nền chính trị của Việt Nam mà cách đây một chút thì anh đã bắt đầu nói về cái tình hình hiện nay thì anh có muốn tiếp theo giải thích là cái tình hình hiện nay là như thế nào không ạ ?
Jonathan London |
Bùi Tín : Chưa bao giờ tôi nghĩ là có một cái tình hình thuận
lợi, bởi vì cái đặc biệt của Việt Nam là nó không có đột biến, mà nó phải từ
từ, dần dần,step by step, từng bước một. Cái
thức tỉnh của nhân dân cũng thức tỉnh từ từ, không phải như Đông Âu hay Liên Xô
mà có thể có cú như sau cái tường Berlin
đổ đó thì có một cái đột biến thay đổi hẳn cái chế độ.
Bây giờ là chưa bao giờ tình hình Việt Nam thuận lợi như hiện nay, từ cái thức tỉnh ở trong nước đến sức ép quốc tế mà cái thức tỉnh trong nước bao giờ cũng là quyết định. Về thức tỉnh trong nước thì trong lịch sử chưa bao giờ có những cái tập hợp 72 trí thức, rồi trên cơ sở 72 trí thức đó, 14.785 chữ ký để mà bác bỏ cái dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội thông qua.
Cho nên tháng 10 này Trung ương sẽ họp hội nghị Trung
ương 8 và Quốc hội họp cuộc họp Quốc hội thứ 6 của kỳ 13 thì có mấy việc quan
trọng lắm. Tức là họ quyết định thông qua Hiến pháp mới sửa đổi và thông qua
cái Luật đất đai, mà hai cái này thì tôi nghĩ là hai cái xương có thể hóc, 5
lần trước họ có thể trôi qua vì Quốc hội rất là ngoan ngoãn, dư luận chưa có
một cái phong trào chống đối, đối lập.
Nhưng bây giờ đã có một phong trào đối lập, tuy chưa có ngọn cờ, chưa có người lãnh đạo. Nếu có ngọn cờ, có người lãnh đạo thì tuyệt, thì đấy là thuộc phong trào như là Tiệp Khắc 77, như là ở Liên Xô của Gorbachev, nhưng mà rồi sẽ đến cái chỗ đó. Tôi thấy tình hình rất lạc quan nhưng mà tôi không ảo tưởng có cái gì có ngay được mà vẫn phải tiếp tục, cũng có người nói là 2 - 3 năm nữa. Tôi đã chờ 23 năm thì tôi cũng vẫn có thể chờ 2 - 3 năm nữa.
Jonathan London : Và tôi nghĩ những lời ủng hộ cải cách ở Việt Nam thì chẳng có ai muốn mất cái trật tự xã hội, muốn cho một quá trình ôn hòa. Nói về những từ chẳng hạn “diễn biến hòa bình” , họ chống lại nó, tôi biết diễn biến hòa bình cũng đề cập đến một cái khác nó còn những lực lượng đã xâm lược Việt Nam là xưa rồi. Nhưng nếu phân tích về những thể chế, về những sự cần thiết, tức là về những cái Việt Nam cần thì chắc chắn muốn cái khác một cách sâu rộng thì cũng phải có một diễn biến nào đó gọi là như thế nào thì không rõ trong bộ máy và ngoài bộ máy cho những người đang ủng hộ cho cải cách nhưng ủng hộ thì không có một lực lượng lãnh đạo ?
Bùi Tín : Như vậy hiện nay, dư luận xã hội của trí thức dẫn đầu của công luận là đi đến cái không thể có những cái thay đổi nhỏ nhặt cải lương mà họ đi đến gần như nhất trí thay hẳn một cái thể chế, thay hẳn một cái system, thay hẳn một cái hệ thống, một hệ thống. Đó là từ hệ thống độc đảng Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội tất cả những cái đó là hỏng hết rồi, không nơi nào có dân chủ độc đảng được cả. Đúng như ông vẫn nói đó, không phải đa đảng là lập tức có chuyện nhưng nếu không đa đảng thì không thể mở ra được khả năng cứu cái đất nước này để hòa nhập. Bởi vì then chốt bây giờ là phải hòa nhập, mà anh độc đảng thì anh không bao giờ có thể hòa nhập được. Độc đảng dứt khoát là tắc, là bế tắc nhưng mà lưỡng đảng hay đa đảng cũng chưa chắc là tốt nhưng mà chỉ có nó mở ra một khả năng đó là khả năng dân chủ thực sự, minh bạch mà những cái đó hiện nay chính những người cầm quyền họ biết, họ hiểu nhưng vì tham. Đêm nằm tôi nghĩ họ nghĩ đó họ biết hết, họ so sánh cái một đảng người ta gọi là cân đối có giám sát, có thi đua, có ganh đua, có minh bạch, có sáng tạo, có tự do thì chỉ có đa đảng. Nếu một đảng tức là tắc rồi.
Nhà báo Bùi Tín |
Mà bây giờ về kinh tế thì trước kia anh biết không cái thời kỳ độc đảng về kinh tế là duy nhất quốc doanh, chỉ có một mình cửa hàng gạo quốc doanh, thịt quốc doanh, cá quốc doanh, vải quốc doanh… anh không có lựa chọn. Anh ra cửa hàng gạo, gạo mốc cũng phải ăn, đi mua vải muốn cho vợ con quần áo hoa cũng không có chỉ có đen với trắng thôi, không có lựa chọn.
Cũng như chính trị bây giờ không có lựa chọn, chỉ có
một mình đảng cộng sản thì làm gì có thể có lựa chọn được. Cho nên chính trị
phải có sự lựa chọn, phải có ganh đua thì cái này tôi thấy là dân đã bắt đầu
nhìn ra, nhất là tuổi trẻ nhìn ra. Tôi quý cái tuổi trẻ lắm ! Tuổi trẻ như
Phương Uyên, như là cô Đỗ Thúy Hằng viết về cải cách ruộng đất, về luật đất đai
ý, là sinh viên luật năm thứ 3, viết hay lắm. Cô ấy viết như thế này : “Đảng
không chịu thay đổi cả hệ thống đó thì nó tự sát, như vậy là nó muốn chết, nó
muốn chết thì mặc mẹ nó, cho nó chết bởi vì không ai cứu nổi nó”. Đấy, cô Đỗ
Thúy Hằng cảnh báo như thế đấy.
Jonathan London : Chúng ta đã biết là khi
Việt Nam đến cái lúc không phải là lúc quyết định mà là lúc những người có cảm
giác như thể hiện như thường họ một cách rất là tự nhiên thì đến bây giờ vấn đề
về kỷ luật, vấn đề như thế vẫn làm cho những người thật sự có đầu óc này khác
họ vẫn chưa nói một cách công khai.
Bùi Tín : Vấn đề tất cả là những thông tin về
tuyên truyền. Ví dụ bây giờ ông Lê Hiếu Đằng ông nằm im bốn mươi mấy năm, bây
giờ ốm thì bắt đầu nói được, ông Hồ Ngọc Nhuận dám nói lên được, dám đòi cái đa
đảng rồi, đòi đảng mới để ganh đua là những điều mới lắm thành ra một vấn đề
bàn bạc trong xã hội là có nên có một đảng nữa hay không. Mà đấy là hiện nay là
mấu chốt, chúng nó hù dọa, bọn giáo điều hù dọa là đa đảng sẽ có nội chiến đẫm
máu, chiến tranh của mình mấy chục năm rồi bây giờ còn nội chiến đẫm máu thì
ghê quá.
Thế nhưng mà có khả năng chuyển từ hệ thống này sang hệ thống kia nếu mà đảng chủ động, nếu mà đảng có một số người thôi bớt lòng tham đặt quyền lợi của dân tộc lên trên chủ động đặt vấn đề chuyển đổi đó qua luật lệ bằng chế độ đa đảng. Hồ Chí Minh có thời đã ca ngợi là Mỹ, Pháp với Hiến pháp dân chủ nhưng cũng quên đi cái tự do, chỉ có độc lập, nghĩ là độc lập với Pháp, với thực dân Pháp là có tất cả, nhưng không phải. Độc lập mới chỉ là một phần, còn tự do mà tự do không phải của toàn dân tộc, mà tự do của người công dân cho nên Mác nói tự do của mỗi công dân là nền tảng của tự do của tập thể, của cộng đồng. Thế cho nên ta phải đòi cái tự do cá nhân.
Mà ông Hồ có phải là người dân chủ đâu, ông ý 24 năm cầm quyền ông ý có cho công dân có hộ chiếu đâu, có tự do báo chí đâu, cho nên cái đó vẫn là cái rất hạn chế của ông Hồ Chí Minh mà ta không phải chửi rủa nhưng vẫn còn rất là phê phán và phải nói rõ sự thật đó. Đấy là một cái lỗ hổng, một cái thiếu sót vì ông ý đã bê về một cái học thuyết sai lầm, học thuyết chứng minh là sai, ông đã lầm tưởng là tốt. Nhưng đem ra thực tế ở đâu cũng sai hết, ở Ba Lan cũng sai, ở Nga cũng sai, ở Tàu cũng sai, ở Việt Nam cũng sai luôn, ở Triều Tiên cũng sai. Đã sai thì phải bỏ, tôi nghĩ cái đó trí thức dần dần nhận ra.
Nhưng nhận ra những trí thức cũ như tôi đó khó lắm, như ông Nguyễn Trọng Vĩnh 60 năm trong đảng khó lắm, nó nặng lắm. Tôi phải từ biệt nó một cách day dứt. Nhưng chỉ có tuổi trẻ thôi, tuổi trẻ nó ít dính vào cái quá khứ, nó có được tư duy đổi mới, nó có sáng tạo. Bây giờ phải hai mươi, hai nhăm, ba mươi tuổi. Cho nên tôi quý cái cô Phương Uyên đó : “Tàu khựa cút đi !”, ““Đi chết đi Đảng cộng sản”, đây không phải là lời rủa chết mà có nghĩa là biến đi cho dân nhờ.
Jonathan London : Muốn có những sự khuyến khích để thay đổi thì phải có một quá trình hòa giải cho những người trong bộ máy biết là trong tương lai có thể là sẽ như thế nào ? Tức là nếu mà chỉ đe dọa là lật đổ hoặc là ông này thì sẽ bị thế này, ông kia sẽ bị thế kia thì không có ai thay đổi cả.
Bùi Tín : Nhất là đối với đảng cộng sản, mình phải cho họ biết là nếu có thay đổi thì họ vẫn có vị trí, vị trí ganh đua một cách công bằng, lúc ấy chính là cứu cho đảng khỏi suy sụp, khỏi mất uy tín, đảng sẽ trong sạch hơn. Đây là mở ra một cái giải cứu để hòa giải, hòa giải dân tộc là ở chỗ ấy, không còn chia rẽ, đấy là ganh đua, cùng là một đảng, nhiều đảng của chung của cả dân tộc, đảng đó là cùng đồng ý với những cái gì chung và có những cái ganh đua lẫn nhau và lấy cái lá phiếu của cử tri làm trọng tài cho nên tôi nghĩ là cái hòa giải lớn lắm. Hòa giải miền Bắc với miền Nam, hòa giải người trong nước với người nước ngoài, hòa giải với các đảng cũ, Đại Việt Quốc dân đảng với Cộng sản, hòa giải trong từng gia đình một, từ những người đi ra nước ngoài với những người trong nước, trí thức ở các nơi từ các nguồn khác nhau, nguồn miền Bắc nguồn miền Nam.
Đấy tất cả là dựa vào hòa giải, nếu mà có dân chủ, có tự do và trong hòa bình theo luật pháp mà nếu mà một bộ phận lãnh đạo của Đảng cộng sản thức thời chủ động để tiến hành cái hòa giải đó theo luật pháp và cái đa nguyên bình đẳng, tự do cho mỗi công dân thì đấy là tôi nghĩ cái giải pháp tốt nhất, thuận nhất không đổ máu, không rắc rối mà là hòa đồng được. Dân tộc ta là dân tộc luôn luôn là chủ trương đoàn kết, đoàn kết dân tộc, chỉ chống ngoại xâm, chống bọn bành trướng phương Bắc là một cái cơ sở để mà đoàn kết toàn dân bất kể lịch sử ra làm sao, đảng nào thuộc về phía nào trong chiến tranh đều là những người yêu nước thương dân và đi đến bảo vệ cái độc lập tự do, thì đấy là cái đích tốt nhất.
Hiện
nay tôi nghĩ là trong chóp bu có chia rẽ đấy nhưng cái sự chia rẽ ấy chưa nổi
lên thành ra cái chia rẽ về đường lối. Giữa ông Dũng, giữa ông Hùng ở quốc hội,
giữa ông Sang chủ tịch nước, giữa ông Trọng đều có những cái vướng mắc ganh tị
nhau nhưng đấy chỉ là những cái ganh tị cá nhân chưa phải là về đường lối. Ông
Trương Tấn Sang chưa có gì rõ là chống bành trướng, và ngả theo dân chủ là theo
phương Tây cả. Tuy là ông ấy có nói có gặp Obama, có sang Mỹ có nói thế này thế
khác, có họp ở cái Viện quốc tế mà lên án cái lưỡi bò, nhưng mà chưa có gì tỏ
ra rằng ông Trương Tấn Sang là con người đổi mới thật đi với cái nhóm 72, đi
với cái nhóm mười lăm nghìn thay đổi hẳn Hiến pháp để mở ra mà nhất là về đất đai
sắp đến.
Cái chuyện đất đai mà từ đất đai của toàn dân mà trước kia là đất đai chia ra làm đa sở hữu. Tôi đã về làng nghiên cứu cái địa bản, cái chế độ cũ nó tỉ mỉ lắm ông ơi, ruộng công này, ruộng công của xã quản lý, ruộng tư, tư điền là từng hộ một, lại có ruộng tập thể, ruộng dòng họ, của hội từ thiện, của nhà chùa, của nhà thờ không phải cá nhân mà của tập thể. Thì đấy là tự điền và học điền, rồi có cả trong xã ruộng công nữa rồi có cả ruộng cứu tế để phòng đói nữa, rồi có ruộng khuyến học nữa là ruộng công đấy. Thế mà bây giờ đảng bảo là của chung của đảng. Cô Đỗ Thúy Hằng đã viết là đảng chỉ trong một tích tắc không tốn một giọt mồ hôi mà làm chủ nghiễm nhiên tất cả các đất đai ruộng đồng của đất nước để tùy tiện muốn thu hồi rồi muốn cưỡng chế là làm. Mà cái thu hồi, cưỡng chế, đền bù đó là 3 cái danh từ khủng khiếp đối với nông dân.
Cái chuyện đất đai mà từ đất đai của toàn dân mà trước kia là đất đai chia ra làm đa sở hữu. Tôi đã về làng nghiên cứu cái địa bản, cái chế độ cũ nó tỉ mỉ lắm ông ơi, ruộng công này, ruộng công của xã quản lý, ruộng tư, tư điền là từng hộ một, lại có ruộng tập thể, ruộng dòng họ, của hội từ thiện, của nhà chùa, của nhà thờ không phải cá nhân mà của tập thể. Thì đấy là tự điền và học điền, rồi có cả trong xã ruộng công nữa rồi có cả ruộng cứu tế để phòng đói nữa, rồi có ruộng khuyến học nữa là ruộng công đấy. Thế mà bây giờ đảng bảo là của chung của đảng. Cô Đỗ Thúy Hằng đã viết là đảng chỉ trong một tích tắc không tốn một giọt mồ hôi mà làm chủ nghiễm nhiên tất cả các đất đai ruộng đồng của đất nước để tùy tiện muốn thu hồi rồi muốn cưỡng chế là làm. Mà cái thu hồi, cưỡng chế, đền bù đó là 3 cái danh từ khủng khiếp đối với nông dân.
Jonathan London : Ông có dự báo vấn đề này sẽ được xử lý trong tháng tới không ?
Bùi Tín : Khó lắm, bởi vậy tôi mới nói “hóc” là thế ! Đầu tháng 8 là họp Hội nghị Trung ương lần thứ 8 để thông qua cái dự thảo nghị quyết thế thì đây là Hiến pháp của đảng, thông qua rồi mới lại cho quốc hội đưa ra toàn dân, thế thì Đảng quyết định hay dân quyết định mà Hiến pháp có đưa ra trưng cầu toàn dân không mà quốc hội lại 80, 90% là đảng viên. Thế thì đây là cái Hiến pháp của đảng. Mà thảo luận đi thảo luận mãi là trong Hiến pháp quyền lực thuộc về ai, quyền lực thuộc về đảng hay quyền lực là thuộc về dân. Nếu mà làm như hiện nay, Hội nghị Trung ương 8 tháng 10, mùng 4/10 này họp rồi đến 21/10 họp Quốc hội để mà thông qua cái mà đảng đã thông qua và sẽ thông qua cả 2, tức là cả Hiến pháp đổi mới, cả Luật đất đai. Mà Hiến pháp đổi mới thì vẫn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, vẫn kiên định một đảng, vẫn kiên định quốc doanh là nòng cốt, bốn cái quyết định là chết người cả, tệ hại cả và đến ruộng đất, vẫn kiên định ruộng đất là của toàn dân mà đảng thay mặt sở hữu để mà quyền sở hữu thuộc về đảng, thay mặt cho dân. Có thể nói là một cái khiêu khích đối với nhân dân đang thức tỉnh mà nó sẽ thúc đẩy. Tôi nghĩ nếu nó quyết định kỳ này rất căng.
Tôi gọi cái tháng 10 này là tháng 10 giáp trận giáp lá cà, giáp lá cà về lý luận thôi, về tranh luận, giáp lá cà quyết liệt. Giới trí thức nó không chịu, giới trẻ nó không chịu, đây là cái dịp khẳng định rõ lòi cái bộ mặt của đảng là anh giáo điều đến độ nào mà đến bây giờ anh còn … chủ nghĩa xã hội là gì ? Nguyễn Phú Trọng không giải thích nổi, Chủ nghĩa Mác - Lênin còn ý nghĩa không ? Người ta bác bỏ rồi, người ta nói chủ nghĩa Mác - Lênin là tội ác, chủ nghĩa xã hội hiện thực là tội ác ! Canada hiện nay đang bắt đầu xây dựng tượng để kỷ niệm 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Thế mà bây giờ anh còn ôm chủ nghĩa cộng sản, nhục lắm, đấy là cái mối nhục mà anh ôm. Người ta đòi đổi tên chủ nghĩa cộng sản mà không đổi. Bao giờ anh có chủ nghĩa cộng sản, anh cứ giữ lấy tên đảng đến bao giờ, năm nào, nó hình dung ra làm sao ? Không ai giải thích nổi !
Jonathan London: Là nhà xã hội học, tôi vẫn thấy là Các mác không giỏi nhưng vấn đề chủ yếu là Lênin (cười).
Bùi Tín: Thì đấy nó xuyên tạc hết cả của Mác, nó thật là chủ nghĩa Lênin chứ không còn gì là của Mác nữa cả. Cái vô sản bây giờ là vô nghĩa. Có ai nói, tất cả cái bọn cầm quyền hiện nay có ai dám nhận là vô sản không, nó triệu phú hết rồi.
Jonathan London : Và xin lỗi một câu hỏi cuối cùng là trong những thời gian tới thì ngoài việc đảng sẽ họp để bàn luận những vấn đề nào thì đối với những giới trí thức, những giới trẻ những người mà có quan tâm đến Việt Nam thì chắc chắn họ sẽ theo dõi. Anh có nhận xét gì về những gì mà những người có quan tâm tới ?
Bùi Tín : Tôi có thông tin mới nhất là thế này ông Nguyễn Sinh Hùng là chủ tịch quốc hội đó, ông đề nghị Quốc hội họp dài thêm 3 ngày nữa, trước kia định 30 ngày, giờ lên 33 ngày vì ông nghĩ rằng là việc thông qua luật ruộng đất sẽ gay go cho nên phải tăng thêm một ngày. Tôi bảo có tăng thêm 10 ngày, trăm ngày mà họ vẫn giữ nguyên như thế không ăn thua gì. Nhưng mà chứng tỏ họ ngu đến cái độ khủng khiếp, họ quyết tâm thông qua, tự tin thông qua, mà thông qua sẽ là một cái khiêu khích lớn lắm đối với công luận đã thức tỉnh, nhất là về ruộng đất, nông dân như thế.
Mà anh biết cái anh vừa rồi là Đặng Ngọc Viết đó, ở Thái Bình, ở Liên Xô về, đem khẩu colt, bắn 7 phát, một chết ngay là phó phòng về ruộng đất của tỉnh, chết ngay. Mà anh không có thù gì với ai cả, đây nó tiêu biểu cho cả một chế độ và đường lối và tôi thức tỉnh và hoàn toàn tỉnh táo. Giết xong rồi thì anh về quê, đi môtô về quê, vào chùa, đi xung quanh chùa tụng niệm xong rồi bắn vào tim mình. Nói rõ đây là tôi cảnh tỉnh cho để đòi công lý và tự do, quyết liệt đến như thế thì anh phải hiểu chứ.
Nó đã
cướp ruộng đất của người nông dân không biết bao nhiêu người phải tự thiêu,
chết để mà nói lên cái phi lý. Trên thế giới này ở đâu còn có cái gọi là chế độ
ruộng đất là của chung, là của toàn dân không ? Mà toàn dân là ai, 90 triệu
người mà chẳng lẽ mảnh đất này bán đi thì phải hỏi ý kiến của cả 90 triệu
người. Cho nên đảng mới thay mặt sở hữu toàn dân, là ai, là chính quyền, mà
chính quyền là ai, chính quyền là đảng. Cho nên gọi nó đây là một vụ ăn cướp,
cướp đất, xóa hết, của chung hết cả, láo thế chứ. Mà bây giờ cả một cái… phải
phục hồi lại hết.
Jonathan London : Nhưng mà ông vẫn lạc quan ?
Bùi Tín : Tôi rất lạc quan, rất lạc quan bởi vì dù sao dân tộc ta, nhân dân ta số đông bao giờ cũng có lương tri, tức là cái bông-săng-sờ (bon sens) tự nhiên, không chấp nhận được cái đè đầu cưỡi cổ, không chấp nhận được cái ăn cắp, ăn cướp của nhau. Bây giờ móc túi thì vào tù, nhưng mà những cái thằng ăn hàng triệu thì lại không vào tù.
Jonathan London : Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Ông Bùi Tín đã mời tôi đến nhà !
Thân
ái,
Jonathan London thực
hiện
Nguồn: xinloiong.jonathanlondon.net
Nguồn: xinloiong.jonathanlondon.net
Viết bình
luận
0 comments:
Đăng nhận xét