N. Quang
Việt Nam ngày nay với đủ loại dịch: bạo lực, sex, tham ô nhũng lạm với đặc điểm của các loại dịch này là nhân tai, không phải thiên tai.
Tất cả từ sự nô dịch mà ra do tầng lớp lãnh đạo quá lệ thuộc vào nước ngoài, nên không còn đường lối sáng tạo ngoài mọi sự trong cách riêng để cá nhân cùng bè nhóm cộng sinh.
Dân tộc Việt Nam ngày nay như một loài chùm gửi, kinh tế chính trị rập khuôn Trung Quốc, nói rõ là dưới sự chỉ đạo của Tàu.
Sống chùm gởi hà tất có ngày phải rơi rụng với bao thứ hậu quả kinh hoàng trước sự diệt vong của giống nòi mà thảm cảnh Hà Nội tang tóc, hàng trăm người nhà bệnh nhân ôm nhau khóc lóc trong sợ hãi, hoảng loạn khi bác sỹ lần lượt đọc tên những em bé… bị bệnh viện trả về, mấy ngày vừa qua, mỗi ngày vài chục em chết oan ức. Trong sự cảm nhận hoàn toàn cảm tính như có sự hiện diện của bạo chúa Hê rô đê đâu đây tàn sát trẻ em khi có Đấng Cứu thế xuất hiện qua bài học lịch sử thời Tân ước.[a]
Nguyên nhân thấy Tàu làm sao bắt chước theo làm vậy và chắc chắn ‘tam sao thất bổn’ với nhiều tệ hại. Có dịp thăm quan một cơ sở y tế cấp Phường ngay tại Sài Gòn, chúng ta sẽ không phân biệt đó là một cơ quan hành chánh hay một bệnh xá nhỏ bao gồm sự chẩn trị cho dân ở tuyến đầu. Nếu nói là bệnh xá thì nơi nào cũng thật nhếch nhác, thường là một căn hộ nhỏ, vài bàn khám và mấy cái giường cùng chiếc ống nghe treo tường, thời công nghệ thông tin có thêm chiếc máy vi tính không biết để làm gì, trong khi đây là một công cụ hữu hiệu để lưu trữ bệnh sử của từng công dân trong khu vực hầu hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe.
- Tại Việt Nam, người viết tin chắc chưa có Phường, Xã nào làm điều này như một vai trò chủ yếu của các cơ sở y tế hạ tầng. Như vậy hạ tầng cơ cấu về sự chữa trị ban đầu xem như bỏ ngỏ, chỉ có công an đi ào từng cửa ngõ.
Còn ở các tuyến trên cứ vào bệnh viện là thấy buồn, phòng khám nào cũng chật chội, bệnh nhân phải chờ nhiều giờ mới đến lượt, việc ứng dụng công nghệ thông tin hãy còn xa lạ trong việc khám và chữa trị. Bệnh viện ở Việt Nam không còn những thảm cỏ xanh, các hành lang sạch đẹp, ngăn nắp vì nó đã bị biến thành những bãi giữ xe, những căn tin nho nhỏ thật lộn xộn bên trong hầu hết các bệnh viện.
-
Bệnh viện chưa có sự phân biệt thật hệ trọng giữa nhà quản trị và Bác sĩ điều
trị, thật thảm hại khi các y công, y tá nhờ phấn đấu, trung với đảng mà được
cất nhắc lên đến bác sĩ, đó là một thực tế trong chế độ cộng sản, ngày nay vẫn
còn và họ rất quyền lực vì đảng lãnh đạo, giới trẻ ngày nay được học hành khá
hơn, nhưng chưa có vai trò, tầng lớp ‘con anh Sáu, cháu chị Ba’ vẫn bám giữ
quyền lực cho dù phụ trách những công việc giữ kho, trưởng các nhóm bảo vệ. Họ thật
rãnh rỗi nên mới có chuyện tận miền Nam Bộ, các Bác sĩ đi buôn lậu, môi giới
bán thận và bán cả lúa non cho Trung Quốc.
Hàng trăm và có thể đã hàng ngàn trẻ em Hà Nội tử vong do bệnh sởi, đó không phải là con số thực vì dưới chế độ Cộng sản không có tự do báo chí. Tất cả thông tin thường bị ém nhẹm, họ giấu giếm như ‘mèo giấu phân’ trong một thế giới đa phương tiện, đa truyền thông như ngày nay.
Như vào năm 2008, khi dịch tả bùng phát và có nhiều người tử vong, các quan chức y tế vẫn chối quanh và đổ cho nguyên nhân khác?! Họ không chịu nhận từ dịch tả mà gọi một cách ngụy biện, đó là tiêu chảy cấp và nay với bệnh sởi, chính quyền cũng không chịu tuyên bố là dịch, ấy vậy.
Chế độ độc tài có đủ mọi thứ luật như Luật Tiêm chủng đã có quy định trách nhiệm cụ thể từ Chính phủ, Bộ Y tế, các địa phương và cả bệnh viện. Nhưng không ai tuân thủ nghiêm chỉnh vì ý kiến quyết định cuối cùng thuộc các bí thư đảng ủy vốn tốt nghiệp từ các Trường bổ túc văn hóa, hệ tại chức trong sự tự hào: Đảng ta là Luật!
Trong vụ ba trẻ em bị tử vong do tiêm nhầm vắc xin ở Quảng Trị qua lời phát biểu của các bí thư: Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin! Nguyên văn lời bà nữ Bộ trưởng y tế. [1]
Nhận phong bì là “tấm lòng của người bệnh”! Tham nhũng là do lòng dân ‘dân với đảng, đảng với dân, dân dâng cho đảng’! Không có chuyện đút lót gì hết! [2]
Viện phí, bảo hiểm y tế cứ tăng nhưng các “bệnh lạ” như chân tay miệng ở Quảng Ngãi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, ngoài những từ mỵ dân như ‘đã chống chế’, ‘khắc phục’. Phụ nữ khi sinh nở cả mẹ cùng con bị chết hầu như xảy ra khắp các địa phương.
Y đức của ngành Y sa sút nhất trong chỉ số đạo đức toàn xã hội. Một Nhà nước bất lực kể cả tập thể đang cầm quyền, đó là bộ mặt thật của xã hội Việt Nam, nó là hình ảnh của tầng lớp lãnh đạo vào mọi thời đại “Con người làm sao Quốc gia làm vậy”!
Ngay cả với người điều dưỡng, kẻ thay băng…nếu không nhét tiền vào túi thì bệnh nhân phải chịu đau đớn cho biết tay “ông” tay “bà”.
Và người dân rất cần được trợ giúp của bảo hiểm y tế nhưng rất sợ khám chữa bệnh qua thẻ bảo hiểm! Phải chờ đợi từ 5 giờ sáng, có khi đến trưa vẫn chưa được khám, rồi chờ kết quả đến khâu phát thuốc lại thật lâu, cả ngày chưa xong cho một lần có nhu cầu khám chữa bệnh.
Thiên
đường này mơ ước bao lâu! Thiên đường cộng sản là vậy đó! Người dân khổ thật là
khổ và trong sự đau thương người dân chỉ còn biết như lời Phật dạy: Trong cảnh
khổ, hãy cùng nhau cứu khổ!
-
Một xã hội dân sự hình thành từ đây để cứu chính mình, người thân và gia đình
đến cộng đồng, các tôn giáo nhất là Ki tô giáo nơi các Giáo xứ đều có các phòng
khám nhân đạo, các hội đoàn phục vụ từ thiện rất hiệu quả.
Hãy trả thẩm quyền lại cho người dân vì một Đảng cầm quyền và một Nhà nước bất lực, các “đồng chí” có biết rằng người dân đang ăn toàn đồ bẩn với chất tẩy trắng công nghiệp độc hại trong thực phẩm, dụng cụ sản xuất bẩn, nước uống nhiễm vi sinh…môi trường tha hóa. Việt Nam là một sân sau, bãi rác thải ‘vĩ đại’ của Trung Quốc!
Tất cả đều quá bẩn [3] vì những nhà lãnh đạo Việt Nam ngày nay thích ăn bẩn, chơi bẩn. Hệ lụy khôn lường của sự ăn dơ là mầm mống của bao dịch bệnh rồi sẽ đến ngày đại dịch, trong đó có dịch sởi mà các con trẻ đang phải gánh chịu.
N. Quang
***
Chú thích:
[a]. Evangile selon S. Matthieu. 2.1-2.23
[1]. "Sẽ không có bao
che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó.
Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ
thuật xử lý kỹ thuật..", nữ Bộ trưởng nói (Người lao động 24/07/2013)
[2]. "Cấm cán bộ y tế
nhận phong bì, quà cáp trước và trong quá trình điều trị nhưng không cấm bác sĩ
nhận quà sau điều trị, vì đó là tấm lòng của người bệnh...".
"Trong miền Nam, bệnh nhân
đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói "nếu bác sĩ
không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được. Quà này là quà nghĩa
tình", Bộ trưởng giải thích. (Đất Việt 30/12/2013)
[3]. "100% mứt các loại
ngâm chất tẩy trắng công nghiệp, gần 50% dụng cụ sản xuất bẩn, 50% nước uống
đóng bình nhiễm vi sinh. Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là đồ bẩn!". Bộ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhìn nhận thực tế bất cập này tại TPHCM
(Người lao động 18/12/2011)
Tác giả gửi đến DienDanCTM
0 comments:
Đăng nhận xét