Nguyễn Thị Kim Lan,
vợ TNLT Ngô Hào.
Bà Nguyễn Thị Kim Lan, vợ của Tù nhân lương tâm Ngô Hào |
*
Kính gửi: Các tổ chức nhân quyền thế giới, các Chính Phủ yêu chuộng
hòa bình.
Tôi là Nguyễn Thị Kim Lan, vợ của Tù nhân lương tâm Ngô Hào hiện
đang trong trại tù Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Ông Ngô Hào bị bắt ngày 8.2.2013 và bị kết án 15 năm vì bị cáo
buộc vi phạm điều 79 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam “Hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân” mà thực chất là do ông đấu tranh một cách ôn hòa đòi
Nhân quyền, Dân chủ và Toàn vẹn lãnh thổ.
Kính thưa quý vị!
Tôi viết lá thư này trong nhạt nhòa nước mắt, trong sự đau đớn cả
về thể xác lẫn tinh thần. Tôi cũng không biết còn có thể đi thăm chồng tôi được
bao nhiêu lần nữa và còn có dịp gửi thư tới quý vị thêm lần nào nữa hay không.
Khi mà căn bệnh ung thư vòm họng đang ở giai đoạn cuối có thể mang tôi lìa xa
thế giới này bất kỳ lúc nào. Chỉ thương chồng tôi, ông Ngô Hào còn chưa đi hết
2 năm trong chặng đường 15 năm tù đầy đau khổ.
Hai đứa con trai tôi, cháu Ngô Minh Tâm và Ngô Minh Trí vẫn đang đi học. Chúng luôn phải đối mặt với dư luận, áp lực từ trường học, hàng xóm đến xã hội chỉ vì là con trai của Ngô Hào, một kẻ bị chính quyền coi là “phản động”. Sau này, chắc chắn chũng sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm.
Người ta thường hướng đến tương lai, đến những ngày sắp tới nhưng tôi chỉ ước sao thời gian đừng trôi đi thêm nữa. Để tôi còn cơ hội gặp chồng tôi, và nán lại với các con thêm được những ngày ít ỏi.
Hai đứa con trai tôi, cháu Ngô Minh Tâm và Ngô Minh Trí vẫn đang đi học. Chúng luôn phải đối mặt với dư luận, áp lực từ trường học, hàng xóm đến xã hội chỉ vì là con trai của Ngô Hào, một kẻ bị chính quyền coi là “phản động”. Sau này, chắc chắn chũng sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm.
Người ta thường hướng đến tương lai, đến những ngày sắp tới nhưng tôi chỉ ước sao thời gian đừng trôi đi thêm nữa. Để tôi còn cơ hội gặp chồng tôi, và nán lại với các con thêm được những ngày ít ỏi.
Chính vì thế nên dù khó khăn đến mấy, ba mẹ con chúng tôi cũng cố
gắng khắc phục để đi thăm ông Ngô Hào mỗi tháng một lần. Vừa đi thăm lần này
xong đã mong mỏi, trông đợi để được thăm lần kế tiếp.
Lần gần đây nhất là ngày 25 tháng 5, tôi và cháu lớn Ngô Minh Tâm
đi thăm ông.
Tối hôm trước, khi đang chuẩn bị đồ ăn để mang vào cho chồng thì
nhà có khách. Cuộc thăm viếng đột ngột của ông công an tỉnh tên Phổ khiến tôi
lo lắng. Thọat đầu, ông Phổ hỏi thăm sức khỏe, công việc, cuộc sống hàng ngày…
Nhưng tôi biết đó không phải lý do chính khiến một ông công an tỉnh ghé thăm
căn nhà tồi tàn của mấy mẹ con tôi. Mấy lời xã giao rồi cũng phải kết thúc,
nhường chỗ cho mục đích chính của chuyến ghé thăm này: “Nếu chị đi thăm thì dặn
ảnh đừng có làm gì khiến phải bị chuyển trại”.
Lời khuyên ấy khiến tôi lo lắng, bất an và dự cảm về một điều
không lành đến với ông Ngô Hào.
Tờ mờ sáng hôm sau, tôi và cháu Minh Tâm chuẩn bị đồ đạc tới trại
tù thăm cha, thăm chồng. Sau khi làm các thủ tục thăm gặp, chúng tôi phải ngồi
đợi hơn một tiếng đồng hồ mới thấy họ đưa ông Ngô Hào ra. Tôi sững sờ! Chỉ mới
một tháng, chồng tôi từ mái tóc muối tiêu đã chuyển thành bạc trắng, chân đi
không vững. Dáng vẻ tiều tụy của ông làm mẹ con tôi thắt ruột. Chúng tôi phải
nói rất to ông mới nghe được. Trong cuộc gặp, có ba công an trại giam ngồi giám
sát. Họ lấy biên bản ra ghi chép cuộc trao đổi của chúng tôi. Dường như còn
chưa an tâm, họ dùng cả máy ghi âm để hỗ trợ. Vợ chồng con cái nhìn nhau, mừng
thì ít, lo lắng thì nhiều. Thằng Minh Trí còn đi làm ăn xa, kiếm tiền phụ giúp
cho mẹ , cho anh nên lần này không đi thăm được. Chỉ mỗi chuyện đó thôi đã làm
chồng tôi xót xa. Ông dặn nếu khó khăn quá thì không phải đi thăm nữa.Tôi nghe
mà thắt ruột. Nhưng nếu không đi, tôi sẽ mất cơ hội gặp chồng. Tôi chưa biết
còn sống tới ngày nào, nhưng cái chết đang đến rất gần với tôi.
Thưa quý vị!
Chồng tôi cũng có kể chuyện công an tỉnh tới làm việc với ông
trong trại giam. Tuy nhiên ông không nói chi tiết nội dung cuộc gặp. Ông chỉ
nói rằng, họ cũng như cán bộ trại giam dặn ông là phải “khuyên nhủ” vợ con đừng
làm gì để ông phải bị chuyển trại cho khổ. Thiết nghĩ, mẹ con tôi sống lương
thiện, không làm gì sai trái. Cho dù có làm gì thì cũng không ngoài mục đích
mang lại điều tốt đẹp, quyền lợi chính đáng cho chồng tôi. Hơn nữa, nếu mẹ con
tôi có “làm gì” thì mẹ con tôi chịu trách nhiệm, sao lại đổ lên đầu chồng tôi,
một người đã lãnh án 15 năm tù khổ ải. Như thế đã đủ thấy áp lực vô cùng lớn mà
chồng tôi đang gánh chịu.
Gần cuối cuộc gặp, chồng tôi bật khóc. Đó là điều ngoài sức chịu
đựng của một người vợ như tôi và của những đứa con tôi. Ông nói trong nước mắt:
“Nhắm mắt vào là anh hình dung ra K3, nơi chôn cất các tù nhân bị bỏ mạng”. Và
ông cho biết đã nhiều lần ông tính chuyện tự tử. Tim tôi đau thắt. Một cảm giác
đau đớn, hoảng sợ bao trùm lên trí não tôi. Họ đã làm gì để một người không dễ
bị khuất phục như chồng tôi phải rơi nước mắt và không giấu nổi sự hoảng loạn
như thế? Ngồi viết những dòng này, tôi vẫn không muốn nhớ lại hình ảnh chồng
mình khi ấy. Các con tôi, dù tỏ ra rất cứng rắn cũng không giấu nổi sự sợ hãi.
Kính thưa các quý vị!
Dù rất muốn tôi cũng không thể viết dài hơn, phần vì quá lo lắng,
hoảng sợ, phần vì cơn đau đớn đang hành hạ. Và tôi hiểu, việc viết lá thư này
gửi đến quý vị cũng chính là “vi phạm” lời cảnh báo từ phía công an rằng “đừng
làm gì” mang lại bất lợi cho ông Ngô Hào. Nhưng, suy cho cùng, việc gửi đến quý
vị những lời chia sẻ thành tâm của một người sắp chết, của vợ một tù nhân lương
tâm hoàn toàn là việc cần thiết. Nó không vi phạm pháp luật, không trái với
lương tâm, đạo lý của con người. Hơn thế, trách nhiệm lên tiếng vì sự thật phải
được đặt lên hàng đầu. Hy sinh vì sự thật, đó cũng chính là lý tưởng của chồng
tôi, nguyên nhân khiến ông phải chịu khổ ải trong cảnh tù đầy. Nghĩ như thế nên
tôi mạnh dạn gửi đến quý vị lá thư này cho dù phải thẳng thắn thừa nhận rằng sự
sợ hãi, lo lắng vẫn luôn hiện hữu trong tôi.
Tôi viết lá thư này với hy vọng lớn lao rằng các quý vị hãy lên
tiếng, giúp đỡ cho chồng tôi, một người chỉ vì đấu tranh cho Nhân quyền, cho
Công bằng và lẽ phải mà phải chịu cảnh tù đầy. Cho dù ông không được trả tự do
trong nay mai, nhưng ít ra ông cũng được đối xử nhân đạo, được tôn trọng nhân
phẩm và được pháp luật bảo vệ.
Xin chân thành cảm ơn các quý vị.
Phú Yên, ngày 28 tháng 5 năm 2014.
Nguyễn Thị Kim Lan
Vợ Tù Nhân Lương Tâm NGÔ HÀO
ĐT: 01226606052
Địa chỉ: 17/6 Nguyễn Trãi, phường 5,thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Vợ Tù Nhân Lương Tâm NGÔ HÀO
ĐT: 01226606052
Địa chỉ: 17/6 Nguyễn Trãi, phường 5,thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
*
Tình
hình hiện nay của ông Ngô Hào
và cô Tạ Phong Tần
Gia Minh, RFA
Ông Ngô Hào tại
phiên tòa, Phú Yên, 11/09/2013 -
xaluan.com |
Những tù nhân lương
tâm tại Việt Nam bị đối xử khắc nghiệt và bị những người tù khác tấn công.
Thân nhân của hai tù
nhân lương tâm đang phải thụ án do những hoạt động chính trị, chống tham nhũng,
đòi hỏi công bằng xã hội và tự do tôn giáo là ông Ngô Hào và cô Tạ Phong Tần
cho biết thông tin sau chuyến thăm viếng mới nhất.
Tù nhân Ngô Hào
Bà Nguyễn Thị Kim Lan,
vợ ông Ngô Hào, mới đi thăm ông này hôm ngày chủ nhật 25 tháng 5 tại trại giam
Xuân Phước, xã La Hải, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên về cho biết như sau:
Nguyễn Thị Kim Lan: Hôm em vô thăm thì anh Hào rất là đau khổ. Anh
nói anh bị áp lực nhiều quá. Anh nói anh chán nản nhiều khi anh muốn tự vẫn
luôn. Anh nói áp lực quá nặng nề từ chuyện nọ tới chuyện kia. Anh nói không
biết vì sao mà giờ gây áp lực cho anh nhiều quá và giờ anh rất là buồn.
Gia Minh: Ông có cho biết cụ thể những áp lực đó là gì
không?
Nguyễn Thị Kim Lan: Áp lực từ bên điều tra. Anh mới nói với mẹ con
em là nhờ hỏi luật sư việc anh kêu gọi thanh niên hãy cứu lấy Hoàng Sa và
Trường Sa mà sao lại bắt anh bỏ tù. Anh bị áp lực nhiều trong đó.
Gia Minh: Cụ thể là họ áp lực ra sao và họ yêu cầu ông
phải làm gì?
Nguyễn Thị Kim Lan: Ở trong đó không nói được. Anh không dám nói
vì công an họ đứng quanh và mỗi khi gặp là có biên bản. Trong biên bản họ ghi
là nói những gì để họ gởi lên công an tỉnh cho nên không dám nói một cái gì
hết. Nói sơ sơ qua cái sự buồn bực, khổ sở của anh để mẹ con em hiểu được. Anh
nghĩ có lẽ anh chết trong tù chứ không thể về được. Anh nói áp lực quá.
Gia Minh: Về sức khỏe thì bà thấy ông ra sao ạ?
Nguyễn Thị Kim Lan: Sức khỏe của anh cũng yếu, không khỏe được.
Gia Minh: Ông có nhắn gởi gì ra bên ngoài cho mọi người
không ạ?
Nguyễn Thị Kim Lan: Có con em nhưng anh không nói với con em mà
chỉ nói với em thôi. Anh bảo về nhắn với anh em, bạn bè trong và ngoài nước
giúp giùm cho anh chứ giờ trường hợp của anh thì rất là đau khổ vì họ gây áp
lực lên anh quá nhiều. Các anh có thể nói cho anh chứ anh không tự do được và
chắc anh chết trong tù. Lúc anh than phiền thì em không hiểu được vì lý do nào
ở trong đó. Anh than phiền quá nhiều khiến mẹ con em rất là bức xức. Em rất là
lo, lo ghê lắm vì anh nói có thể là họ giết anh ở trong đó luôn.
Tù nhân Tạ Phong Tần
Cô Tạ Minh Tú, em gái
của tù nhân Tạ Phong Tần cũng trình bày lại một số thông tin trong chuyến thăm
cô này hiện đang bị giam giữ ở Trại giam Số 5, Thanh Hóa:
Tạ Minh Tú: Mới đi thăm hồi hôm 27.
Gia Minh: Chị đến thăm ở trại thì tình hình ra sao và thăm được bao lâu?
Tạ Minh Tú: Đi thăm nói được có mấy tiếng thì an ninh nó lôi chị ngược vô vì
có cự cãi.
Gia Minh: Cự cãi vì việc gì ạ?
Tạ Minh Tú: Chị kể chuyện trong trại giam chị bị bọn nó khủng bố tinh thần:
chửi, lấy mắm tôm hất vô mình, chửi tục tĩu và chửi luôn tới mẹ luôn. Chị nói
là có một cái nón lá để chị đội có để chữ Hoàng Sa và Trường Sa. Bọn nó giật
của chị. Chị có nói trong trại giam có cô tên là gì Thủy đó...
Gia Minh: Đây là lần đi thăm hằng tháng hay là mấy tháng
mới thăm lại như thế?
Tạ Minh Tú: Hai tháng mới đi một lần.
Gia Minh: Sức khỏe của chị như thế nào và chị có nhắn
điều gì nữa không?
Tạ Minh Tú: Hiện tại chị đang bị viêm họng đó. Nói chuyện thì không được lớn
gì mấy. Chị uống thuốc cũng chưa có hết. Chị dặn là làm hồ sơ kháng án nữa. Mới
nói tới chỗ con nhỏ ở chung tù đổ mắm tôm rồi nó chửi mẹ; Em vừa hỏi tới đó là
nó đã lôi chị vô.
Gia Minh: Như vậy lần này tình hình có khác gì hơn với
những lần thăm trước không?
Tạ Minh Tú: Lần này phải khác hơn. Lần này nó khủng bố tinh thần gấp đôi.
Lúc trước nó chỉ kiếm chuyện nó chửi thôi và chị đã làm đơn khiếu nại trong
quản giáo nhưng quản giáo nín thinh không giải quyết. Lần này nó vẫn khủng bố
và tăng gấp đôi lên vì chị đội nón lá để chữ Trường Sa và Hoàng Sa trên đó. Nó
chửi tục tĩu, nhào tới giật nón và mang nón đi mất tiêu.
Xin được nhắc lại ông
Ngô Hào sinh năm 1948 bị tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên hồi ngày 11 tháng 9 năm
ngoái kết án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt
Nam tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
Ông này đã kháng án,
và phiên phúc thẩm vào ngày 23 tháng 12 năm 2013 y án sơ thẩm.
Truyền thông trong
nước cho biết ông Ngô Hào từng là thiếu úy trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa
trước đây, và bị bắt hồi năm 1977 vì chủ trương Đảng Liên Minh Việt Nam. Lần đó
ông được trả tự do vào năm 1997 để về nhà chữa bệnh.
Ông bị bắt lại vào
ngày 7 tháng 2 năm ngoái.
Còn cô Tạ Phong Tần
sinh năm 1968 tại Bạc Liêu. Cô này từng là một sĩ quan công an. Cô là một thành
viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do cùng với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, và
luật gia Phan Thanh Hải. Cô cũng có blog mang tên Công Lý & Sự Thật đăng
tải những bài viết chống tham nhũng, bất công tại Việt Nam.
Cô bị bắt hồi tháng 9
năm 2011 và bị cáo buộc tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội
Chủ Nghĩa Việt Nam’. Phiên tòa sơ thẩm vào ngày 24 tháng 9 năm 2012 tuyên án cô
10 năm tù giam. Phiên phúc thẩm vào ngày 28 tháng 12 cùng năm y án sơ thẩm đối
với cô Tạ Phong Tần.
Ngày 30 tháng 7 năm
2012 mẹ cô Tạ Phong Tần tự thiêu tại khu hành chính tỉnh Bạc Liêu khi cô này
đang ở trong trại giam.
Cô Tạ Phong Tần vào
tháng 3 năm ngoái nhân ngày Phụ Nữ Quốc tế được phía Hoa Kỳ vinh danh là một
trong 10 phụ nữ cam đảm trên thế giới.
DienDanCTM
1 comments:
Sao không thấy ai lên tiếng nhi?
Đăng nhận xét