Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội tại 5 tỉnh, thành mà tuyến đường đi qua, rút ngắn thời gian hành trình
trước đây.
Sau hai ngày khánh thành, tuyến cao tốc này đã xuất
hiện lún, phát sinh nứt tách biệt nền mặt đường theo hình cung tại Km 83 chiều
từ Yên Bái về Phú Thọ.
Trên truyền thông đại chúng, Bộ Giao thông vận tải
và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang cố gắng hết
sức có thể để biện minh cho hiện trạng hư hỏng bất ngờ trên là do bất khả
kháng, do khoảng cách vị trí xen giữa hai điểm khoan có địa chất bất thường, do
mưa bão…
Ngoài vị trí đang bị lún nứt trên thì Bộ GTVT còn
đang dự trữ 9 vị trí còn lại chắc chắn cũng sẽ xảy ra sự cố lún nứt tương tự,
và là điều đã được tiên lượng để chối bỏ trách nhiệm tiếp theo.
Cũng dễ hiểu được mục đích biện minh này là muốn giữ
uy tín, chối bỏ trách nhiệm của chính họ (Bộ GTVT và VEC).
Hầu hết trong phát ngôn của họ đều bất chấp, bỏ qua
và đi ngược nhiều quy định, quy trình quy phạm bắt buộc của các tiêu chuẩn dành
cho thiết kế và thi công đường cao tốc của Việt Nam TCVN 5729 : 2012. (Theo mục
9.2.6 - Yêu cầu thiết kế đối với nền đường cao tốc đắp trên đất yếu).
Quốc lộ 1A bị ngập trong đợt mưa bão năm 2013 |
Cụ
thể:
§
Họ chấp nhận nứt là điều được tiên
lượng thì việc bảo đảm tính ổn định toàn khối của nền đắp trên nền đất yếu là yêu
cầu bắt buộc theo TCVN trên sẽ không còn giá trị.
§
Nếu cho là sai sót trong khoan địa
chất thì số liệu quan trắc lún, dịch chuyển ngang, cắt cánh của nền đường trong
quá trình thi công, trước khi xây dựng kết cấu áo đường không được thực hiện
đúng quy định, hoặc chất lượng số liệu quan trắc không bảo đảm đủ tin cậy để
phát hiện sai sót địa chất hi hữu giữa khoảng cách khoan trong thời gian thi
công (hoặc gia tải nếu có). Điều đó mới dẫn đến nứt đường sau khi hoàn thiện
mặt đường.
Bản chất của công việc theo dõi quan trắc lún,
chuyển vị ngang, cắt cánh trong quá trình thi công nền đường đất yếu tuân thủ
theo 22TCN 262 - 2000 và 22 TCN 211 - 06 không ngoài mục đích phát hiện kịp
thời, để có biện pháp xử lý thích hợp trong thời gian thi công nền đường (nếu
có), nhằm bảo vệ tính ổn định toàn khối, làm nền tảng quyết định triển khai
tiếp mặt đường, nhất là cấp đường sử dụng tốc độ cao.
Bỏ qua các lý luận khôi hài “do lượng mưa lớn, đất
nền và xung quanh bão hòa, tốc độ lún nhanh hơn dự kiến có thể là nguyên nhân
sinh ra vết nứt”, lạm dụng quanh co tấm bản hiệu “Đường chờ lún” để đánh tráo
khái niệm.
Còn lại bất cứ một biện minh nào, cho rằng đây là
chuyện bất khả kháng, để bảo vệ hiện tượng nứt xé nền mặt đường mới hoàn thành
đưa vào sử dụng, chính là sự ngụy biện có mục đích nhằm bao che lợi ich riêng
và trấn an dư luận cộng đồng.
Ở Việt Nam ngày nay căn bệnh biện minh,
đánh tráo bản chất vụ việc một cách có định hướng, vì những lợi ích của cá nhân
và tổ chức không còn là chuyện lạ.
Trong tất cả mọi lĩnh vực giáo dục, y tế, điện,
nước, hành chính, hành pháp, vi phạm nhân quyền…việc đánh tráo này vẫn xảy ra
hàng ngày.
Lẩn tránh trách nhiệm, không dám đương đầu với sự
thật để giải quyết tận gốc rễ vấn đề, là tính cách mặc định mà hầu hết những
người lãnh đạo ở Việt Nam
đều mắc phải. Thử hỏi người dân xứ Việt đang ngóng chờ vào đâu?
Đừng để hiện tượng lún có kiểm soát trên đường thành
vết nứt lòng tin của cộng đồng Việt Nam.
0 comments:
Đăng nhận xét