Trà Mi-VOA
Cảnh sát đứng gác bên ngoài Toà án nhân dân TP. HCM. |
Khảo sát của Freedom House về quyền chính trị và các quyền
tự do dân sự tại 195 quốc gia trên toàn cầu năm nay xếp Việt Nam mức điểm thấp
nhất về hạng mục quyền tự do chính trị 7/7, nghĩa là người dân không hề có quyền
tự do chính trị trong nước.
Về các quyền tự do dân sự, Việt Nam được 5/7 điểm. Xét điểm
tổng thể về tự do, Việt Nam được 6/7, tức mức gần thấp nhất trên bảng xếp hạng.
Freedom House nói nhìn chung nền dân chủ thế giới trong
năm qua bị xuống cấp phần lớn là do các cuộc tấn công khủng bố và những chính
sách tàn bạo hơn của các chế độ độc tài. Với khảo sát vừa công bố, tự do trên
thế giới bị tuột dốc trong 9 năm liên tiếp.
Trong số 195 nước được đánh giá, 46% được xem là có tự do, 28% tự do một phần, và 26% là không có tự do, trong số này có Việt Nam.
Trong số 195 nước được đánh giá, 46% được xem là có tự do, 28% tự do một phần, và 26% là không có tự do, trong số này có Việt Nam.
Linh mục Phan Văn Lợi, một nhà bất đồng chính kiến được
nhiều người biết tiếng lâu nay cổ xúy cho các quyền tự do chính trị, dân sự, và
tôn giáo trong nước, nhận xét nền dân chủ quốc nội năm qua hết sức u ám:
“Tình hình nhân quyền Việt
Nam ngày càng tồi tệ. Điều này đã chứng tỏ qua các báo cáo của những tổ chức xã
hội dân sự, ví dụ gần đây nhất là của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, Dân Làm báo,
và nhiều tổ chức khác. Nhà cầm quyền cộng sản ngày càng trở nên hung bạo hơn và
đàn áp người dân đủ mọi giới vì họ thấy rằng dân đang đứng lên đòi hỏi các quyền
của mình từ những người nông dân đòi lại đất, những người lao động đòi tiền
lương, các tín đồ đòi tự do tôn giáo, tới các nhà đối kháng đòi dân chủ. Tất cả
đều bị đàn áp. Không những thế nhà cầm quyền còn dùng côn đồ hay công an đội lốt
côn đồ để đánh những người đi biểu tình hay thậm chí là những người đi thăm tù
nhân lương tâm, như vụ tại nhà của ông Trần Anh Kim vừa xảy ra. Về tự do tôn
giáo, nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đàn áp các tôn giáo trong nước. Những quyền tự
do tôn giáo chính đáng như độc lập trong tổ chức, tự do trong sinh hoạt, tự do
trong đào tạo, hay tham gia về giáo dục giới trẻ và hoạt động xã hội các mặt
thì nhà cầm quyền không cho. Năm nay rộ lên vấn đề đàn áp khốc liệt giáo hội
Mennonite, đánh tín đồ và mục sư. Những người dân oan mất đất vẫn tiếp tục bị
đàn áp, bị cướp đất. Thậm chí những người dân oan đã vào tù rồi còn bị đàn áp
khốc liệt, bị giam chung với tù nhân bị HIV. Nói chung, tình hình Việt Nam về
nhân quyền, về các quyền dân sự-chính trị-kinh tế-xã hội đều càng ngày càng đi
xuống cả.”
Thành viên của Khối Dân chủ 8406 và Hội Cựu Tù nhân Lương
tâm và cũng là đồng Chủ tịch của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, báo động mức độ
trấn áp các quyền tự do dân sự tại Việt Nam ngày càng gia tăng về cả quy mô lẫn
mức độ:
“Quy mô thì hầu như tất cả
mọi giới đều bị đàn áp. Ví dụ năm nay họ giam rất nhiều blogger nổi tiếng, tiếp
tục bắt rất nhiều nhà tranh đấu, dân oan cũng vậy, đã có những phiên tòa xử dân
oan. Đối với người Hmong cũng vậy, những người Hmong đòi canh tân trong nếp sống
cũng bị ra tòa và bị ở tù, như vụ của ông Thào Quán Mua hiện cũng đang bị đàn
áp trong tù. Còn về mức độ thì chúng ta thấy càng lúc nhà cầm quyền cộng sản
càng dùng các phương pháp bạo hành rât đê tiện, thậm chí còn dàn dựng những vụ
bắt người rồi tạo vụ án như vụ của cô Lê Thị Phương Anh. Hoặc chúng ta thấy những
vụ án oan tử hình Hồ Duy Hải hay Nguyễn Văn Chưởng, gia đình kêu cứu, luật sư
và công luận đều lên tiếng mà nhà cầm quyền tới giờ vẫn im lặng.”
Linh mục Lợi nói bất chấp sự sách nhiễu của nhà nước, các
tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam ngày càng nở rộ nhiều hơn, cố gắng hoạt động
để lên tiếng bảo vệ các quyền dân sự-chính trị phổ quát bị hạn chế.
Linh mục Lợi dự
đoán trong thời gian tới xu hướng đàn áp có thể tăng thêm giữa lúc đảng cộng sản
đang lo ngại quyền lực bị lung lay và bộ mặt của giới lãnh đạo ngày càng bị xấu
đi từ ngay trong nội bộ.
Thế nhưng, nhà hoạt
động nhân quyền này quả quyết chừng nào còn áp bức bất công, chừng đó sự tranh
đấu phản kháng vẫn còn tiếp diễn:
“Chúng tôi các
tổ chức xã hội dân sự trong nước cương quyết phải đi tới cùng, chấp nhận những
gian khổ, đòn thù đê tiện, và tù ngục để cứu đất nước ra khỏi hiểm họa Việt cộng
và hiểm họa Tàu cộng.”
Chính phủ Hà Nội
lâu nay khẳng định luôn thăng tiến và bảo vệ các quyền dân sự-chính trị của
công dân và cho rằng các chỉ trích, tố cáo của thế giới về tình hình dân chủ-nhân
quyền Việt Nam là ‘bịa đặt,’ ‘vô căn cứ.’
Tuy nhiên, theo
nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và quyền tự do tôn giáo Phan Văn Lợi, lập luận
đó của Hà Nội là ‘mù quáng’ và ‘cố chấp’:
“Với phương tiện
internet và các trang mạng xã hội như Facebook thì trong vài giây sau các hình ảnh
và tiếng nói ghi nhận những biến cố này nọ được đưa lên mạng rồi, làm sao dấu
được mọi người, dấu được quốc tế? Cho nên, kiểu lập luận đó là của những người
mù quáng, cố chấp và không nhận thấy thời đại này internet là một ánh sáng soi
vào tất cả mọi sự việc. Chúng tôi mong rằng nhà cầm quyền cộng sản phải tỉnh
táo hơn, tỉnh ngộ hơn. Đừng mong dùng bạo lực, đàn áp, gian dối để chà đạp, bịt
miệng những tiếng nói của người dân Việt Nam.”
Phúc trình của Freedom House đánh giá các quyền tự do
chính trị và dân sự trên thế giới xuất bản thường niên kể từ khi ra đời từ năm
1972.
Thang điểm và xếp hạng của Việt Nam từ năm 2006 tới nay
không thay đổi.
(http://www.voatiengviet.com/content/phuc-trinh-tu-do-the-gioi-2015-vietnam-khong-co-tu-do/2616829.html)
(http://www.voatiengviet.com/content/phuc-trinh-tu-do-the-gioi-2015-vietnam-khong-co-tu-do/2616829.html)
*
Thành tích nhân quyền của Việt Nam trong các lĩnh vực chủ
yếu vẫn rất yếu kém, theo phúc trình về Tình hình Nhân quyền Toàn cầu năm 2015,
do Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch công bố hôm nay.
Human Rights Watch nói Việt Nam vẫn tiếp tục kiểm soát chặt
chẽ những người ủng hộ dân chủ, hay chỉ trích chính quyền trong năm 2014.
Tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế này nói Hà Nội trấn áp
hầu hết mọi hình thức bất đồng chính kiến. Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội
và tụ họp ở nơi công cộng bị theo dõi chặt chẽ.
Giới hoạt động tôn giáo, các blogger, những người bảo vệ
nhân quyền, các nhà hoạt động bênh vực quyền người lao động và đất đai, cũng
như các nhà vận động cho dân chủbị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và bắt bớ.
Vẫn theo Human Rights Watch, các trại viên trong các trung
tâm cai nghiện của nhà nước bị bóc lột sức lao động thông qua các chương trình
cưỡng ép lao động để làm sản phẩm bán ra thị trường nội địa và để xuất khẩu.
Hệ thống tư pháp của Việt Nam bị HRW đánh giá là thiếu tính
độc lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà nước và đảng CSVN.
Trong năm qua, Việt Nam đã phóng thích một số tù nhân chính
trị nhưng lại bắt giam nhiều người hơn nữa, mà phần lớn là những nhà hoạt động
ôn hòa. Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của HRW nói những vụ thả tù là có
mục đích. Ông nói:
“Nhiều vụ phóng thích được thực hiện vì những lợi ích ngoại
giao, nhưng thực tế là số người bị kết án còn cao hơn gấp đôi số người được
phóng thích, khiến cho nỗ lực của Việt Nam trình làng một bộ mặt cải cách bị
tác động nghiêm trọng.”
Bản phúc trình toàn cầu dài 65 trang là phúc trình thứ 25 của
HRW, tổng kết tình hình nhân quyền tại hơn 90 quốc gia. Phúc trình này nói
trong năm 2014, chính quyền Việt Nam đã đưa ít nhất 29 nhà hoạt động và bất
đồng chính kiến ra xét xử, kết án họ tổng cộng 129 năm tù giam.
Phúc trình nêu trường hợp các blogger được nhiều người biết
tiếng như Trương Duy Nhất và Bùi Thị Minh Hằng. Ít nhất 13 nhà hoạt động nhân
quyền khác đang chờ điều tra hoặc xét xử, trong đó có các ông Nguyễn Hữu Vinh
(tức blogger Anh Ba Sàm), Hồng Lê Thọ (tức blogger Người Lót Gạch) và Nguyễn Quang
Lập (tức blogger Bọ Lập).
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng liệt kê các hình thức sách
nhiễu đối với một số nhà hoạt động khác, kể cả các cựu tù nhân chính trị như:
Huỳnh Ngọc Tuấn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Đài và Nguyễn
Hoàng Vi, mà HRW nói thường xuyên là mục tiêu bị côn đồ tấn công và hành hung.
Những vụ hành hung đã trở nên trầm trọng hơn trong năm 2014, theo HRW, trong
khi không có bất cứ ai bị truy tố về những hành động này.
Phúc trình của HRW còn nêu các trường hợp công an cản trở sự
đi lại để ngăn không cho người dân tham gia các sự kiện liên quan đến nhân
quyền và tiếp tục theo dõi các nhóm tôn giáo không được công nhận, như đạo Cao
Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ Tin lành và các nhóm Mennonite thờ phượng
tại gia, cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Ông Adams nói “Tự do tôn giáo không có nghĩa là tự do thờ
cúng theo cách được chính quyền phê chuẩn, mà Việt Nam phải chấm dứt việc theo
dõi và can thiệp vào cách người dân thực hành tín ngưỡng theo sự chọn lựa của
họ.”
Tình trạng công an bạo hành, kể cả gây chết người trong khi
bị giam giữ, đã đến mức gần như tràn lan, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Trong bức tranh u ám đó, Human Rights Watch nêu ra môt điểm
sáng duy nhất, là việc thông qua Công ước Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc
(CUCTT) hồi tháng 11.
DienDanCTM
0 comments:
Đăng nhận xét