Nhà máy điện hạt nhân Takahama ở tỉnh Fukui |
Sau tai nạn
nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, quy chế vận dụng điện nguyên tử ở Nhật
trở nên nghiêm khắc hơn. Ngoài các tiêu chuẩn mới do Ủy ban Quy chế Nguyên tử lực
(độc lập với chính quyền) đưa ra còn phải qua sự khám định của Ủy ban Địa chấn.
Lọt được qua hai cửa ải này vẫn còn phải qua một cửa ải khác, đó là phải có sự
đồng ý của người dân sinh sống trong vòng bán kính 30 km tính từ nhà máy điện hạt
nhân.
Năm 2014, Tổng
công ty điện lực Kansai đã làm đơn xin cho nhà máy điện hạt nhân Takahama ở tỉnh
Fukui hoạt động
trở lại vào tháng 11 năm nay.
Sau khi cho
các chuyên gia đến kiểm tra, ngày 15/02/2015 Ủy ban Quy chế Nguyên tử lực tuyên
bố nhà máy điện hạt nhân Takahama đáp ứng tiêu chuẩn của quy chế mới. Tuy
nhiên, đúng tiêu chuẩn không có nghĩa là an toàn 100%, vì với kỹ thuật hiện nay
chưa có thể dự đoán được thiệt
hại gây ra bởi một trận động đất có cường độ lớn hơn 9 độ Richter và trận sóng thần tiếp theo sau.
hại gây ra bởi một trận động đất có cường độ lớn hơn 9 độ Richter và trận sóng thần tiếp theo sau.
Tuy nhận lời
cảnh cáo đó, nhưng Tổng công ty điện lực Kansai vẫn tiến hành bước kế tiếp là hỏi
ý kiến của cư dân trong khu vực. Nhiều người cư ngụ gần nhà máy điện hạt nhân
Takahama cương quyết không chấp nhận cho nhà máy điện này tái hoạt động nên đã
làm đơn kiện, và được tòa sơ thẩm Fukui
thụ lý hồ sơ.
Nhiều phiên
tòa đã được mở ra sau đó để nghe hai bên trình bày các luận cứ của mình. Ngày
14/04/2014 tòa phán quyết là nhà máy điện hạt nhân Takahama phải tạm thời ngưng
tái hoạt động sau tháng 11 năm 2015. Bản phán quyét ghi rằng, cho dù Ủy ban Quy
chế Nguyên tử lực đã thông qua, nhưng Ủy ban này cũng đề cập đến vài tiêu chuẩn
chưa hợp lý đối với quy chế mới về nguyên tử lực, và nhất là không dám bảo đảm
là tai nạn [sẽ] không xảy ra. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự nguy hiểm đối
với sinh mạng của cư dân không sao mà lường được, nên họ có quyền đòi hỏi việc
ngưng tái hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Takahama.
Phán quyết
này có ảnh hưởng lớn đối với việc tái hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân ở
Nhật. Phía Tổng công ty điện lực Kansai cho biết họ sẽ làm đơn kháng cáo lên
tòa Phúc thẩm.
Về phía chính
phủ Nhật thì Bộ trưởng Phủ Thủ tướng kiêm phát ngôn viên chính phủ là ông Kan đã họp báo nói rằng,
Chính phủ tôn trọng sự giám định của Ủy ban Nguyên tử lực nên không thay đổi đường
lối liên quan đến việc tái hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên
phía chính phủ cũng yêu cầu các tổng công ty điện lực phải thận trọng trong việc
xúc tiến cho các nhà máy điện hạt nhân tái hoạt động. Do phán quyết của tòa sơ
thẩm Fukui, nhà
máy điện hạt nhân Takahama vẫn tiếp tục ở trong giai đoạn tạm thời ngưng tái hoạt
động; và chính phủ Nhật sẽ quan tâm theo dõi những phản ứng của Tổng công ty điện
lực Kansai.
Chuyện điện hạt
nhân ở Nhật hiện nay là như thế, còn việc Nhật bán kỹ thuật cho Việt Nam thì sao? Tổ
chức bảo vệ môi trường FoE Japan cho biết, dù Chính phủ Abe vẫn muốn bán kỹ thuật
điện hạt nhân cho Việt Nam, nhưng việc này đang bị các đoàn thể, tổ chức, trong
đó có FoE, cũng như nhiều người dân Nhật phản đối mạnh mẽ.
Ba lý do
chính được các tổ chức bảo vệ môi sinh và người dân Nhật nêu ra để phản đối là:
Thứ nhất, nguyên tử, ô nhiễm phóng xạ là vấn đề hết sức nguy hiểm. Tai nạn nhà
máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đến nay còn chưa xử lý xong và chưa rõ sự
thiệt hại lên đến bao nhiêu, vậy mà vẫn muốn xuất khẩu kỹ thuật điện hạt nhân
sang Việt Nam
là điều không thể chấp nhận được. Thứ hai, Việt Nam hiện nay là một quốc gia không
mở rộng thông tin và không bảo đảm quyền tự do ngôn luận, người dân không được
phép vận động để phản đối những chính sách [sai trái] của nhà nước. Rất nhiều
người Việt Nam
biết được sự cực kỳ nguy hiểm của điện hạt nhân nhưng không thể công khai lên
tiếng thảo luận cũng như truyền bá cho mọi người biết. Thứ ba là sự phung phí một
cách quá đáng liên quan đến điện hạt nhân. Điện hạt nhân mà không có ngân sách
nhà nước đổ vào liên tục thì không thể duy trì hoạt động được. Ngân sách nhà nước
của Việt Nam
đang ở trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng, lấy đâu ra tài khoản để duy trì sự
hoạt động của nhà máy điện hạt nhân? Như vậy rốt cuộc thì tiền viện trợ ODA rót
vào đó chỉ để cho một số xí nghiệp và cá nhân hưởng lợi, mà ODA là tiền thuế của
người dân Nhật (*)
Một câu hỏi
được các ký giả đặt ra là, nếu Nhật không bán kỹ thuật điện hạt nhân cho Việt Nam thì các quốc
gia khác sẽ bán. Câu hỏi này đã được nữ nghị sĩ Fukuda (trước đây là Chủ tịch đảng
Xã hội Dân chủ) trả lời như sau: “Ai bán thì quyền của người ta, chứ Nhật Bản
phải dứt khoát không nhúng tay vào việc mua bán này. Tai nạn nhà máy điện hạt
nhân Fukushima Daiichi chưa giải quyết xong mà đem bán kỹ thuật cho người ta, nếu
tai nạn xảy ra - mà chắc chắn sẽ xảy ra - thì Nhật đâu có thể phủi tay được.
Người dân Nhật ít ra cũng phải chịu trách nhiệm tinh thần về hành động gắp lửa
bỏ tay người khác của chính quyền ông Abe.”
(*) Độc giả
có thể vào trang mạng dưới đây của FoE Japan để xem bằng tiếng Nhật http://www.foejapan.org/energy/news/pdf/111031).
DienDanCTM
DienDanCTM
0 comments:
Đăng nhận xét