Các nhà tranh đấu Việt Nam và quốc tế thúc đẩy LHQ thông qua nghị quyết Syria

DienDanCTM (Bản tin 24-11-2011)

Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm qua 23 tháng 11 đã thông qua nghị quyết liên quan đến Syria. Kết quả này có một phần nỗ lực ảnh hưởng của các tổ chức NGO và các nhà đấu tranh dân chủ trên thế giới.
Bản tin của Tổ Chức Giám Sát LHQ - UN Watch cho biết một liên minh gồm 20 nhóm tranh đấu cho nhân quyền trên khắp thế giới đã đưa ra một nghị quyết riêng tại “Hội Nghị Toàn Cầu Chống Đàn Áp và Kỳ Thị”, diễn ra ở New York ngày 21 & 22 tháng 9 năm 2011, trùng vào dịp Đại Hội đồng Liên hiệp quốc khai diễn kỳ họp thường niên lần thứ 66.
 Dự thảo của hội nghị NGO đã yêu cầu LHQ điều tra về những vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn tại Syria, chào mừng dự thảo nghị quyết về tình hình Syria của LHQ do Anh, Pháp, và Đức đồng bảo trợ. Sau đó, dự thảo đã được gởi tới 193 nước thành viên của LHQ, thúc đẩy đặc biệt khối Ả Rập ủng hộ và thông qua dự thảo LHQ.
Đồng bảo trợ dự thảo của NGO gồm những nhân vật phản kháng hay cựu tù nhân chính trị nổi tiếng của nhiều quốc gia như Yang Jianli của Trung Quốc, Ahmad Batebi của Iran, Fidel Suarez Cruz and Berta Antunez của Cuba, Rebiya Kadeer của sắc dân Uyghur Grace Kwinjeh của Zimbabwe, cùng tổ chức Giám Sát Liên Hiệp Quốc - UN Watch, Hiệp Hội Nhân Quyền Lantos và Đảng Việt Tân. 
Hội nghị NGO với chủ đề: "Chúng Tôi Có Một Giấc Mơ: Hội Nghị Toàn Cầu Chống Đàn Áp và Kỳ Thị" diễn ra song song với hội nghị LHQ đã bắt đầu bằng bài diễn văn khai mạc của nhà hoạt động nhân quyền Syria Rami Nakhleh. 
Nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy, người vừa sang Mỹ tị nạn chính trị, cũng là một trong số 27 diễn giả của Hội nghị NGO. Cùng với các nhân vật nữ tranh đấu nhân quyền hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, bà Trần Khải Thanh Thủy đã trình bày về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam qua bài tham luận “Đời tù Việt Nam trước mắt thế giới”. 



1 comments:

Chúc mừng sự thành công của Hội nghị NGO với chủ đề: "Chúng Tôi Có Một Giấc Mơ: Hội Nghị Toàn Cầu Chống Đàn Áp và Kỳ Thị".

Quí vị đã làm một việc hữu ích và tiếng nói của quí vị đã được lắng nghe.

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More