Chuyện dài công an hành dân: mời làm việc cả buổi chỉ thêm được một tờ niêm phong

Paulo Thành Nguyễn
Paulo Thanh Nguyễn
AI HÀNH AI?

Đúng 14h tôi có mặt tại phòng kiểm tra văn hóa phẩm (VHP)của sở VHTT nhưng không thấy ai, tôi gọi cho cô Hồng Ánh, người đã liên hệ tôi để gửi giấy mời thì được biết mọi người đang trên đường đến.

Ba mươi phút sau có hai người bên hải quan và hai người “vô danh” đến.

Trong khi hai cán bộ hải quan tìm người phụ trách phòng kiểm tra thì hai người “vô danh” đến ngồi cạnh và sau lưng tôi, mắt nhìn quanh không nói một lời. Chị Như, phụ trách tiếp nhận hồ sơ, là người trong khi chờ tôi có nói chuyện, tưởng là đi chung với tôi nên hỏi, nhưng tôi bảo không biết.
Chị ta quay sang hỏi anh ngồi cạnh tôi: “Anh cần liên hệ gì?”

Anh ta ú ớ… Cô Như hỏi tiếp : “Anh bên công an ah?” Anh ta tiếp tục ú ớ một lúc rồi chỉ theo hướng hai cán bộ hải quan nói “đi theo chị đó”. Chị Như hỏi tiếp anh ngồi sau:

- “Còn anh cần liên hệ gì?”

- “Ờ..ừm…, tôi đi theo anh này” – anh ta vừa nói vừa chỉ anh ngồi cạnh tôi.

Chị Như không hỏi nữa và quay đi với nét mặt khó hiểu. Ngồi im lặng chừng năm phút sau thì hai anh “vô danh” đó ra ngoài. Chị Như quay nhìn tôi hỏi: “Anh lưu cái gì trong đó mà có vẻ nghiêm trọng vậy?”

Tôi cười và nói “Chỉ mấy cái hình chụp cảnh thôi, tại họ thích làm nó nghiêm trọng đó mà”. Chị Như cười có vẻ hiểu ý và quay đi làm việc.

Tôi tiếp tục ngồi chờ thêm một tiếng đồng hồ cho phần bàn giao niêm phong từ Hải Quan qua bộ phận kiểm tra văn hóa phẩm. Có lẽ vì trường hợp tôi khác với các hàng hóa thông thường nên cách làm phối hợp hai bên rất lúng túng và không có biên bản mẫu liên quan.

Đến 16h thì hai nhân viên hải quan hớn hở ra về với vẻ mặt tươi như được “rảnh nợ”, sau khi hoàn tất bàn giao cho anh Sơn,  bộ phận kiểm tra VHP.

Theo nghiệp vụ kiểm tra thông thường để đảm bảo tính khách quan như anh Sơn nói là chép từ USB và thẻ nhớ ra hai CD, mỗi bên giữ một cái rồi niêm phong file gốc lại nếu cần sẽ đối chứng sau này. Trong khi chờ anh Sơn đi kiếm cái đầu đọc thẻ nhớ tôi nói vu vơ với chị Như: “Phòng giám định kiểu gì mà cái đầu đọc thẻ cũng hông có”. Chị ta cười nói: “Tại hồi giờ ở đây chỉ thu đĩa thôi chứ đâu có thu USB hay thẻ nhớ đâu, cái này chắc chuyển giám định nơi khác(?!)”

Hai mươi phút sau anh Sơn mang cái ổ đĩa về và mời tôi vào phòng kiểm tra cùng với một anh “vô danh” ngồi cạnh lúc nãy, nhưng giờ được anh Sơn giới thiệu là nhân viên kỹ thuật(?!)

Anh Sơn chép từ USB và thẻ nhớ ra hai thư mục trên máy tính, nhìn vào chỉ toàn là hình ảnh cá nhân, phong cảnh và một file văn bản ghi tiểu sử của những lãnh đạo lịch sử nước Mỹ mà tôi yêu thích.

-“ Đó, anh thấy có gì đâu, toàn hình cá nhân mà anh chép làm gì?”- Tôi nói

- “Cái này vẫn phải coppy ra CD để đi giám định, kết quả sẽ báo lại sau”- Anh Sơn trả lời.

Sau một tiếng đồng hồ loay hoay, thay hết ổ ghi này đến ổ ghi khác nhưng vẫn không coppy từ máy tính qua CD được. Đến 17h tôi yêu cầu lập biên bản niêm phong lại để ra về vì không thể chờ thêm được.

Trước khi về tôi đã nói với anh Sơn là lần sau có mời tôi cũng không lên nữa vì tôi đã bỏ hết công việc để hợp tác với phía cơ quan, nhưng tôi thấy điều đó quá lãng phí với kiểu cách làm việc tùy tiện như vậy.

Thật tình tôi không hiểu nổi, hải quan (hay lực lượng an ninh??) khi yêu cầu kiểm tra, giám định hình ảnh cá nhân tôi tại Sở Văn hóa, viện dẫn Nghị định 88/2002/NĐ-CP họ suy nghĩ gì? Tôi là một công dân, sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng theo đúng nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, việc xâm phạm quyền tự do công dân qua việc chép và sử dụng hình ảnh cá nhân của tôi như trên là điều không thể chấp nhận. Và không ai biết được, lực lượng an ninh sẽ sử dụng hình ảnh cá nhân ấy để làm gì.
* Cán bộ làm việc trễ hơn 30phút so với giấy mời.


* Gần 4 tiếng làm việc chỉ thêm được một tờ niêm phong.

Paulo Thành Nguyễn
28-02-2012


nguồn: http://www.facebook.com/notes/paulo-th%C3%A0nh-nguy%E1%BB%85n/ai-h%C3%A0nh-ai/342798045758829

1 comments:

công an VN sao lãng phí , cả 6, 7 người tốn gần nửa ngày, chỉ làm được có 1 biên bản, cho nghỉ việc đi vô dụng qúa

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More