Mắc lừa các quan, gia đình một thương binh điêu đứng.

Ông Phạm Đông Đức trước chồng đơn kiện, tố cáo.
Bảo Nam
Tác giả gửi đến DienDanCTM

Vụ án DN Đức Hoa, khiếu kiện, tố cáo các quan tham, các báo chính thống đã có nhiều bài. Vừa qua diễn đàn CTM tiếp tục phản ánh. Tuy nhiên từ báo lề phải, đến lề trái “các quan” đọc xong rồi “im lặng là vàng”, còn dân tình lại hết sức bức xúc bàn đến “khoảng trống” của luật pháp Việt Nam. Đặc biệt ông Phạm Đông Đức, một thương binh hạng nặng, chồng bà Lê Thị Hoa (DN Đức Hoa) lại nói về các quan, nói về hệ thống tố tụng nhiều câu thật tồi tệ.

Suốt 5 năm trời kêu kiện, trên đẩy xuống dưới đẩy lên làm ông Phạm Đông Đức, và bà Lê Thị Hoa nguyên là một người lính, hai vợ chồng đều đảng viên lâu năm “lên bờ xuống ruộng”. Hy vọng ở công lý, pháp luật, hai năm đệ đơn đến tòa án và chờ đợi.  Ngày 27/3/2012 TAND thị xã Thái Hòa mở phiên tòa sơ thẩm, nhưng cán cân công lý ở đây cũng bị “cong” nốt.

 
Ra văn bản lừa thương binh. Văn bản 25/2/2008, các quan lừa thương binh Phạm Đông Đức “đất đổi đất”

Vào những năm 1992- 1996 vùng đất cầu Khe Tọ (thuộc thị trấn Thái Hòa huyện Nghĩa Đàn, bây giờ là thị xã Thái Hòa, Nghệ An) đồi đá, hoang hóa, tuy mới quân ngũ về địa phương, lại mới sinh con nhỏ, nhưng nghe theo chủ trương, chính sách của đảng, không chấp nhận đói nghèo, hai vợ chồng Đức Hoa viết đơn xin địa phương ra vùng đất này đổ mồ hôi, sôi nước mắt khai hoang, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rừng. Tích góp được ít vốn, cọng thêm tài sản bán nhà cũ hai vợ thành lập DNTN, đã được Sở khoa học đầu tư Nghệ An cấp giấy phép.

Năm ngôi nhà xưởng được dựng lên, hàng trăm công nhân (phần lớn là con em gia đình chính sách) có việc làm ổn định. Công việc đang tiến triển tốt đẹp, đồ đan lát mỹ nghệ đã có nhiều đối tác ký hợp đồng xuất khẩu. Đúng lúc này dự án cầu Khe Tọ được triển khai, tất cả đất đai đã có sổ đỏ và nhà xưởng của DN Đức Hoa phải di dời. Diện tích thu hồi là 4.203,5 m2 trên tổng số 5420 m2. Để trót lọt GPMB mà không có một cản trở nào, ngày 25/2/2008 ông Hoàng Viết Đường chủ tịch huyện Nghĩa Đàn, phó chủ tịch, cùng các ban nghành đã ký thống nhất với DN Đức Hoa “ Diện tích đất thu hồi làm cầu là 4203,5 m2 nay thống nhất đất đổi đất. Trong diện tích 4203,5m2 có 1500 m2 đã xây dựng nhà xưởng được chuyển ra vị trí mới phía Đông bắc bám mặt đường, dài 70 m, rộng 21,5 m, số còn lại đổi đất lâm nghiệp. Ngoài diện tích đất đổi đất và chuyển nhà xưởng, gia đình ông Đức đã trồng cây bạch đàn đề nghị cấp giấy chứng nhận QSDĐ vào mục đích lâm nghiệp và ưu tiên cho ông Đức một lô đất ở”. Chuyện giấy trắng mực đen, dấu đỏ, chữ ký của cấp có thẩm quyền tưởng cứ thế mà thực thi, ai ngờ mọi cam kết các quan ký một đàng làm một nẻo. Và  đây cái mốc chính làm DN Đức Hoa điêu đứng, phải kêu kiện 5 năm trời đến nay mà vẫn chưa có hồi kết.

   

Mảnh đất được các quan gọi là thực hiện cam kết văn bản 25/2/2008 chuyển nhà xưởng, nhưng nay lại bảo vi phạm lấn chiếm hành lang phải cưởng chế, muốn xin đất làm nhà xưởng phải lên tỉnh (ảnh).

Đó là 1500 m2 nhà xưởng chuyển ra vị trí mới nói trên ông Lê Phúc Ân chủ tịch thị xã Thái Hòa (lúc ký vào văn bản 25/2/2008 là phó chủ tịch huyện) bây giờ cho rằng đó là đất lâm nghiệp, mà DN Đức Hoa muốn mở mang lại nghề KD, dựng lại nhà xưởng thì lên tỉnh. Đây là điều trái với luật DN: “DN đã có giấy phép kinh doanh khi chuyển dời thì không phải xin cấp nào nữa”.

Nhưng đó là luật, còn ông Lê Phúc Ân chủ tịch thị xã Thái Hòa lại khác, buộc ông Phạm Đông Đức lên tỉnh, tỉnh lại chuyển về thị xã giải quyết. Chuyện sai trái chưa dừng lại, theo quy trình trước lúc thu hồi đất GPMB thì phải lập hồ sơ đền bù, xác định loại đất, ô thửa, tờ bản đồ, lý lịch đất. Cấp nào cấp GCN-QSDĐ thì cấp đó ra quyết định thu hồi, sau đó mới cấp lại đất tái định cư. Nhưng hội đồng đền bù GPMB cầu Khe Tọ do ông Lê Phúc Ân ( Bây giờ là chủ tịch thị xã Thái Hòa) làm trưởng đoàn đã bất chấp tất cả.

Ông Phạm Đông Đức như “con kiến mà leo cành đa” cuối cùng phải đệ đơn ra tòa án. Với suy nghĩ Pháp luật Việt Nam bây giờ muốn nhanh phải có tiền “bôi trơn” nên ông Đức đưa cho tòa án một số tiền. Đơn của ông Phạm Đông Đức viết “ Trước lúc nhận 163 triệu của tôi tòa án thị xã Thái Hòa chấp nhận đơn tôi kiện có chứng cứ, tòa đã thực hiện điều 82 luật tố tụng, kiểm tra hiện  trạng QSDĐ tại văn bản 25/2/2008 và đã có văn bản 23/12/2011. Nhưng khi xét xử lại không cho tranh tụng.  

Tại sao ông chủ toạ thẩm phán, người thực hiện điều 82 luật tố tụng kiểm tra mô tả tại chỗ QSDĐ văn bản 25/2/2008 là của DN Đức Hoa và đất nhà xưởng, đất lâm nghiệp của DN Đức Hoa. Vậy mà nhiều lần luật sư Lê Trung Hiếu yêu cầu đo đạc lại diện tích thực tế nhưng tòa án vẫn không cho đo. Trong lúc đó 13 hộ “mượn đất”, hiện 8 hộ vừa được đền bù vừa được ở lại đang lấn chiếm lên thửa 12000 m2 tờ bản đồ 02 đất của DN Đức Hoa. Một vụ án kéo dài 5 năm, người tố cáo điêu đứng, kẻ bị tố cáo dùng pháp quyền Nhà nước tịch thu, quốc hữu hóa một DN.

Tại sao trước khi thu  hồi đất ông Lê Phúc Ân chủ tịch đền bù GPMB cầu Khe Tọ cùng 17 cán bộ khác ký hồ sơ đền bù có 5 nhà xưởng là cơ sở sán xuất của DN Đức Hoa. Năm ngôi nhà xưởng đó có trong sổ đỏ 1234, nhưng sau khi thu hồi đất chỉ đền bù tài sản trên đất mà không đền đất? Các quan tham đã bất chấp  luật đất đai quy định : Đền tài sản trên đất là được đền đất. Khốn khổ quá, 190 lao động mất việc làm, 5 năm nay đòi chút hộ trợ cũng không cho. Đây là vi phạm điều 165 luật DN, điều 87 luật đầu tư ( Đền bù thiệt hại cho DN, cản trở hoạt động của DN). Để khỏi phiền lòng bạn đọc, chúng tôi mới chỉ nêu một phần nhỏ trong nguyên nhân của mọi nguyên nhân sai trái.

Sau hàng trăm đơn kiện ông Hoàng Viết Đường ( nguyên chủ tịch huyện Nghĩa Đàn, nay là cán bộ cấp tỉnh), Ông Lê Phúc Ân ( nguyên PCT huyện Nghĩa Đàn, này là chủ tịch thị xã Thái Hòa) gửi đi các cấp tỉnh Nghệ An đến trung ương. 5 năm quả bóng đơn kiện của DN Đức Hoa được đá đi đá lại như xiếc. Đến ngày 27/3/2012 TAND thị xã Thái Hòa đã mở phiên tòa sơ thẩm. Phía bị đơn có ông Hồ Thanh Phong, trưởng phòng TN- MT, ông Hoàng Nghĩa Thái trưởng phòng đăng ký cấp QSDĐ ( đều thị xã Thái Hòa, do ông Lê Phúc Ân chủ tịch, bị đơn cử đi đại diện). Nguyên đơn vợ chồng ông Phạm Đông Đức và bà Lê Thị Hoa ( DN Đức Hoa) và hàng chục công nhân (mất việc làm do DN Đức Hoa điêu đứng) đại diễn cho 190 lao động. Thật ái ngại và khó hiểu khi PV trông thấy đến mấy chục công an (mặc sắc phục và quần áo dân thường) được huy động đến phiên tòa này. Nhìn công an “chìm, nổi” chúng tôi liên tưởng đến vụ án ông Đoàn Đức Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng mà dư luận cả nước chưa hết “sôi” lên. Tại sao vụ án dân sự kiện ông Hoàng Viết Đường nguyên chủ tịch huyện Nghĩa Đàn ( bây giờ là quan tỉnh Nghệ An) và ông Lê Phúc Ân chủ tịch thị xã Thái Hòa có nhiều tất khuất trong đền bù GPMB cầu Khe Tọ, lừa ông Phạm Đông Đức thương bịnh hạng nặng bằng văn bản 25/2/2008 nhưng không thực hiện như cam kết lại huy động nhiều công an đến thế ?

Thắc mắc này được một công an mặc thường phục trả lời PV “Trên điều động thì phải chấp hành, phòng bị những phần tử quá khích càng tốt chứ sao”.

Trở lại phiên tòa, qua theo dõi của PV. những chứng cứ ông Phạm Đông Đức nêu lên, những yêu cầu trích từ các điều khoản của bộ luật tố tụng mà bị đơn vi phạm, yêu cầu xử lý…đều bị ông chủ tọa, thẩm phán phiên tòa “cắt bỏ”. Còn phía bị đơn thì trình bày “thoải mái”. Đến cả phần tranh tụng DN Đức Hoa cũng không nói được gì nhiều…Tất cả tòa cho là “ kiện không có căn cứ”.

Những phi lý trên trong một lần trao đổi với PV ông thẩm phán Nguyễn Ngọc Oánh giải bày “Tôi còn bị áp lực của cấp trên chỉ đạo, không thể làm khác được”. Trong lá đơn “ Tố cáo khẩn cấp” ông Phạm Đông Đức viết “ Kết thúc phiên tòa 5 năm trời, 2 năm thụ lý vụ án, chúng tôi chờ đợi, hy vọng, nghe ông chủ tịch thẩm phán Nguyễn Ngọc Oánh đọc : Bác đơn kiện, không chấp nhận đơn kiện”. Tiếng sét của cái gọi là pháp luật XHCN làm ông Phạm Đông Đức gào to giữa phiên tòa “Kỷ chánh án! Oánh thẩm phán ơi ! trả lại 163 triệu cho tao”! Nhoáng một cái, các vị quan tòa biến mất. Còn lại người thương binh hạng nặng, ông Phạm Đông Đức nằm lăn ra nền nhà kêu gào, rên rỉ, vợ ông, bà Lê Thị Hoa, cùng nhiều người thân (có cả một công an thấu hiểu vấn đề) đến vừa động viên, vừa dìu ông liêu xiêu đi về.
Lại mỏi mòn chờ đợi.
Phần đất tái định cư của thương binh Phạm Đông Đức đang bị treo
Gặp ông Phạm Đông Đức chúng tôi hỏi “ Việc tố cáo, đưa ra tòa là đúng, tại sao ông lại đưa tiền cho tòa án ?”. Ông Đức : “ Trước tiên là chúng tôi đặt vấn đề, vì nghĩ xã hội này dù đúng dù sai đều thế cả, việc gì cũng phải có tiền. Tôi và vợ đưa từng đợt trong 2 năm, 163 triệu là tiền tạm ứng ban đầu. Các ông tòa án tôi đưa tiền không ký vào giấy tờ gì, nhưng tôi có máy ghi âm thể hiện, sổ sách ghi chép”. Hỏi tiếp “  Nhận tiền của ông, tại sao họ không xử thắng kiện cho ông?” Ông Đức nói “ Tôi và vợ một thời được các cấp khen ngợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, năng động làm giầu chính đáng trên quê hương, bây giờ bần cùng khố rách, phó thường dân, bọn chúng là quan tham, lại tiền nhiều như nước, tôi không thắng được cũng là chuyện thường tình của luật pháp bây giờ, vì biết đâu chúng nó lại đưa tiền cho Tòa nhiều gấp 10 lần của tôi”. 

Xem ra vụ kiện, tố cáo của DN Đức Hoa còn khá nhiều phức tạp và đầy gian lao khổ hạnh. Tuy nhiên người thương binh hạnh nặng- ông Phạm Đông Đức vẫn nuôi niền tin. Mà niềm tin của ông tôi biết lắm khi rất khùng, đã có lần ông chặn cả đoàn quan chức cưỡng chế GPMB cầu Khe Tọ (sau đó mới có văn 25/2/2008 các quan làm để lừa đã nói trên) khi chưa đền bù thỏa đáng cho ông, rồi bị còng. Ngay cả buổi tiếp dân của UBND tỉnh ông cũng đã ném gạch vào cán bộ tỉnh. May ông chẳng hề hấn gì (nếu là thường dân chắc đã mọt guông) vì có bảo bối thương binh “miễn truy cứu trách nhiệm hình sự”. Sau phiên tòa sơ thẩm ông Đức tiếp tục ra Trung ương, quốc hội “làm nháo nhác” tố cáo phiên tòa sơ thẩm, tố cáo các quan chức gian lận, lừa dân. 

Được tư vấn, hướng dẫn, động viên, ông Phạm Đông Đức đệ đơn ra tòa án phúc thẩm tỉnh Nghệ An và chờ đợi. Sáng  6/8/2012 TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa phúc thẩm, xét xử vụ án dân sự mà nguyên đơn  DN Đức Hoa, bị đơn  ông Lê Phúc Ân chủ tịch thị xã Thái Hòa cùng các quan chức khác. Và phiên tòa phúc thẩm đã léo sáng cho ông một niềm tin khi tuyên án : Hủy án sơ thẩm của TAND thị xã Thái Hòa, vì đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng.

Sau khi tòa án phúc thẩm tuyên án, xem ra trên khuôn mặt của người thương binh và bà vợ đã le lói tươi sau 5 năm trời héo hắt. Nhưng ai mà biết được, ví dụ (chỉ là ví dụ) sau này ông thắng kiện, con đường đi đến điểm cuối, lấy lại những gì đã mất để phục hưng dậy trên điêu tàn cũng không phải đơn giản, vì biết bao nhiễu nhương của Pháp luật VN vẫn đón đợi. Ông Đức nói “Trước mắt chúng tôi đã nhận đủ 163 triệu do TAND thị xã Thái Hòa mang trả vì không thể nuốt trôi và Tòa án phúc thẩm đã gây được… niềm tin”. Chúng tôi cũng mong niềm tin đó không bị đánh cắp. Vụ án đẩy một thương binh vào khốn khổ xem ra không ồn ào, quy mô, trắng trợn như các vụ cướp đất ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vĩnh Phúc… nó chỉ âm thầm, nhưng đầy tinh xảo. 

Khốn khổ thay những người nông dân vốn thật thà chân chất. May thay người thương binh Phạm Đông Đức 5 năm trời chỉ vùi đầu vào nghiên cứu từng câu chữ pháp luật mới vạch trần sự thật. Nhưng sự thật của thời buổi “Tờ bạc đâm toặc tờ giấy” vẫn chưa là điểm cuối của cuộc hành trình đi đòi công lý. Hãy chờ xem những ma chước nào tiếp theo, khi các quan  là cả một hệ thống chằng chịt, cốt chỉ để “Vơ vét cho đầy túi tham”? Đau đớn thay cho thương binh hạng nặng, ông Phạm Đông Đức, cùng vợ, bà Lê Thị Hoa nguyên là người lính ( đều đảng viên ĐCSVN) một thời cống hiến xương máu, xuân sắc chiến đấu cho lý tưởng “Cọng hòa XHCN…Việt Nam” !
                                                                       
Bảo Nam.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More