Một khả năng chiến tranh ở Biển Đông

Trần Minh Khôi


Những hành động quyết đoán gần đây của Bắc Kinh đối với Biển Đông không chỉ là phản ứng để làm vừa lòng các tầng lớp chủ xướng chủ nghĩa dân tộc và giới tướng lãnh diều hâu của Giải phóng Quân Trung Quốc trước sự ra đời của Luật Biển Việt Nam. Chúng có thể là bước đầu của những thỏa hiệp chính trị ở Trung Quốc có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Biển Đông nhằm cưỡng chiếm Trường Sa và đặt mọi chuyện trước sự đã rồi.

Chỉ còn vài tháng là đến Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi xảy ra cuộc chuyển giao quyền lực cho thế hệ mới, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa thương lượng xong vai trò đứng đầu Ủy ban Quân ủy Trung ương cho ông Tập Cận Bình. Hồ Cẩm Đào có thể
sẽ phải ở lại hai năm nữa trong vị trí đầy quyền lực này. Điều này gợi ý rằng giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc có những toan tính khác và có thể sẽ tạo áp lực với ông Tập Cận Bình để có tiếng nói quyết định hơn trong các vấn đề của Biển Đông. Như đã nói trong các bài viết trước, khả năng chiến tranh lớn nhất là khi Trung Quốc cần phải giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ. Chúng ta đang đứng trước một khả năng lớn như thế.

Nếu Trung Quốc quyết định cưỡng chiếm Trường Sa, hoặc chỉ cưỡng chiếm một số đảo, lúc này thì ngoài những tuyên bố phản đối của các quốc gia Đông Nam Á và phương Tây nó sẽ không gặp phải trở ngại nào lớn, đặc biệt là khi Trung Quốc bảo đảm quyền tự do hàng hải cho các quốc gia này. Nhà nước Việt Nam hiện đang gặp phải cuộc khủng hoảng về tính chính đáng lãnh đạo và sẽ không có đủ ý chí chính trị để tổ chức một cuộc chiến tranh du kích cắt đứt đường hàng hải trên Biển Đông đối với tàu hàng Trung Quốc, mối đe dọa lớn nhất đối với Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc quyết định thực hiện một cuộc chiến tranh cưỡng chiếm cục bộ lúc này, có khả năng chúng ta sẽ mất Trường Sa và không bao giờ lấy lại được nữa.

Đã hai năm trôi qua kể từ tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton ở Hà Nội nhưng quan hệ quân sự Việt-Mỹ vẫn chưa có tiến triên gì đáng kể, ngoài những việc có tính biểu tượng như đưa tàu hải quân Mỹ vào thẳng Cam Ranh để sửa chữa chứ không còn phải giấu mình ở cảng Vân Phong. Người Mỹ đã làm những gì có thể làm để kéo Việt Nam ra khỏi sự cương tỏa của Trung Quốc. Họ làm những điều đó với một đòi hỏi khá đơn giản: thực thi nhân quyền cho chính công dân Việt Nam. Nhưng chính quyền Việt Nam vẫn không có một động thái nào để tự cứu mình và cứu lấy quốc gia trước mối nguy xâm lược của Trung Quốc. Cứ theo tiến độ này thì phải mất ít nhất một thập niên nữa quan hệ Việt-Mỹ mới đủ sự tin cậy để có những hỗ trợ quân sự. Bắc Kinh hiểu rõ điều này. Nếu Bắc Kinh lúc này quyết định cưỡng chiếm các đảo Trường Sa hiện đang được bảo vệ bởi hải quân Việt Nam thì Mỹ sẽ đương nhiên bị đặt ra ngoài vòng chiến sự. Mỹ sẽ không thể làm gì giúp Việt Nam ngoài việc lên tiếng phản đối.

Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay phải hiểu rằng mất Trường Sa là mất Đảng. Bắc Kinh chắc chắn đã chuẩn bị một giải pháp thay thế với những gương mặt hiện nay gắn bó với Bắc Kinh. Chỉ cần một động thái mị dân như trả lại một vài đảo Trường Sa cho Việt Nam là Bắc Kinh có thể để đổi lấy tính chính đáng cho đám lãnh đạo mới được Bắc Kinh dựng lên này. Đảng sẽ vỡ ra nhiều mảnh. Bắc Kinh có thể sẽ rót tiền vào để cứu nền kinh tế và cứu nhóm lãnh đạo nô bọc. Nhưng đất nước sẽ rối loạn. Lịch sử lặp lại. Nhân dân sẽ đi theo một tầng lớp lãnh đạo mới tổ chức kháng chiến để cứu quốc gia.

Hai năm qua là một khoảng thời gian quan trọng trong chiến lược bảo vệ Biển Đông và nhà nước Việt Nam đã để cho cơ hội đó đi qua. Nhưng không phải là đã quá trễ.

Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay phải thức tỉnh để hiểu rằng Bắc Kinh có tổ chức chiến tranh hay không là để nhằm phục vụ các mục tiêu chính trị của nó chứ không phục thuộc vào bất cứ điều gì nhà nước Việt Nam làm hoặc không làm. Nhà nước Việt Nam không có khả năng tác động Bắc Kinh để giúp ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chỉ có một quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ mới có thể giữ được Biển Đông. Lúc này những người lãnh đạo nhà nước phải nhanh chóng xúc tiến thiết lập một lộ trình nhằm xây dựng quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ. Lộ trình này bao gồm các đòi hỏi không thể thỏa hiệp của Mỹ là thực thi nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Nếu những người lãnh đạo Đảng có bản lĩnh thì lộ trình vẫn có thể bảo đảm quyền lực chính trị của họ.

Sự sợ hãi mất quyền lực ở những người lãnh đạo Đảng Cộng sản đã nhiều lần làm lỡ mất cơ hội phát triển và bảo vệ quốc gia. Lần nay họ đứng trước một lựa chọn khó khăn hơn: sự sợ hãi sẽ làm họ mất tất cả. Nhưng tệ hại hơn nó sẽ làm cho quốc gia vĩnh viễn mất đi một phần lãnh thổ.

Và lịch sử sẽ không bao giờ tha thứ cho họ.

2 comments:

Cảm ơn bạn Trần Minh khôi đã chia sẻ tâm tư mình với mọi người và trong số đó có tôi. Và từ đó thì tôi cũng xin phép chia sẻ sự nhận thức của tôi trong đề tài nầy.

Với tôi thì nhnững lảnh đạo quốc gia hiện nay là bất tài vô dụng, vì họ đã biết dự tính và âm mưu xâm lăng của Trung Quốc từ năm 1979 (hãy vào trang sử ký của anhbasam để xem nhé). Ấy vậy mà trong suốt hơn 30 năm qua họ đã không có một kế sách nào để chận đứng hay đuổi quân xâm lược !!! Song song đó thì sự lên tiếng cảnh báo sự đe dạo của Trung Hoa từ giới Trí Thức hay những người dân yêu nước khác thì điều bị nhà nước Hà Nội ngăn cấm, bắt bớ, hành hạ, giam cầm và gán ghép họ với nhiều tội xấu xa khác nhau. Và điều nầy vẫn còn thể hiện trong cuộc biểu tình vào ngày Chủ Nhật 5 tháng 8 vừa qua.
Quan điểm và hành động trên của những lảnh đạo hiện nay là nghĩa gì đây, trong khi biển đảo đang bị quân thù bao vây và nhân dân không được phép lên tiếng ???

Tuy tôi không là một Quân Sự Gia nhưng với tôi thì tôi chỉ cần 10 năm là đủ để phá hủy toàn bộ hệ thống Quốc Phòng của quân thù rồi. Khi nói đến tạm chận bước tiến của quân thù thì chỉ cần từ 3 đến 6 tháng là quá đủ rồi.

Từ những nhận thức trên nên với tôi thì những lảnh đạo Việt Nam ngày nay chỉ vì quyền lợi riêng tư, chứ không vì quyền lợi đất nước và dân tộc. Và đây là một Triều Đình Lê Chiêu Thống thứ hai trong lịch sử Việt chúng ta.

Lịch sử đã lập lại và rồi sẽ sang trang. Và trang mới nầy sẽ là phục hưng, thịnh trị, an lạc, và mãi mãi trường tồn.

Bo chinh tri DCS VN hien tai, la mot bon "BAT TAI-VO DUNG", dung nhu ban "vo danh" (02:41 11/08/2012) , da nhan xet o tren.
Xin loi truoc cac ban, de co the lay vi du so sanh : Dai tuong Vo nguyen Giap truoc day, ong Giap duoc dao tao tu truong Tay, la giao su Truong Albesaro (giang day = tieng Phap), Dai tuong Van Tien Dung, tong tham muu truong, duoc dao tao tu truong si quan luc quan cua Phap (cung khoa hoc
voi mot so tuong cua VNCH).
Con bay gio thi cac vi uy vien BCT cua khoa XI trinh do ra sao:
-Nguyen phu Trong tong bi thu, he dai hoc 3 nam, khoa Viet van, viet bao la cai, chuyen sang viet bao Nhan-dan, dieu dom cho tong bien tap Hoang-Tung, toi khi may cay viet cua tap chi cong san chet bat tu, Nguyen phu Trong the chan, di hoc Nga 3 nam (lop co thong ngon giup hoc sinh)lay bang Pho tien si Triet hoc (master degree in Politic), ve VN thi + them mot bac, goi la "Tien si Triet".
-Pham quang Nghi bi thu Ha-noi, uy vien BCT :
Tot nghiep dai hoc Su VN, he 3 nam (Thoi 1964-68, hoc sinh nao dot nhat thi di hoc, su, dia. Hoc sinh nao gioi thong minh, thi vao hoc Bach khoa, Y, Duoc):
"Nhat Y, nhi Duoc, tam duoc Bach-khoa, mu loa su pham".
Ay the ma thoi co dua day, Pham quang Nghi duoc Le kha Phieu
(dong huong Thanh-hoa) , chay cho chuc bi thu thanh uy Ha-Noi.
The nhung 2 ong Nguyen phu Trong va Pham quang Nghi, van duoc coi la CO HOC, CO BANG THAT, co nhom con lai trong BCT coi nhu vo hoc, (khong tinh den To huy Rua, tot nghiep su pham Toan-he 3 nam, Nguyen sinh Hung, tot nghiep dai hoc Kinh te ke hoach).
BCT DCS VN khong can bon co van hoa tu dong-Au ve, the nen vai
ba nghin thang duoc dao tao dai hoc va cao hoc tai dong-Au,
BCT ra tay duoi chung no quay lai dong-Au kiem an, o trong nuoc con toan thang dot, de rang cai tri dan ngu.
Nhung dieu toi viet tren se duoc chinh cac ban "tri thuc luu vong" troi Tay (dan chim Viet) minh xac.

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More