Bản án cho những người yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang

Toà án nơi xử 2 nhạc sĩ yêu nước
VRNs (30.10.2012) – Sài Gòn – Lúc gần 12 giờ 30 phút, Tòa án tại Sài Gòn đã tuyên án: Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, 2 năm quản chế, và Việt Khang 4 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Dự phiên tòa tại phòng theo dõi bên ngoài phòng xét xử, VRNs được biết có mẹ và vợ của nhạc sĩ Việt Khang. Phía gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình có vợ, anh trai và hai chị gái. Cũng trong phòng quan sát xét xử đó có một số phóng viên nước ngoài.

Ti vi trang bị cho phòng theo dõi này là một ti vi không được tốt. Hình ảnh chập chờn và thường xuyên mất. Các camera quay về phía Hội đồng xét xử có ống kích rất mờ. Người xem có cảm giác nhìn chánh án và hội đồng của ông như qua làn mưa. Ngược lại, ống kính của camera
quay xuống dưới dự kháng và hai nhạc sĩ thì rõ nét hơn.

Phiên tòa xét xử chỉ từ sáng đến 12:30, nhưng tòa nghĩ giải lao đến hai lần.

Các yếu tố để cấu thành tội của 2  nhạc sĩ này được tòa xác nhận bao gồm 4 việc:

- Sáng tác nhạc: Trần Vũ Anh Bình bị xem là sáng tác 11 bài phản động, còn Việt Khang thì 2 bài. Nhưng tòa không công bố bằng chứng trước tòa, tức là bài nào, chữ nào, câu nào của bài là phản động, chỉ đọc qua tựa các bài hát rồi kết luận. Chúng tôi nghĩ, nếu tòa cho công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng lời bài hát của cả 13 bài này để người dân được có cơ hội thẩm định thì chắc chắn 90% dân chúng sẽ cho những bài hát đó là yêu nước, là vì dân tộc. 8% còn lại là những người không dám nói ra sự thật, vì sợ bị trả thù, may ra có 2% tin đó là phản động.

- Nhận máy vi tính từ nước ngoài để làm dụng cụ sáng tác nhạc phản động. Đây cũng là lập luận không giống ai của công an và Viện kiểm sát, nhưng lại được chánh án chấp thuận.

- Nhận tiền của thế lực thù địch. Đây là một quy kết mơ hồ, không chỉ ra đựơc ai là thế lực thù địch.

- Rải và dán truyền đơn có cờ vàng ba sọc đỏ. Đây lại là một điều xem rất nặng, nhưng là điều phi lý nhất. Cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của Việt Nam có từ thời vua Bảo Đại. Trước 1975, đó là lá cờ của một quốc gia độc lập mang tên Việt Nam Cộng Hòa là thành viên của Liên Hiệp Quốc. 
Trường hợp này giống bên Đức. Trước 1990, Tây Đức có cờ riêng, Đông Đức có cơ riêng. Cả hai cờ đều biểu trưng cho hai quốc gia độc lập tại LHQ. Khi họ thống nhất họ dùng lá cờ khác, và ai sử dụng lại một trong hai lá cờ cũ đều được trân trọng chứ không ai bị ở tù. Ở Việt Nam, nhất là nhà cầm quyền đang rêu rao hướng đến hòa giải dân tộc, nhưng thực ra cứ cố gắng loại trừ và tiêu diệt đối lập. Hành vi xem ai sử dụng cờ vàng ba sọc đỏ là tội phạm chứng tỏ sự thật Nước VN dân chủ cộng hòa chiếm nước VN cộng hòa chứ không phải thống nhất đất nước như hiệp định Paris, như hệ thống tuyên truyền rêu rao.

Trong khi tranh luận giữa đại diện Viện kiểm sát và 2 luật sư, Tòa đã không đồng ý xử 2 nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự, với mức án từ 10 đến 20 năm, với lý do các anh không thuộc tổ chức nào, mà hoạt động trên internet  là chính. Đó là lý do bản án kéo xuống khung hình phát của khoản 1, điều 88.

Đối với 2 nhạc sĩ yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang chỉ cần xử với bản án 1 ngày thì cũng đã gây tổ hại đến hồn thiêng sông nước Việt chứ đừng nói đến bản án 6 năm và 4 năm tù giam, cùng với hai năm quản chế. Tuy vậy, đây cũng là trường hợp hiếm hoi trong các vụ án chính trị, tiếng nói của các luật sư được chú ý, để thay đổi khung xét xử từ 10 đến 20 năm xuống còn dưới 10 năm.

2 người vợ trẻ của hai nhạc sĩ đầy nước mắt khi ra khỏi tòa, nhưng còn những người khác trong gia đình thì thấy đây là bản án bất công. Họ sẽ tiếp tục kháng án.

PV.VRNs

3 comments:

Càng xét xử theo luật rừng, càng mau bị đền tộI sớm; cả bộ chính trị làm sai; không phạt ai, thật bất công

Giống y như đoạn chót của các chế độ độc tài khác, đặc biệt từ đầu thế kỷ 21 (năm 2000) đến nay như Serbia, Ukraine, Ai Cập, Tunisia, Libya, ...., càng lúc chế độ càng sợ và càng ác. Sợ từng bản nhạc, từng bài viết, từng câu nói. Nhưng lãnh đạo chế độ càng ác thì dân càng oán ghét và phản ứng; thế là chế độ càng sợ và càng ác hơn nữa. Vòng xoáy này cứ dâng cao dần cho đến khi dân hết chịu nổi và nổ tung ra đường phố thì chế độ đột tử.

Tôi nghĩ điều quan trọng trong lúc này là thấy rõ:
(1) người dân không cần súng ống mà đánh rất đúng những yếu huyệt của chế độ;
(2) các hình thức cố tạo dáng vẻ "dư sức trấn áp toàn dân" như các bản án nặng nề, các đoàn công an cơ động đông đảo, ... chỉ là dấu hiệu rất rõ về nỗi lo âu cùng cực của giới lãnh đạo và tự biết sự bất xứng của họ trong mắt người dân.

Nói đám bọn cá tra không nghe ! Hát bọn nó không nghe ! Vậy chỉ có bùm tụi nó mới nghe. Nói tóm lại là phải bạo động dù rằng phải có mất mát 1 chút để làm nên việc lớn

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More