Gia đình chào đón tù nhân được thả trước cổng nhà tù ở Rangoon, ngày 15/11/2012
Chưa thấy có tù nhân chính trị nào được thả.
|
Theo truyền thông nhà nước Miến Điện, đợt thả tù này có thể
gồm nhiều tù nhân chính trị. Tuy nhiên, hiện người ta vẫn chưa biết rõ là thực
sự có tù nhân chính trị nào trong danh sách được thả lần này hay không.
Chuyến công du của Tổng thống Obama sang Miến Điện là chuyến
thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đương chức, nhằm khích lệ chính phủ nước này
tiếp tục cải cách.
Các tổ chức nhân quyền thì bày tỏ mối lo ngại trước chuyến đi
thực hiện quá sớm của ông Obama đến nước từng được Hoa Kỳ xem là "tiền đồn của bạo chúa", trước khi
quá trình cải cách được tiến hành một cách toàn diện.
Ông Phil Robertson, tổ chức Human Rights Watch tại Bangkok còn lên tiếng
rằng "việc chính phủ Miến Điện chỉ thả một số tù nhân nhưng dường như quên
phóng thích bất kỳ tù nhân chính trị nào là cái chúng ta phải quan tâm". Ông
lo ngại “thực ra người ta sẽ có cảm tưởng
rằng chính quyền Miến Điện đã tạo dựng được uy tín từ chuyến đi của Tổng thống
Hoa Kỳ và rồi họ có thể sẽ lơ là trong các cam kết thả tù nhân chính trị.”
Tuy nhiên, để trấn an, ông Thomas E.
Donilon, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ của ông Obama, đã lên tiếng cho biết “Chúng tôi không ngây thơ đâu, chắc
chắn là chúng tôi nhận thức được mối nguy mọi chuyện có thể có diễn biến ngược
chiều. Nhưng đây thực sự là thời điểm chúng tôi không muốn bỏ lỡ.”
T.T. Obama tiếp kiến lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Toà Bạch Ốc hồi tháng 9-2012 |
Chính phủ của Tổng Thống Thein Sein coi việc thả tù chính trị
là một trong nỗ lực cải cách hầu tìm sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế sau gần
năm thập niên bị cô lập vì các hành vi đàn áp của chế độ quân sự độc tài cai trị
quốc gia này. Đây là động thái mới nhất trong một loạt các đợt phóng thích tù
nhân dưới thời chính phủ cải cách của Tổng thống Thein Sein.
0 comments:
Đăng nhận xét