Phạm Văn Trội
DienDanCTM
Việt Nam vi phạm nhân
quyền ngày càng trầm trọng đối với quyền làm người đã được qui định ở Tuyên
ngôn nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 10-12- 1948, một sự vi pham toàn diện ở
các mặt đời sống chính tri. Nhưng trong bài viết này tôi chỉ đề cập ở một số vi
phạm quyền tối thiểu hàng ngày nhưng quan trọng, nó cản trở sự phát triển cá
nhân, xã hội và quốc gia dân tộc.
Với tư cách là người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam tôi đối
chiếu thực tế trong luật Việt Nam và thực tế hành xử của các cơ quan chính quyền
đối với tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc thì thấy:
1- "Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp
với người khác. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán" -
trích điều 17 Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Như vậy ở điều 17 này đã nói
lên quyền được sở hữu về tài sản, mà đã sở hữu thì họ có quyền tư hữu- [làm của
riêng mình], có quyền sử dụng [để khai thác vào mục đích cá nhân], có quyền định
đoạt tài sản [cho biếu tặng…].
Vậy đất đai là một loại tài sản đặc biệt của mỗi cá nhân và
mỗi cá nhân có quyền sở hữu, nhưng trên thực tế ở Việt Nam thì đất đai lại qui
định về quyền sở hữu nhà nước. Như vậy nhà nước đã tước đoạt quyền sở hữu của
người dân về loại tài sản đặc biệt này một cách cố ý. Đi ngược lại với điều 17
nêu trên.
Mặt khác khi nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất thì lại vi
phạm về quyền định đoạt tài sản cá nhân. Đất là một tài sản, vì thế có thể nói hộ
gia đình là một chủ thể kinh tế, doanh nghiệp cũng là một chủ thể kinh tế và
khi hai chủ thể này mua bán với nhau thì phải theo giá thị trường và được trực
tiếp thỏa thuận với nhau về giá, nhà nước chỉ làm nhiệm vụ xác nhận mua bán này.
Thế nhưng ở Việt Nam thì nhà nước lại trực tiếp can thiệp vào giao dịch ấy,
trong quá trình can thiệp nghiêng về chủ thể kinh tế doanh nghiệp mà không quan
tâm đến chủ thể kinh tế gia đình [chủ sở hữu đất].
Có thể nói là nhà nước bảo vệ lợi ích doanh nghiệp mà bỏ qua
lợi ích của người dân lao động là chủ sở hữu mảnh đất nhỏ bé để trồng lúa trồng
rau sống qua ngày qua đời, người nông dân đã bị bỏ rơi. Tình trạng vi phạm này
đang phổ biến ở Việt Nam và việc này đã đẩy nhiều người lao động không đất đai,
không tài sản họ sẽ bị đói nghèo cùng cực. Biểu hiện của nó thể hiện ở nhưng
người dân đi khiếu kiện và đã có rất nhiều người đã phải chết vì đòi quyền lợi
chính đáng này.
2- "Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và
tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng
và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua việc giảng dạy, hành đạo thờ
phụng và nghi lễ hoạc riêng mình với người khác, tại nơi công cộng hay nhà
riêng". Điều 18 trích Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hợp Quốc.
Trên thực tế ở Việt Nam thì quyền này thường xuyên bị ngăn cản,
một số tôn giáo còn bị cấm và phân biệt đối xử của nhà nước với các tôn giáo.
Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên [Tin lành Đềga] thì bị ngăn cản và
những tín đồ không được xây nhà thờ không được tập trung cầu nguyện, vì thế mà
nhiều người dân chỉ thực hiện tín ngưỡng ở nhà và vụng trộm. Tin Lành Tây Bắc
cũng vậy, những người theo tin lành thì đều bị cho là kẻ xấu, những người truyền
đạo thì có thể bị bắt.
Cư xử của nhà nước giữa Phật giáo Việt Nam thống nhất ở miền
Nam không được quan tâm như Phật giáo miền Bắc, giữa Phật giáo với Thiên chúa
giáo, và với các tôn giáo khác như Cao Đài - Hòa Hảo thì chính sách khác nhau.
Biểu hiện của nó là những vụ ngăn cản của chính quyền với Thiên Chúa Giáo [Thái
Hà, nhà Chung ……] ở Hà Nội, miền Trung, miền Nam., Tây Nguyên... Những tín đồ rất
khó hành đạo và bị kiểm soát gắt gao.
3 – "Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu
quan điểm ; quyền này bao gồm cả quyền không bị ai can thiệp vì những quan niện
của mình và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi
phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia". Trích điều 19 Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hợp Quốc.
Ở đây ta
thấy điều này thuộc về tự do ngôn luận, chính kiến, bày tỏ thái độ quan điểm cá
nhân trước một vấn đề quốc gia mà không bị ai can thiệp bắt bớ, mọi người có
quyền nhận và truyền thông tin chia sẻ với người khác bằng tất cả những phương
tiện gì mình có thể thì đều phải được tôn trọng.
Thực tế Việt Nam đã đi ngược lại điều 19 Tuyên Ngôn bằng điều
88 của bộ luật hình sự Việt Nam "Làm ra, tàng trữ, tán phát tài liệu…."
thì bị buộc tội chống nhà nước. Ai phát biểu quan điểm cá nhân cũng bị cho vào
tội tuyên truyền, phỉ báng chính quyền… trả lời báo chí về thái độ chính trị …
cũng bị buộc vào tội Chống nhà nước…vân vân…., bị nhà nước bắt bỏ tù. Ở điều
này nhà nước Việt Nam tìm mọi cách để bịt miệng những ai nói lên sự thật, tiếng
nói khác với quan điểm nhà nước. Thực tế đã diễn ra nhiều vụ án về tội danh
này.
Trên đây tôi chỉ nêu ra ba ví dụ để minh chứng cho thấy luật
Việt Nam đã vi phạm nhân quyền, vi phạm vào Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Công Ước
Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết thừa nhận, tôn trọng,
thực thi. Nhưng trên thực tế thì đi ngược lại, mà đôi khi hành xử trên thực địa
của những người thi hành luật đi ngược với luật và luật đi ngược với hiến pháp
do chính Việt Nam làm ra nó.
Ví dụ : Trong hiến pháp 1992 điều 69 qui định "công dân
có quyền tự do ngôn luận………" thế nhưng điều 88 Bộ luật hình sự thì lại phạt
tù những người thực hiện theo hiến pháp. Về nguyên tắc, luật hình sự là luật
con, hiến pháp là luật mẹ [gốc], luật con mà đi ngược lại luật mẹ thì đều không
có giá trị. Nhưng vì bảo vệ chế độ chính trị mà họ tạo ra điều 88 và điều 79 để
xét xử buộc tội những ai có ý công kích chế độ, phản đối chế độ, cạnh tranh với
chế độ cộng sản.
Việc những năm gần đây Việt Nam gia tăng bắt giữ những người
có quan điểm và thái độ không đồng tình với nhà nước về cách điều hành đất nước,
quản lý lãnh đạo, để tình trạng tham nhũng, đói nghèo, ngày càng gia tăng, đất
nước thụt lùi so với xu thế phát triển chung của nhân loại. Những hành động bắt
giữ này đã vi phạm nghiêm trọng về quyền căn bản của con người mà tổ chức Liên
Hợp Quốc đã qui định, xác nhận tôn trọng và yêu cầu thực thi trong thực tế. Các
tổ chức nhân quyền trên thế giới cũng đã lên án nhiều lần Việt Nam vi phạm nhân
quyền, nhưng Việt Nam vẫn không thay đổi hay cải thiện về vấn đề nhân quyền. Tổ
Chức Nhân Quyền Liên Hợp Quốc cần có một biện pháp rất dứt khoát và triệt để đối
với tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam thì tình hình mới có thể thay đổi.
Phạm Văn Trội
20/11/2012
1 comments:
Cám ơn bài viết có giá trị của tác giả Phạm Văn Trội về quyền công dân tại Việt Nam.Nhà cầm quyền Cộng Sản đã lạm dụng trầm trọng điều 79,88 Bộ luật hình sự để sách nhiễu,trấn áp,bắt bớ,bỏ tù trên mọi miền đất nước những ai đấu tranh cho nhân quyền và lên tiếng bảo vệ sự vẹn toàn về lãnh thổ.
Đăng nhận xét