'Bài học 40 năm và hành động hôm nay'

Lý Thái Hùng

Một tàu của Trung Quốc hoạt động và tham gia tuần tiễu ngoài khơi Hoàng Sa
Gửi cho BBC

Đánh dấu 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm trước sự chiến đấu hào hùng của Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 17 đến 19/01/1974, người Việt Nam ở trong và ngoài nước cũng không quên cảnh giác trước những hành động xâm lấn vô lối mang tính leo thang mới đây của lãnh đạo Bắc Kinh để có những đối sách phù hợp.

Đầu năm 2014, chính quyền đảo Hải Nam của Trung Quốc loan báo hai quyết định phi lý tăng cường quyền hạn cảnh sát của họ trên Biển Đông, bắt buộc tàu đánh cá "nước ngoài" phải xin phép khi vào hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là của họ qua đường lưỡi bò chín
khúc. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

Bắc Kinh còn ngang ngược cho phép lực lượng tuần tra của họ tịch thu không những tất cả hải sản mà ngư dân đánh bắt được mà còn vơ vét hết những thiết bị trên tàu và phạt mỗi ngư dân là 500 ngàn nhân dân tệ, tương đương với hơn 80 ngàn Mỹ Kim.

Những hành động ngang ngược và phi lý của Bắc Kinh nói trên cho thấy là 40 năm qua, kể từ sau khi xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã không thỏa mãn những gì họ đã và đang cưỡng chiếm mà tiếp tục muốn làm bá chủ biển Đông.

Nói cách khác, sau 40 năm nhìn lại, Trung Quốc đã cố tình xâm chiếm Hoàng Sa để làm bàn đạp, gây tranh chấp khắp khu vực, và cuối cùng buộc các nước phải “xin phép” họ qua lại trên biển Đông. Việt Nam do đó, cần học hỏi gì từ quá khứ và có hành động thiết thân, phù hợp hiện nay.

 

'Nhận thức 40 năm trước'


Trước hết, với sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa bốn mươi năm về trước từ tay của Việt Nam Cộng Hòa, qua các tài liệu về quân sử Việt Nam, cũng như các tài liệu của Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa, có thể thấy ngay lúc cuộc xâm lược nổ ra, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã nhận thấy rõ dụng tâm lâu dài của Trung Quốc.

Theo đó, chính quyền Sài Gòn nhận thấy vụ xâm chiếm Hoàng Sa chỉ là bước đầu trong ý đồ thu tóm biển Đông theo kế hoạch được nhà cầm quyền Bắc Kinh tính toán từ trước. Nhưng do bối cảnh chính trị phức tạp vào lúc đó, chính quyền Sài Gòn đã phải cân nhắc giữa hai giải pháp: thương thảo bằng con đường ngoại giao hay quyết chiến. Sau những liên lạc yêu cầu lực lượng Trung Quốc rút lui không thành công, Việt Nam Cộng Hòa đã chọn con đường quyết chiến dù lực
Tàu Trung Quốc tham gia tấn công các đảo ở Hoàng Sa tháng 01/1974
lượng của Trung Quốc đông gấp bội.

Mặc dù Hoàng Sa bị mất, nhưng ngày 19/01/1974, Việt Nam Cộng Hòa đã để lại một văn kiện lịch sử qua Tuyên Bố của Bộ ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa vào lúc đó.

Và cũng qua nội dung của Tuyên bố, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khẳng định hai điều: một là Việt Nam có chủ quyền rõ rệt trên quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc là 'tập đoàn xâm lược'.
Hai là việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa đã mở đầu một hiểm họa đe dọa nền hòa bình và sự ổn định của khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Rất tiếc là những cảnh báo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã không được thế giới quan tâm.

Cuộc hải chiến hào hùng cũng đã bị chôn vùi kể từ sau ngày 30/4/1975 và trong thời gian dài không hề được nhắc đến chính thức dưới chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngay cả trong nhiều sách giáo khoa của học trò phổ thông.

Nhiều người từng tham dự vào cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa còn bị tù cải tạo, nhiều thân nhân của những sĩ quan và binh sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến này đã phải sống dưới chính sách kỳ thị như mọi nạn nhân khác có thân nhân là "ngụy quân ngụy quyền".

Rất may là Cộng đồng người Việt tại hải ngoại vẫn còn tưởng nhớ đến công ơn của những anh hùng hải quân đã vị quốc vong thân để bảo vệ Hoàng Sa.

Những buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức rất trang nghiêm vào mỗi dịp đầu năm suốt từ 1975 đến nay.

Chính những buổi lễ này đã góp phần hun đúc ý chí và tinh thần bảo vệ bờ cõi, làm bừng lên ngọn lửa yêu nước của người Việt Nam trước làn sóng xâm chiếm của Trung Quốc trên biển Đông ngày nay.

 

'Chính sách thiếu nhất quán'


Đánh dấu 40 năm tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm nay, chính quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng chú ý.

Thứ nhất là cho phép một số báo, đài truyền hình đề cập khá chi tiết và liên tục nhiều kỳ về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Họ đã phỏng vấn và giới thiệu nhiều hồ sơ cũ của Việt Nam Cộng Hòa ghi lại các chuẩn bị và diễn tiến của trận hải chiến.

Đây là một quyết định tuy quá trễ, nhưng ít ra bây giờ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thấy rằng việc trình bày cho hậu thế hiểu rõ diễn tiến của một cuộc chiến bảo vệ hải đảo trước ý đồ xâm lấn và bành trướng của Trung Quốc đã là điều cần thiết.
Trung Quốc đang tăng cường tiềm lực 
của hải quân trên nhiều vùng biển

Không dám nói lên sự thật và không dựa vào trận hải chiến hào hùng này, sẽ không có cơ sở vững chắc để thuyết phục thế giới đứng về phía Việt Nam chống lại các ý đồ của Trung Quốc hiện nay.

Thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ cộng sản Việt Nam, đã tuyên bố rằng sẽ đưa vấn đề Hoàng sa và Trường sa vào sách giáo khoa, cũng như tổ chức lớn tưởng niệm 40 năm Hoàng sa và 35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc.

Đây cũng là một quyết định quá trễ và dường như mang âm hưởng của một sự “thăm dò” vì phát biểu này sau đó đã bị kéo xuống khỏi các trang mạng do những e ngại “ngoại giao”.

Rõ ràng là có sự thiếu nhất quán trong nội bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam về các phản ứng liên quan đến những vấn đề lịch sử đối với Trung Quốc. Khi lãnh đạo còn e ngại và muốn tránh né đề cập một sự thật của lịch sử, thì rất khó thuyết phục người dân về thực tâm bảo vệ đất nước của giới lãnh đạo hiện thời trong quan hệ với Trung Quốc.

Vấn đề còn lại là nhà cầm quyền CSVN không nên và không còn có thể tiếp tục hành xử kiểu nửa nạc, nửa mỡ hay tiếp tục đóng kịch chỉ khoác áo dân tộc như hiện nay nữa về toàn cảnh vấn đề biển Đông.

Lý do là lối hành xử nửa vời này không những có hại mà còn gây cản trở cho nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn biển đảo, lãnh thổ của dân tộc.

 

'Ba việc cần làm '


Nhân tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa, thiết nghĩ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cần mạnh dạn làm ba việc.

Thứ nhất, Chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958.

Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm.

Nếu vụ kiện xảy ra, chắc chắn là ngư dân Việt Nam không cần phải “xin phép” đánh cá trên vùng biển truyền thống lâu đời của mình như Trung Quốc đang ra lệnh.

Thứ nhì, chính thức vinh danh những người chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng sa, và thiết lập một ngân quỹ để giúp đỡ cho thân nhân, con cháu của những người đã vị quốc vong thân.

Nỗ lực này còn mang một ý nghĩa quan trọng khác là người dân Việt Nam bất kể thế hệ nào đều phải ghi nhớ trận hải chiến hào hùng của dân tộc, đặc biệt là chiến tích này đang gắn liền với công cuộc bảo vệ bờ cõi hiện nay trước tai họa xâm lăng từ Trung Quốc.

Thứ ba, để cho người dân tự do lập ra những nhóm, hội đoàn dưới nhiều hình thức như nghiên cứu pháp lý, thu thập tài liệu lịch sử, gây quỹ, vận động quốc tế.... để đóng góp vào công cuộc bảo vệ biển đảo.

Đây là công việc lâu dài, trải qua nhiều thế hệ nên việc xã hội hóa các nỗ lực bảo vệ biển đảo phải để cho người dân tham gia. Hơn thế nữa, đây là thời đại của mạng xã hội, việc liên kết các cá nhân có cùng quan tâm và dùng nó như một sức mạnh áp đảo để buộc đối phương phải
Một thuyền của ngư dân Việt Nam ở Biển Đông
ngưng những ý đồ xâm phạm, trở thành phương tiện tranh thủ rất hòa bình và hiệu quả.

 

'Đáp lời sông núi'


Bốn mươi năm là khoảnh thời gian rất ngắn trong chiều dài lịch sử. Nhưng 40 năm ý nghĩa của trận hải chiến bảo vệ biển đảo – dù Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa – đã ghi khắc vào lòng người Việt Nam một quyết định lịch sử: quyết chiến bảo vệ tổ quốc dù đối phương mạnh hơn mình gấp bội.

Dù phải mất bao nhiêu năm nữa cho đến lúc thu hồi lại chủ quyền biển đảo đã mất, trận hải chiến Hoàng Sa luôn luôn nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam rằng không thể ủy nhiệm cho bất cứ ai lo bảo vệ bờ cõi, mà mọi người đều phải có bổn phận và nghĩa vụ như nhau để đáp lời sông núi.
Sự kiện một số nhà dân chủ, một số nhà hoạt động mạng tổ chức các buổi hội thảo về Hoàng Sa, thăm viếng và ủy lạo cho những thân nhân các chiến sĩ hải quân đã hy sinh là một nỗ lực đáng ca ngợi.

Chính tinh thần này đã đánh thức mọi người cùng nhau nhìn về biển Đông, trước hết là làm sao bảo vệ ngư dân Việt có thể tự do và an toàn đánh bắt hải sản trước lệnh phải “xin phép” ngược đời của Trung Quốc tung ra hiện nay.

Song song, cần tranh thủ hậu thuẫn của thế giới và các quốc gia láng giềng chống lại ý đồ bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

Nếu chúng ta cùng tưởng niệm 40 Năm Hoàng Sa trong tinh thần đó, anh linh của 74 người con yêu nước Việt khoác áo Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ có thể mỉm cười yên giấc.

5 comments:

Những việc làm của trung quốc là không thể nào chấp nhận được.Họ đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.Trong thời gian gần đây thì có những nhóm,những hội lập ra để mà kêu gọi tổ chức tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ bảo vệ Hoàng sa.Thiết nghĩ những lời kêu gọi này chẳng có ý tốt đẹp gì cả.Biết rằng công lao của các chiến sĩ hải quân là vô cùng to lớn.Tuy nhiên người dân việt nam đã có cách để thể hiện lòng biết ơn đó rồi.Còn cái việc mà tụ tập tưởng niệm kia chỉ là chiêu trò bẩn của các thế lực thù địch thôi.Chúng ta cần phải hết sức cảnh giác.

Chúng mày tưởng chúng mày là ai mà lại có thể bắt người khác phải làm theo hả.Đúng là lũ bán nước hại dân.Việt nam có đầy đủ tư liệu và bằng chứng để có thể khẳng định chủ quyền của dân tộc.Còn cái việc mà cho phép thành lập nhóm,hội để mà vận động hay kêu gọi thì không thể nào được.Làm như vậy để chúng mày có thể dễ dàng mà chống phá và thực hiện mưu đồ xấu xa.Không thể nào chấp nhận được điều đó.Đừng có mà mơ nữa lũ rận kia ạ.

Này con chó âm binh đầu heo óc phân bò được cộng sản đóng dấu kiểm súc LONG NGUYÊN sao mày dám tru càn hú bậy ở đây như vậy thế hả Đúng là lũ súc vật đồng chó đồng rận đồng đảng thú vật csvn đảng bán nước hại dân.Việt nam có đầy đủ tư liệu và bằng chứng để có thể khẳng định chủ quyền của dân tộc. và công hàm bán nước của con cẩu nô phạm văn đồng vô giá trị …. tỉnh ngu đi tên súc vật việt gian âm binh cộng sản . LONG NGUYÊN . nếu trong đầuheo ,đầycức bò của mầy còn sót lại sợi nảongười nào, thì MÀY hãycố lết VÀO CÁC TRANG mạng tựdo và sự thật ,hay chí ít là trang dân làm báo ĐỂ TÌM HIỂU CÁI RÁC RƯỞI CỘNG SẢN LÀ GÌ NHÉ, ĐẺ MÀ HỌC HƯỞI CÓ THỂ MỌC ÓC TRỞ LẠI may ra còn ĐỨNG THẲNG ĐƯỢC TRÊN 2CHÂN MÀ LÀM NGƯỜI ,,ĐỪNG ĐỂ CỘNG SẢN BỊT MẮT BẮT làmchó BÒ BỐN CHÂN MÀ DẨN VÀOCHUỒNG xhcn MÔM CHỈ biết tru càn hú bậy ca tụng khóc than cho những tên cẩu nô đệ tử trung thành của mao mác lê như giáp duẩn và hồ,, tội nghiệp cho lủ thú vật không nảo như chúng mày ,lại ca tụng ngay những kẻ đã bán đứng tổ quóc nhân dân vn cho cộng sản ,biến chúng mày thành súc sinh cho đảng lợi dụng• này con nô súc LONG NGUYÊN……. Tao thấy mày KHÔNG ĐÁNG KHINH BỈ NHƯ giồng CHÓ ĐEM SO SÁNH chúng mày VỚI LOÀI CHÓ CHẲNG KHÁC GÌ SỈ NHỤC LOÀI CHÓ HAY SAO , VÌ CHÓ NÓ CÒN CÓ NẢO còn biết phân biệt người ngay kẻ gian …CÒN chúng mày CŨNG LÀ CHÓ NHƯNG LOẠI CHÓ ĐÂU TOÀN LÀ CỨC chúng mày còn thua cả loại súc vật súc sinh ..
… chỉ biết hú và tru học tập tấm gương cẩu nô của giáp duẩn và hồ những con đại cẩu nô đệ tử trung thành của quan thầy mao mác lê là những tên tay sai tự nguyện hiến thân làm con rối trong tay t àu+ v à nga + chúng là những tên thú vật mặt người đã biến chúng mày thành lủ súc vật âm binh ma xó vô hồn không còn biết đến đâu là tổ tiên nguồn cội sống chết chỉ biết tổ tiên mao mác lê vì lý tưởng và con đương duy nhất quan thầy vạch ra thiên đường hoang tưởng điên loạn thế giới đại đồng muôn năm đi hoài không đến
đã tạo dựng nên một nhà nước vịt gian , phản động , độc tài ,đảng trị thú vật csvn đảng ,man rợ tàn bạo mất hết tính người , nô lệ, lệ thuộc hoàn toàn vào sự dạy dổ điều hành và chỉ đạo của bọn quan thầy QTCS đảng …Lịch sử dân tộc không thể giao phó trách nhiệm lèo lái con thuyền quốc gia cho một chế độ CSVN tay sai bù nhìn QTCS đảng này được . Chế độ này phải chấm dứt và phải vĩnh viễn ra đi. Không có gì để luyến tiếc về một chế độ vong nô lệ thuộc bọn quan thầy CSQT. Chế độ cộng sản việt nam tay sai cam tâm lấy đầu đội đít .thằng nga lủ tàu mà tung hô THỜ MAO CHỦ TỊCH THỜ STALIN BẤT DIỆT không xứng đáng tồn tại trong lịch sử của một dân tộc VN bất khuất.

Bầy đàn nguỵ cộng dân khinh
tàn dư cộng sản súc sinh chết bằm
cẩu hồ là chó muôn năm
thờ mao thờ mác muôn năm chó hồ


Gần đây tại VN, một luồng gió "xã hội dân sự" đang thổi mạnh trong đại chúng, và có những hội đoàn được thành lập bởi chính những ngừơi dân có chung những quan tâm về những vấn đề ảnh hưởng thiết thực đến bản thân của họ và gia đình họ, đó là một điều đáng cổ võ và được hỗ trợ mạnh mẽ từ mọi nơi. Và khi chính những người này đã mạnh dạn bầy tỏ nhận thức cuả mình về sự thật cuả lịch sử, th̀i việc họ kêu gọi những người khác cùng tổ chức và tham gia buổi Tưởng Niệm các anh hùng tử sĩ VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa là điều đáng hoan nghênh!
Dù cho có bị những "cái nhìn" nghi kỵ gì chăng nữa, ít nhất, họ cũng đánh thức được lòng tự hào dân tộc và bổn phận bảo vệ lãnh thổ là bổn phận sống còn cuả ngừơi Việt Nam, mà lâu nay đã bị nhà cầm quyền "hèn với giặc, ác với dân" csVN triệt để bưng bít thông tin, thẳng tay ngăm cấm và đàn áp mọi phản ứng cuả dân tộc trước hành động xâm chiếm cuả Trung cộng.
VN đã có cơ hội "đươc̣" ngồi vào ghế cuả Ủy Ban Nhân Quyền LHQ th̀i việc tự do lập hội cuả ngừơi dân cũng là một trong 30 quyền căn bản trong bản Quốc Tế Nhân Quyền, hòan toàn phải đươc̣ hợp pháp hóa trên toàn cõi VN, cũng la ̀dịp VN "hoc̣ hỏi" và bầy tỏ thiện ý - nếu có - đưa dân tộc đồng haǹh với cao trào nhân bản cuả thế giới hôm nay.

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More