Sập cầu treo Lai Châu: Dân tiếp tục là nạn nhân của "thể chế độc quyền"

Đã có ít nhất 7 người chết cùng với 40 người khác bị thương trong vụ cầu treo bị đứt sập tại Lai Châu hôm qua 24-2-2014.

Vụ sập cầu do đứt bù-lon đoạn ốc neo (tăng đơ), được gia công thô sơ dùng để neo giây treo cầu, trong lúc một doàn người đưa tang đang đi trên cầu. Những nạn nhân đã bị rơi cùng chiếc quan tài người quá cố từ trên cao 20 mét xuống lòng suối cạn đầy những tảng đá bên dưới. Hầu hết các nạn nhân chết và bị thương do chấn thương sọ não và dập nội tạng.

"Quá tải" cũng lại là nguyên nhân ban đầu các giới chức nhà nước từ trên đến địa phương đưa ra. Trong cuộc họp báo tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói "nguyên nhân sơ bộ xác định cầu treo bị sập là do quá tải và cộng hưởng khi đoàn người đi bộ qua cầu"

Nhưng theo các chuyên gia về xây dựng đều cho rằng tai nạn xảy ra lỗi chính không phải là vì quá tải, mà do thiết kế và xây dựng cẩu thả như đã từng thấy nhiều lần trước đây.  Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một chuyên gia hàng đầu về xây dựng ở Việt Nam, cũng xác nhận điều này. Ông nói với BBC rằng cần phải nhìn sâu đằng sau giải thích nguyên nhân, vì chiếc cầu treo còn mới, tải trọng thiết kế đủ cho cả đoàn đưa tang. Theo ông, "ngay cả khi tải trọng vượt tải thiết kế thì dây cáp vẫn chưa thể đứt nếu được thiết kế và thi công với chất lượng bảo đảm vì hệ số an toàn của dây cáp được quy định rất cao." GS Nguyến Đình Cống cũng loại trừ khả năng cộng hưởng, mà ông nói đã từng xảy ra trên thế giới nhưng "phải là đội quân diễu hành đi rầm rập".

Nguyên nhân thực sự của tai nạn này, theo Giáo sư  là chất lượng kém trong thi công, nó "bắt nguồn từ tệ nạn tham nhũng đang tràn lan, nạn bớt xén tiền trong xây dựng dẫn đến chất lượng vật liệu và thi công đều không bảo đảm". Và cũng theo ông, "xa hơn nữa là thể chế độc quyền."
GS Cống đề xuất điều tra và truy trách nhiệm cá nhân cho những người chịu trách nhiệm công trình này.

Liên quan đến sự việc này, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh cũng đã có đưa một sáng kiến rất thực tế mà người dân ai thấy cũng cần thiết hầu ngăn chận phần nào tệ nạn tham nhũng  hiện nay, nhưng không biết các quan chức nhà nước có dám thực hiện hay không.
*
SÁNG KIẾN: THƯƠNG HIỆU CHO NHỮNG CÔNG TRÌNH
Nguyễn Văn Thạnh
Công trình này chưa có thương hiệu
Một điều mà ai cũng biết, mỗi công trình công là một bữa tiệc của rất nhiều bên: từ lập dự án, thẩm định, xét duyệt, đấu giá, thi công, hoàn công,....rất nhiều người vui vẻ trong chuỗi giá trị lợi ích trên.

Chỉ có vài người đau khổ đó là nạn nhân của những công trình rút ruột, kém chất lượng.

Điều này thì đến con nít, đầu óc bình thường cũng biết nhưng điều tra thì không ra. Ông Tổng thanh tra Chính phủ nhiều lần dõng dạc tuyên bố trước quốc hội là không tìm thấy tham nhũng. Trong khi ông có những căn nhà rất hoành tráng ai cũng thấy nhưng chính phủ cũng "không thấy ông tham nhũng".

Tôi nghĩ rằng, tham nhũng ở nước ta đã nâng lên thành nghệ thuật-nghệ thuật tham nhũng. Do vậy muốn chống tham nhũng cũng phải có nghệ thuật.

Hôm nay (6h/25.2.2014) tôi xin công bố một sáng kiến để trị vấn nạn trên.

Chúng ta cần gắn cho mỗi công trình công một "thương hiệu"-ở đó ghi đầy đủ thông tin gồm: ai là người đề xuất dự án, ai là người thẩm định-duyệt, ai là người thi công, ai là người giám sát, số tiền cho công trình, thời gian thọ của công trình.

Chúng ta lập ra một website để đưa tin cho toàn thể quốc dân đồng bào biết.
Chúng ta có quyền làm điều này vì đó là tiền thuế của chúng ta.
Bạn có ủng hộ và chung tay thực hiện sáng kiến trên không?

Trân trọng
Nguyễn Văn Thạnh
Email: thanhipi@gmail.com
ĐT: 0984.973.376

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More