Nhà văn hóa VN đang bỏ không ?

Nguyễn Quang

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang họp với chủ đề văn hóa như vấn đề sống còn của dân tộc, xin luận bàn mấy vấn đề liên quan dựa trên tình hình thực tế Việt Nam đã, đang mất chủ quyền, hoàn toàn lệ thuộc vào Tàu, mất nước. [1]
***
Nhà văn hóa bỏ không, không phải không có người làm văn hóa, nhưng không có người sống văn hóa!
Một chính trường bỏ ngỏ. không phải không có người làm chính trị, nhưng thiếu vắng người sống cho ra chính danh!
Một triều đại ngụy tín hơn mọi thời, tôi chỉ in sách văn hóa nhưng không chủ trương làm văn hóa!
Một sự vong thân đến tột cùng, tôi in sách chính trị nhưng không có mục tiêu chính trị! Chỉ có định hướng!
Những người Cộng sản gian hùng không còn biết sợ ai, chỉ sợ giống Hán, nhân danh nhân dân
cướp chính quyền, đánh cướp tài sản… ‘Những con đĩ rạc không còn cần phải nói về tiết trinh’ đã bán thân được sẽ lấy thân người khác, kể cả tước luôn linh hồn bất cứ ai nếu gọi hữu thần!
Từ Cái Đình biểu trưng của văn hóa làng xã Việt Nam hình thành từ buổi đầu của Nhà Nước Lạc Việt, theo thời gian với sự xâm nhập của Phật giáo vào Việt Nam, nhiều Đình trở thành Chùa hoặc vừa Đình vừa Chùa và cùng với Hữu thể - Thời gian các Đình Làng ngày nay không còn nữa, nhiều Chùa trở thành nền của các Nhà thờ, theo Thời gian khi đạo Thiên Chúa Giáo truyền vào Việt Nam; cùng với Hữu thể và Thời gian dưới chế độ Cộng sản Chùa và Nhà thờ cùng biến thành kho bãi, nếu có còn hay xây mới cũng chỉ là những nơi trang trí cho chế độ!
Hàng trăm nhà văn hóa bỏ không, khắp nơi mọc lên những bảng hiệu khu phố văn hóa mới, nhưng đặc biệt những bảng hiệu lại kém văn hóa hơn so với bao kiến trúc ở trình độ cao hơn chung quanh, lọt tõm vào những khu dân cư trên những con đường tráng lệ những bảng hiệu không giống ai…Và nhiều nhà văn hóa xã, phường ở các tỉnh ĐBSCL có kinh phí xây dựng lên đến cả tỉ đồng, nhưng chỉ hoạt động cho có lệ một thời gian rồi đóng cửa bỏ không.
Mở cửa rồi... đóng lại! Khi con người điều hành đất nước sống vô văn hóa thì không những Nhà văn hóa mà ngay cả các ngôi Thánh đường cũng chỉ là hình thức ‘Văn hóa là những gì sau khi quên tất cả’. Nhưng cái hành vi sau khi quên tất cả qua văn hóa là những việc làm không thể công khai nên Nhà văn hóa như biểu trưng các sinh hoạt tinh thần trở thành đối nghịch với những kẻ sống tha hóa cả về hai phía duy vật và duy tâm!
Nghĩa là lâm vào tình trạng bi đát của con người thời đại mà H.Marcuse gọi là con người một chiều kích unidimensionalman chỉ biết có duy vật hay duy tâm, nên đời trở nên vô đạo, đạo trở nên trống rỗng.
Vào những năm đầu thế kỷ 21, NVH xã Thiện Mỹ, Huyện Trà Ôn, Vĩnh Long được xây dựng trên khuôn viên rộng 2.000m2 với tổng kinh phí lên đến 1,2 tỉ đồng. Đây được xem là một trong những NVH xã hoành tráng nhất tỉnh. NVH có diện tích xây dựng khoảng 200m2, được phân thành các phòng sinh hoạt như: hội trường, phòng đọc sách, phòng truyền thống, phòng truyền thanh...với đầy đủ các trang thiết bị hoạt động. Bên cạnh đó là các sân chơi khá rộng, được tráng xi măng sạch sẽ. Thế nhưng, theo lời người dân quanh đây thì từ khi hoàn thành đến nay, NVH này thường xuyên đóng cửa, “lâu lâu mới thấy có người đến mở cửa họp hội, ca hát gì đó”.
Đóng cửa là phải lẽ vì có người nào sống cho ra văn hóa để nói chuyện đạo đức nêu gương cho mọi người, các cán bộ cao cấp phụ trách ban tôn giáo sau khi ‘giác ngộ’ đều có nói về sự thật ‘rất ác’ đó là làm cho các nhà sư, giám mục, linh mục biến hóa… mà chuyện dễ dàng nhất để họ sa ngã là mỹ nhân kế và không có nhà tu hành nào không thích ‘giấy vàng mã’, kể cả vàng mã ngày nay cũng phải bằng giấy tiền đô để nhắc nhở người sống hơn là người chết!
Sau nhiều năm xây dựng nhưng ít hoạt động, lại thiếu người chăm sóc nên NVH xã Thiện Mỹ đã cùng số phận với hàng ngàn các nhà văn hóa khắp cả nước xuống cấp trầm trọng và nếu không đóng cửa như Thiện Mỹ, song mở cửa hằng ngày nhờ lý do chính nó đã bị biến thành nơi làm việc của nhiều cơ quan đoàn thể cấp xã, đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Trung tâm học tập cộng đồng...hoặc cho Ban chỉ huy quân sự huyện mượn để làm trụ sở.
Nói đến văn hóa hầu như người dân Việt ai cũng thích, ngay khi còn là sinh viên ngồi trên các giảng đường đại học hoặc bất cứ nơi đâu ai cũng muốn biết văn hóa khác văn minh khác biệt ra làm sao và nếp sống qui định nên nếp nghĩ như thế nào…Tất cả như những bài học của người Việt muốn truy tìm để hoàn thành nhân cách chính mình và đặt nền cho con cháu mai hậu...
Học về văn minh đã mang lại cho chúng ta khoa học hiện đại để tiến bộ, nhưng đồng thời cũng học lắm cái hại theo học giả W.Durant trong tác phẩm Histoire de la Civilisation, vol.III, Payot p.205:
‘Người Bồ dạy ta hút thuốc lá
Người Pháp dạy ta uống Whisky
Người Anh dạy ta hút thuốc phiện’
Và Học giả Kim Định đã nhận định những văn hóa văn minh này ‘Đó toàn là những chất ma tuý hữu hình biểu thị những chất ma túy vô hình khiến cho tâm trí người dùng trở nên mê man đến nỗi học vào vô vàn cái dại dột đã gieo rắc ra khắp nước không biết cơ man nào là tai ương mà chưa tỉnh ngộ’.
NVH biến thành trạm tiếp sóng, toàn tỉnh Vĩnh Long theo các viên chức địa phương cho biết toàn tỉnh hiện có 33 NVH xã, nhưng có đến hơn 65% đang cố gắng duy trì các hoạt động định kỳ; trong đó có một số NVH hầu như không tổ chức được hoạt động gì thu hút người dân trong xã, thật sự nó trở thành đặt loa phát ra những lời inh ỏi dư thừa mà người dân sẽ sớm mắc chứng ù tai, còn sau nửa thế kỷ hoặc là nặng óc nếu không sẽ là những đầu óc trống rỗng mới sống được!
Nhà văn hóa xã Bình Hòa, Huyện Châu Thành, An Giang được xây dựng cách đây khoảng 5 năm với kinh phí gần 800 triệu đồng. Thực tế, nó chỉ là một căn nhà tiền chế nằm trong khuôn viên của UBND xã. Nhà văn hóa này chỉ vỏn vẹn có một sân khấu và 4 phòng nhỏ chừng 15m2 ở hai bên cánh gà dùng làm kho chứa máy phát thanh và các loại băng-rôn, cờ phướn của xã. Hai năm nay, NVH đã xuống cấp nhưng xã chưa có kinh phí để tu sửa. Một cán bộ phụ trách NVH cho biết, hoạt động chính của NVH là làm nhiệm vụ tiếp sóng Đài truyền thanh huyện mỗi ngày 3 lần sáng, trưa, chiều. Sau một thời gian, do ồn quá nên người dân đề nghị giảm xuống còn 2 lần/ngày và hiện đang có ý kiến đề xuất ngừng tiếp sóng truyền thanh vào chủ nhật. “Trước đây, NVH cũng có tổ chức đờn ca tài tử, “hát với nhau” vào ban đêm, nhưng... số lượng khán giả cứ thưa dần nên cuối cùng phải dẹp bỏ. Gần một tỷ bạc từ thuế của dân nhưng không có hội trường…” Theo thông tin từ các báo Việt Nam trong nước.
Ngoài ra, An Giang được xem là một trong số những địa phương có phong trào xây dựng NVH xã phát triển khá mạnh ở ĐBSCL. Hiện tỉnh này có 67 NVH, tức gần phân nửa số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có NVH. Những NVH này được xây dựng với kinh phí từ 500 triệu đến khoảng 1 tỉ đồng. Thế nhưng, hầu hết không hoạt động hay chỉ hoạt động cầm chừng.
Lãng phí đến lãng phí,  theo một cán bộ công tác lâu năm trong ngành văn hóa, có thời gian ở ĐBSCL rộ lên phong trào xây dựng NVH xã do một số địa phương xem NVH là một trong những tiêu chí để xét công nhận xã, phường đạt tiêu chuẩn văn hóa. Toàn là chạy theo thành tích một cách hình thức. Số lượng NVH xã, vì thế, tăng lên rất nhanh, có tỉnh xây dựng được gần 70 cái. Kinh phí xây dựng mỗi NVH xã bình quân từ 500 triệu đến cả tỉ đồng, có nơi kinh phí xây dựng NVH xã lên đến 3 - 4 tỉ đồng. Như vậy, tính chung cả khu vực ĐBSCL, số tiền đầu tư xây dựng NVH xã lên đến hàng trăm tỉ đồng. Ngoài số tiền đầu tư xây dựng ban đầu, nhiều tỉnh thành đã hỗ trợ kinh phí hoạt động từ 20 - 30 triệu/năm/NVH xã. Đây là một khoản tiền không nhỏ đối với nhiều xã nghèo.
Ở TP Cần Thơ, theo một báo cáo gần đây của ngành liên quan, có tới 40% NVH xã, phường không hoạt động hoặc hoạt động không thường xuyên. Số còn lại cũng chỉ hoạt động cầm chừng, đối phó để không bị trừ điểm mỗi dịp thành phố kiểm tra, phân loại xã, phường văn hóa! Nhiều tỉnh như Vĩnh Long, An Giang...cũng đã nỗ lực tìm kiếm mô hình để giúp các NVH xã hoạt động hiệu quả hơn, song đến thời điểm này vẫn chưa tìm được một mô hình thích hợp...
Người dân Nam Bộ rất ví von ‘cái nhà từ đường của dòng họ Nguyễn Tấn kia mới là ‘văn hóa’ và họ kể lại không biết ông ấy là con của Nguyễn Chí, Võ Văn hay Lê Đức… vì mẹ của người này vốn là một văn công rất đẹp và đều được cả ba ông chiếu cố… Tất nhiên dòng họ ông ta được thờ long trọng ở đó!
Lời Kinh Dịch quẻ Hàm mới nói: “Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sinh. Thánh nhơn cảm nhơn tâm nhi thiên hạ” nghĩa là ‘Trời với đất cảm nhau mà vạn vật hóa sinh. Thánh nhơn cảm hóa lòng người mà thiên hạ được hưởng hòa bình’. Và nay có một ca kiều nữ làm mẹ thiên hạ, hà tất non sông được hưởng hưởng khí này!
Với những Nhà văn hóa như biểu trưng của sinh hoạt tinh thần người dân trong nước hôm nay, trở về với lịch sử, nguồn gốc dân tộc “Cái Đình là tiêu biểu cho nền văn hóa của Lạc Việt cách cụ thể và sống động nhất, tức nền văn hóa xây trên thái hòa, là hòa đất hòa trời, nói cụ thể thì hòa đời với đạo, hòa siêu nhiên với thiên nhiên. Văn minh như tư duy của con người vào mỗi thời đại và nếp sống của con người chính là văn hóa, nếu nền văn minh Ai Cập được biểu thị bằng Kim tự tháp, văn minh Hy Lạp bằng đền thờ Parthénon, văn minh Ấn Độ bằng chùa chiền… thì biểu hiện kiến trúc của văn minh Lạc Việt chính là cái Đình. Cái Đình có đặc tính là thiết thực và toàn diện”. (Triết gia Kim Định).
Kim tự tháp lo giữ xác chết. Nhà thờ, Nhà Chùa nào của Việt Nam ngày nay cũng có nhà giữ Tro Hài Cốt.
Đền Chùa lo cho kiếp sau hoặc phụng sự nhà vua như đền Đế Thiên Đế Thích. Riêng Cái Đình là chú ý ngay vào đời sống hiện tại ở đây và bây giờ.
Chữ Đình thường luôn đi với Đám, điều đó nói lên ‘có thực mới vực được đạo’. Đây quả là một xã hội xây trên một triết lý nhân bản toàn diện, các Cụ gọi là ‘có tâm mà cũng có thân’ nghĩa là một Nhà nước trong quan hệ với Dân qua cái Đình, tiếc thay ngày nay chỉ còn là những hoài tưởng và con người càng ăn học hiểu biết nhiều hơn, được vun xới thậm chí ngay trên những mãnh mất tự do nhiều hơn chỉ càng giúp họ ngụy biện nhiều hơn…Những Nhà văn hóa kia dù xây lên tiêu tốn hàng tỷ vẫn trống không! Vì thật sự chỉ có những lái buôn văn hóa chứ không có những nhà làm văn hóa!
Văn hóa bao giờ cũng đi trước rồi cách mạng xanh, đỏ, tím, vàng… dù là cách mạng nhung vẫn chỉ là một hệ luận lẽo đẽo theo sau.
Hệ luận của một nền văn hóa an tâm, ngụy tín, vong thân, hà tất rước giặc vào nhà như gió vào nhà trống vậy.

Nguyễn Quang

[1]. Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành trung ương 9, khóa XI.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More