Lê Thị Minh Hà
Đơn khiếu nại lần 2
của vợ anh Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm)
- Ông Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ
trưởng Bộ Công an;
- Ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban nội chính TW;
- Ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban nội chính TW;
- Ông Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện KSND Tối cao;
- Ông Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH.
- Ông Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH.
Tôi là Lê Thị Minh Hà; sinh năm 1958; trú tại: 5/2/4D phố Đặng
Văn Ngữ, P. Trung Tự, Q. Đống Đa – Hà Nội, là vợ của anh Nguyễn Hữu Vinh đang
bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam theo Điều 258 Bộ
Luật hình sự tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Tôi đã có đơn khiếu nại gửi Cơ
quan có thẩm quyền từ ngày 05/06/2014 nhưng đến nay chưa nhận được sự trả lời
của Quý vị.
Theo thông báo
của Cơ quan an ninh điều tra thì việc bắt, khám xét chồng tôi trong trường hợp
khẩn cấp. Tôi đối chiếu với quy định của pháp luật thì việc khám, xét đó là
không tuân thủ pháp luật. Cụ thể là:
Thứ nhất: Việc
bắt chồng tôi trong trường hợp khẩn cấp:
Điều 81 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về bắt người trong
trường hợp khẩn cấp như sau:
1. Trong những trường hợp sau đây thì được bắt
khẩn cấp:
a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn
bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi
xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội
phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người
hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn
ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt
người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
các cấp;
b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp
trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu
bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
3. Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt
người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của
Bộ luật này.
4. Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp
phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu
liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.
Viện kiểm sát phải
kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp
cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem
xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt
khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê
chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt
phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Như vậy, căn cứ vào
thực tế vụ việc mà Cơ quan an ninh điều tra gán gép cho chồng tôi thì không nằm
bất cứ một điểm nào trong điều trên để bắt khẩn cấp, tôi khiếu nại nhưng Cơ
quan an ninh điều tra cũng không giải thích, không đưa ra bằng chứng chứng
minh. Đến giờ phút này tôi và gia đình cũng chưa nhận được bất kỳ thông tin nào
về việc Viện Kiểm sát có phê chuẩn lệnh bắt đó hay không.
Mọi hoạt động của Cơ
quan bảo vệ pháp luật liên quan đến quyền con người phải quán triệt nghiêm túc
đầy đủ, chính xác các văn bản pháp luật nhưng trong trường hợp của chồng tôi
thì Cơ quan an ninh điều tra bất chấp các quy định; chính họ tự đưa ra quyền
của mình trên cả pháp luật.
Thứ hai: Quy định của pháp luật về khám xét, thu giữ, tạm
giữ, kê biên tài sản:
Vấn đề này được quy
định rất cụ thể tại Chương XII (Từ Điều 140 đến 149 Bộ Luật tố tụng hình sự).
Căn cứ vào các quy
định trên thì việc khám xét của Cơ quan an ninh điều tra trong trường hợp đối
với chồng tôi cũng hoàn toàn trái với quy định của pháp luật; đến nay gia đình
tôi cũng chưa nhận được việc Viện Kiểm sát đã phê chuẩn lệnh khám xét này hay
chưa?
Đặc biệt là quy định
tại Điều 145 về việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét: quy địn như sau:
“Khi khám xét,
Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực
tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu
giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần
thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia
đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ đồ
vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ
được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản
đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho
cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ”.
Gia đình tôi không
được Cơ quan an ninh điều tra khi khám xét, thu giữ đồ vật cung cấp cho gia
đình một bản. Việc thu giữ những gì? Có tiền bạc và những vật đồ dùng quý giá
khác không? Việc mở niêm phong những đồ vật bị thu giữ có sự chứng kiến đầy đủ
của những người tiến hành khám xét và ký niêm phong không? Những vấn đề nêu
trên tôi đã khiếu nại, yêu cầu trả lời nhưng đang bị làm ngơ hoặc bỏ qua hoặc
che giấu cho sự sai phạm.
Bằng đơn khiếu nại
này, tôi đề nghị các Cơ quan có thẩm quyền trả lời theo đúng quy định tại
Chương XXXV (khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự) của Bộ Luật tố tụng hình
sự; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; .... đừng để cho người dân kêu than mà pháp
luật chỉ để trên giấy để trang trí, đánh bóng với dân còn thực chất là bị vô hiệu
trên thực tế.
Xin cảm ơn và gửi lời
chào trân trọng.
Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2014
Nơi nhận:
- -
Thường trực Ban bí thư TW Đảng;
- -
Ủy ban thường vụ QH;
- -
Thường trực cải cách Tư pháp (VPTW Đảng);
- - Ông
Tô Lâm – Thứ trưởng BCA;
- -
Tổng Cục trưởng Tổng Cục an ninh I,II
- - A83,
A87, A92 Bộ Công an;
- -
Luật sư Hà Huy Sơn;
- - Luật
sư Trịnh Minh Tân;
- - Luật
sư Nguyễn Hà Luân;
- - Lưu
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
LÊ THỊ MINH HÀ
|
0 comments:
Đăng nhận xét