“Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi
nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải
quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?”
– Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH Phan Trung Lý.
– Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH Phan Trung Lý.
Lý này,
Qua đọc nhựt trình trên mạng mà
không khỏi ưu lo và thương chú mày quá đỗi.
Phán như thánh kiểu đó thì rõ là ở
cương vị đại biểu QH (hay ở bất kỳ cương vị nào khác), chú mày cũng đã lộ hàng
là cả giuộc nhà bây, cho dù cả đời ở đây hay từng công du Hán Thành, cũng chẳng
biết đách gì về Hàn Quốc lẫn Việt Nam.
Qua nói thiệt. Nhiều người hoang
mang chẳng hiểu cái thời Khủng hoảng Tài chánh châu Á, suốt những năm 1997-
2005, chú mày chui lỗ nẻ nào, hay tay chân thò đâu, mà chẳng nắm được tình hình?
Lý này,
Trước tiên, đó là một cuộc khủng
hoảng dây chuyền của thị trường chứng khoán xuyên qua một số quốc gia Đông Nam
Á và Đông Á, khởi đầu vào tháng 5-1997 tại Thái Lan (đồng Baht bị tấn công đầu
cơ ở cấp quy mô), rồi ảnh hưởng lan qua thị trường ngoại hối/đầu tư của
Indonesia, Malaysia, Philippines, và một số “tiểu hổ Á Châu” như Hong Kong, Hàn
Quốc (với thị trường chứng khoán bị suy sụp, thứ hạng tín dụng bị tuột dốc, và
bị rút vốn đồng loạt)…
Đài Loan và Nhật ít bị ảnh hưởng
hơn các nước vừa kể, một phần là nhờ có khối lượng dự trữ ngoại tệ khá lớn và
cải tổ kịp thời.
Còn Việt Nam, tức nhiên không tránh khỏi
tình trạng xuất khẩu & đầu tư FDI giảm mạnh, nhưng thoát trận khủng hoảng
tài chánh đó là bởi (hay nhờ) …không có một thị trường chứng khoán đúng nghĩa,
bấy giờ.
Hệ quả lao đao tức khắc trên nền
tài chánh ở các nước bị khủng hoảng là những khối nợ lớn đối với Quỹ Tiền Tệ
Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới, chứ không thể quy hẳn chỉ là nợ xấu tròng chéo
của các ngân hàng bản xứ.
Vậy thì cái tiền đề đóng khung “thấy
ở Hàn Quốc” trong lời thánh phán đó, nhiên nhiên bày ra trước mắt thiên hạ
cái tầm nhìn của chú mày không rộng hơn cái nắp vung niêu tép muỗi kho quéo.
Qua không nói quá đâu. Tạm coi cái
“thấy” đó như là đồ bỏ, nhá! Còn cái nhập nhằng quy kết cho nợ xấu ở
Hàn Quốc thời đó, thì làm sao xoá được nét thấp thoáng của tính lưu manh, hả Lý?
Lý này,
Thứ nữa là cách giải quyết khủng
hoảng. Cho dù mỗi nước có nỗ lực riêng phù hợp với bối cảnh tài chánh của mỗi
quốc gia, nhưng tựu chung, đó là sự phối hợp giải quyết của các nước đó cùng
với các định chế tài chánh quốc tế.
Tiêu biểu của những nỗ lực liên đới
có thể kể là Sáng Kiến ChiangMai, Sáng Kiến Thị Trường Trái Phiếu Châu Á, hay
Đối Thoại ASEAN+3, chẳng hạn.
Còn ở từng nước thì có ngay những
quy chế điều tiết các nguồn vốn đầu tư lẫn cách sử dụng, cùng những nỗ lực ngăn
chận nguồn gốc khủng hoảng từ những lỗ hỗng trong chánh sách tài chánh và chánh
sách tiền tệ của từng nước, cải cách các phương thức quản lý kinh tế cũ v.v…
Hàn Quốc không khác, phải giải
quyết khủng hoảng bằng cách chấm dứt quyền lực chi phối của giới tài phiệt cùng
nạn bè phái kinh tế sân sau, triệt tiêu các mối quan hệ mờ ám giữa quan chức và
doanh nhân đại công ty, loại bỏ mọi thứ chỉ thị ngầm, thanh lọc bộ máy hành
chánh, nâng cao tinh thần trách nhiệm mọi giới, và vay khẩn cấp 57 tỷ USD từ
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (với điều kiện ngặt nghèo) để tiến hành cải tổ sâu rộng:
·
Cải cách phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô: Xây
dựng một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả; tiết giảm
sự can thiệp của chánh phủ; từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo; nỗ lực gia tăng
lượng dự trữ ngoại tệ nhà nước;
·
Cải cách khu vực tài chánh: Áp dụng phương thức
quản trị hiện đại của phương Tây; chuyên môn hoá các định chế tài chánh; hoàn
thiện luật phá sản; triệt giảm tỷ lệ sở hữu gia đình/bộ hạ tại các ngân hàng;
tăng cường hệ thống giám sát các tiêu chuẩn quản trị/kế toán/kiểm toán; điều tiết
hệ thống tín dụng; nâng cao kỷ luật thị trường;
·
Cải cách phương thức quản lý khu vực xí nghiệp:
Hoàn thiện các thủ tục về phá sản; củng cố các quy định và tiêu chuẩn về báo
cáo minh bạch; bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao quyền lực
và trách nhiệm của ban giám đốc; áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán
theo cách thức quốc tế;
·
Cải cách các thị trường: Cải tổ thị trường lao
động (cho phép các xí nghiệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn); phát
triển thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ.
Một biện pháp bên lề là minh bạch
hoá tình trạng khủng hoảng tài chánh quốc gia ở mức nghiêm trọng cho quốc dân
thông cảm, tiện tặn, và chung góp một số tiền/vàng tiêu biểu cho tinh thần kết
đoàn đối phó khủng hoảng, một lòng ủng hộ quyết tâm cải cách của chánh phủ,
đồng tâm hiệp lực cùng chánh phủ vượt qua khó khăn. Tỷ lệ ngân khoản quyên góp này
không lớn so với tổng ngân khoản vực dậy nền kinh tế tài chánh Hàn Quốc bấy giờ.
Với nỗ lực cải cách được toàn dân nức lòng ủng hộ đó, Hàn Quốc đã khắc phục ngoạn mục cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á, và chỉ cần 3 năm để phục hồi khả năng tăng trưởng, đồng thời trả dứt nợ mới vay nóng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vào năm 2000. Ba năm sau nữa, 2003, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đạt mức 133 tỷ USD.
Vậy thì, cái khúc giữa của lời thánh phán “kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu” nói trên có khác gì kiểu chơi bài tráo bến xe ở dưới quê, phải không Lý?
Lý này,
Dân mình còn nghèo lắm. Đã phải
đóng thuế cho lãnh đạo xây biệt thự với vườn ngự uyển và phá nát đất nước mọi
mặt. Riêng mặt tài chánh thì nỗ lực vun vén và thiên tài trơ mặt của lãnh đạo
đã vênh váo đưa Vinashin/Vinalines/Vina-các-thứ ra nghĩa địa, lại thêm cả hệ
thống ngân hàng hấp hối với nợ xấu tròng chéo chất chồng. Đã vậy còn thậm thụt
lấp liếm giấu nợ, giấu cả những chuyến công du ăn chơi âm thầm mang tên bị gậy
đi xin khất nợ với các Câu Lạc Bộ Tài Chánh thế giới…
Dân mình còn phải đóng hàng trăm loại phí trời ơi, trong lúc con nít đói run chân té mương chết đuối, học trò ăn cơm với muối, phụ nữ quyên sinh để dành tiền cho con đi học, cụ già 92 tuổi vẫn đạp xích lô nuôi thân, cùng hàng chục vạn trẻ em bán vé số kiếm sống qua ngày…
Vậy mà bọn bây, ngoài đường lục ví moi tiền dân, trong hội trường thì góp ý làm tốt các chánh sách tróc nã nhân dân phải oằn lưng gánh trả nợ công, còn thi đua bắn pháo hoa mừng quốc khánh Tàu, lại đòi “học tập” trò lừa quyên vàng trả nợ xấu (gốc gác ở ngay thể chế và chánh sách kinh tế tài chánh thân tộc), thì có khác nào đứng trên mức lưu manh những ba bậc (và được kêu bằng cộng sản), hả Lý?
Lý này,
Lê-nin từng cảnh báo: Tham/dốt/cậy
quyền là ba cái gót A-sin của cộng sản. Ngó bộ chú mày (cùng với mấy phe cánh
trung ương), thông qua các lời thánh phán dồn dập bấy lâu nay, đều đang cố sức
nhấn mạnh, tô đậm (và vẽ thêm mũi tên chỉ rõ) mấy cái gót A-sin đó cho thiên hạ
khỏi tìm đâu xa xôi, Lý à!
Đừng để thiên hạ phân loại bọn bây là thứ tương cận của loài động vật Não Chui Bàn Toạ – Mồm Đầy Phân Tươi, nha Lý!
Qua thiệt sự ưu lo và thương chú mày là chỗ đó, đó Lý.
Hãy cố gắng học xong bổ túc văn hoá rồi hẵng nói gì thì nói, nha Lý!
03/10/2014 – Kỷ niệm
ngày Khai Thiên của Hàn Quốc, và tròn 24 năm xoá sổ nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức.
Blogger Đinh Tấn Lực
0 comments:
Đăng nhận xét