VRNs -Sài Gòn
![]() |
Các tham dự viên lắng nghe chia sẻ của các anh em TNLT |
Hội Cựu Tù nhân Lương Tâm
(CTNLT) hôm 17/3 đã tổ chức Đại hội lần I tại số 38 Kỳ Đồng (Sài Gòn), để tìm
cách cung cấp một cái nhìn khác về Quốc hội VN cho cộng đồng nghị viện quốc tế.
Sự
kiện diễn ra trong bối cảnh Hà Nội sẽ là nơi diễn ra Đại hội đồng Liên minh Nghị
viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) từ ngày 28/3 đến ngày 1/4/2015, và việc bầu
cử Quốc Hội sẽ được tổ chức vào năm sau.
Hội
CTNLT với trên 100 thành viên là những TNLT, được thành lập ngày 18/2/2014, nhằm
“đấu tranh cho một VN không còn TNLT qua những hoạt động bảo vệ nhân quyền.”
Nhân
dịp gần 2000 đại biểu Quốc hội các nước nhóm họp tại Hà Nội, ông Phạm Bá Hải,
ban điều hành Hội CTNLT, cho biết sẽ trình bày cho quốc tế về Quốc hội VN mà
ông cho rằng “hiện đang phục vụ cho sự cai trị của Nhà nước, và Đảng Cộng sản
chứ không phải phục vụ cho người dân.”
Ông
Hải cũng nói hội đã “có những cuộc hẹn với đoàn đại biểu [Quốc hội] các nước, họ
quan tâm về cơ cấu làm việc của Quốc hội VN.”
“Mục
tiêu IPU ra đời là để trao đổi kinh nghiệm cho những Quốc hội mới thành lập hay
có nền dân chủ yếu, cổ xúy cho việc tôn trọng nhân quyền.”
“Tuy
không có giá trị ràng buộc”, ông Hải nhận xét tiếp, “IPU [với các khuyến nghị] về
mặt nào đó nó vẫn có tác động tốt nếu như ta làm rõ được bản chất Quốc hội VN
cho các đoàn quốc tế.”
Giới
chức trách Việt Nam khẳng định, “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua
Quốc hội, nơi đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu
ra, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, đồng thời Quốc hội là “cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Tuy
nhiên, một số ý kiến đối lập lại cho rằng Quốc hội VN không đúng như mô tả
trên.
Nhà
báo Trương Vĩnh Hải, một tham dự viên hôm 17/3, nói Quốc hội VN ‘không thực chất’
khi đoàn đại biểu quốc hội [ĐBQH] tiến hành những cuộc tiếp xúc cử tri địa
phương.
Ông
Hải cho rằng, những người có tâm huyết không được mời đến những cuộc tiếp xúc
này, và “nếu họ có đến cũng bị ngăn cản”, vì thế “chỉ có tiếng nói thân đảng
thân chính quyền [trong những buổi tiếp xúc cử tri] mà không có tiếng nói chính
trực của những người tâm huyết, những vấn đề bức xúc của cuộc sống.”
“Với
qui định không cho phép trả lời báo chí trong giờ giải lao”, ông Hải nhận xét
tiếp, Quốc hội đã ‘tước đoạt tàn nhẫn’ quyền nói của những ĐBQH không được nói
trong nghị trường, khiến họ “cũng không được cất lên tiếng nói chính trực của
mình bên ngoài hành lang.”
Cựu
đảng viên, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cũng cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng
tuyên bố Quốc hội VN là cơ quan thể chế hóa, thực hiện nghị quyết của Đảng.
Vì
thế, ông Dũng nhận định, “chừng nào Quốc hội còn là công cụ của Đảng với 90%
thành viên là đảng viên, và [quốc hội] không phải là cơ quan giám sát độc lập
thì chừng đó còn chưa có quyền tự do cho người dân.”
Đức Thiện, VRNs
0 comments:
Đăng nhận xét